tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-2016

  • Cập nhật : 25/07/2016

Yahoo có thể “bán mình” cho đại gia viễn thông Mỹ với giá 5 tỷ USD

Yahoo có thể “bán mình” cho đại gia viễn thông Mỹ với giá 5 tỷ USD
Verizon đang chuẩn bị mua mảng kinh doanh chính của Yahoo với giá khoảng 5 tỷ USD, theo nguồn tin của Re/code.

Gã khổng lồ viễn thông từ lâu đã tỏ ra quan tâm đến mảng Internet củaYahoo và muốn kết hợp nó với AOL, công ty hãng mua lại năm ngoái với giá 4,4 tỷ USD.

Động cơ của Verizon hoàn toàn dễ hiểu khi họ đang điều hành hoạt động kinh doanh tương tự với Yahoo. Nếu về chung nhà, nó sẽ trở thành thế lực đứng thứ 3 chỉ sau Facebook và Google. Cả Facebook và Google đều có các tài sản truyền thông khác.

Còn theo nguồn tin nội bộ tại Yahoo, “đại gia Internet” một thời muốn thương vụ hoàn tất nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể. Verizon đưa ra con số 5 tỷ USD vào tuần này nhưng một số thành viên ban quản trị vẫn băn khoăn về giá trị của giao dịch và lo lắng các chi phí phát sinhkhác.

Điển hình nhất là quan hệ giữa Mozilla và Yahoo. Yahoo ký thỏa thuận với Mozilla để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Firefox, song điều khoản hợp đồng lại cho phép Mozilla được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà vẫn nhận 375 triệu USD/năm cho đến năm 2019 nếu Yahoo bị bán.

Tuy vậy, sau cùng có thể Verizon không phải người mua Yahoo. Vài ngày trước, Yahoo đang hỏi thông tin chi tiết về đề nghị của một nhómnhà đầu tư, dẫn đầu với Dan Gilbert. TPG, một công ty tư nhân, cũng rất háo hức với Yahoo.(ICTnews)

Gang thép Thái Nguyên: Lãi lớn nhất trong vòng nhiều năm, sắp xóa hết lỗ lũy kế

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, Gang thép Thái Nguyên lãi ròng hơn 163 tỷ đồng, vượt 9% chỉ tiêu lợi nhuận năm mà ĐHCĐ giao phó.

CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco – mã chứng khoán TIS) công bốbáo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2016.

Doanh thu bán hàng quý này của Tisco đạt 2.041 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, tuy nhiên giá vốn hàng bán giảm sâu tới 18% nêm lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 214 tỷ đồng. Quý này, nhiều doanh nghiệp ngành thép được hưởng lợi từ chính sách tự vệ với thép nhập khẩu nên giá thép trong nước tăng.

Đầu tháng 7 vừa qua, chính Gang thép Thái Nguyên cũng là đơn vị đã đệ đơn lên Tổng cục Hải Quan đề nghị tháo gỡ khó khăn trong việc nhập khẩu thép phế liệu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thép có đủ nguyên liệu. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan đã có công văn khẳng định chỉ xem xét giải quyết thủ tục thông quan đối với các trường hợp nhập khẩu phế liệu khi đã đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ nhập khẩu.

 

Quý này, tuy doanh thu tài chính của TISCO chỉ tăng nhẹ 1 tỷ đồng, nhưng công ty lại tiết giảm được 50 tỷ đồng từ chi phí tài chính. Nguyên nhân, do quý 2 năm ngoái công ty phải chịu thêm hơn 50 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ nên tổng chi phí tài chính tăng mạnh.

Với những nguyên nhân đó, quý 2/2016, Gang thép Thái Nguyên lãi ròng 110 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số lỗ 3 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, đây cũng là mức lãi kỷ lục trong vòng mấy năm trở lại đây của Tisco.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, TISCO lãi sau thuế hơn 163 tỷ đồng, vượt 9% chỉ tiêu lợi nhuận năm mà ĐHCĐ giao phó. Đồng thời, giảm lỗ lũy kế đến cuối quý xuống còn hơn 25 tỷ đồng.(CafeF)

2 doanh nghiệp dược Imexpharm, Vimedimex: Lợi nhuận quý 2/2016 giảm sút so với cùng kỳ

Quý 2/2016, cả Imexpharm và Vimedimex đều có doanh thu tăng nhẹ song do giá vốn và chi phí cao nên lợi nhuận cả quý giảm so với cùng kỳ.

CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2016.

Doanh thu thuần quý 2 đạt 236 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng so với cùng kỳ tương ứng mức tăng 3%, tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh 22% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 96,3 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính giảm 7 tỷ đồng. Nhờ tiết giảm được 2,7 tỷ đồng chi phí tài chính và 13,6 tỷ đồng chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp nên cuối quý, Dược phẩm Imexpharm lãi ròng gần 19,4 tỷ đồng, giảm 29% so với quý 2 năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, IMP lãi trước thuế 50,6 tỷ đồng, hoàn thành 36% chỉ tiêu cả năm; lợi nhuận sau thuế ghi nhận trên 40,6 tỷ đồng.

 

CTCP Y dược phẩm Vimedimex (mã chứng khoán VMD) cùng đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2016.

Cũng như IMP, doanh thu của Vimedimex đạt 3.236 tỷ đồng, tăng 3% trong khi giá vốn hàng bán tăng 4%, nên lợi nhuận gộp đạt 270 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Đặc biệt, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh 33,7 tỷ đồng, xuống còn 17,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng giảm được 37 tỷ đồng. Trong chi phí tài chính công ty có 21 tỷ đồng chi phí lãi vay (cùng kỳ lãi vay tới 43 tỷ đồng) và 29 tỷ đồng lỗ tỷ giá, trong khi cùng kỳ lỗ tỷ giá đến 42 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty cũng tiết giảm được hơn 50 tỷ đồng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nên cuối quý, lợi nhuận trước thuế còn hơn 5 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 5,1 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm 2015.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vimedimex đạt 14,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 43% chỉ tiêu lợi nhuận mà ĐHCĐ giao phó.(CafeF)

FPT đạt 1.258 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm

Lĩnh vực bán lẻ tiếp tục ghi nhận mức tăng 32% về doanh thu và 38% về lợi nhuận trước thuế. Nửa đầu năm, lĩnh vực bán lẻ mở thêm 66 cửa hàng trên toàn quốc.

Theo thông tin từ CTCP FPT (mã: FPT), trong 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu của FPT đạt 17.818 tỷ đồng và 1.258 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đạt tương ứng 95% và 100% kế hoạch lũy kế. EPS đạt 1.881 đồng.

FPT cho biết, các chỉ tiêu lợi nhuận giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước do khối Công nghệ ghi nhận ít doanh thu hơn cùng kỳ khi thị trường trong nước chưa hồi phục, khối Viễn thông hoàn thành dự án quang hóa tại các tỉnh thành lớn và đang trong giai đoạn phân bổ chi phí, lĩnh vực Phân phối bị giảm doanh thu phân phối iPhone cho các khách hàng lớn.

Đối với thị trường nước ngoài, FPT ghi nhận 2.713 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp lớn nhất là lĩnh vực xuất khẩu phần mềm với doanh thu tăng trưởng 37% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Nhật Bản đạt mức tăng trưởng doanh thu theo đồng USD cao nhất trong các năm trở lại đây với mức tăng 52% so với 6 tháng đầu năm 2015.

Lĩnh vực bán lẻ tiếp tục ghi nhận mức tăng 32% về doanh thu và 38% về lợi nhuận trước thuế. Nửa đầu năm, lĩnh vực bán lẻ mở thêm 66 cửa hàng trên toàn quốc.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-2016

    Khó khăn vẫn rình rập dù xuất khẩu tăng
    Tăng cường sản xuất dầu từ các mỏ dầu sắp cạn kiệt bằng cách bơm CO2
    Dệt may, xuất khẩu than mất dần lợi thế cạnh tranh do chính sách tỷ giá
    Chubb Life Việt Nam nâng vốn chủ sở hữu lên 1.550 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-2016

    Mặt hàng nông, thủy sản đối mặt nhiều thách thức
    Xuất khẩu điện thoại, dệt may đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam
    Cán cân thương mại đảo chiều: xuất siêu
    Saudi Arabia lấy lại vị trí hàng đầu về cung cấp dầu thô cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-2016

    Ngành xi măng: Xuất khẩu khởi sắc
    Ngành giấy đang gặp nhiều khó khăn
    Xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 10 tỷ USD
    6 tháng, gần 50 nghìn ô tô được nhập về Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-2016

    Nợ công Trung Quốc vượt xa tất cả các quốc gia đang phát triển
    Fed có thể giữ nguyên chính sách lãi suất trong cuộc họp tuần tới
    Từ nay đến cuối năm: Đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá
    Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 6,5% trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-2016

    Brexit có thể làm thị trường tiền tệ thiệt hại 35 đến 40 tỷ USD
    Xuất khẩu trên 1 triệu lít nước dừa đóng hộp
    Doanh nghiệp VN chưa “mặn” với trọng tài quốc tế
    Dòng tiền lại ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-2016

    Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay
    Đại gia Thái hứa xây dựng dự án hóa dầu Long Sơn cuối 2017
    “Tử huyệt kinh tế” của Philippines phụ thuộc vào Trung Quốc thế nào?
    Nhà đầu tư Nhật “săn” dự án bất động sản
    Xuất khẩu da giày hụt hơi

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-07-2016

    70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn vay ngân hàng
    Brexit sẽ là tâm điểm của Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 tại Trung Quốc
    Ồ ạt huy động vốn, Gelex lên kế hoạch thâu tóm Sotrans và khai thác dự án “đất vàng” cạnh hồ Gươm
    Phương án cổ phần hoá 3 “ông lớn” thuộc Bộ Xây dựng sắp lên bàn Thủ tướng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-07-2016

    Chủ động làm thương hiệu
    Khách hàng tốt, tài chính lành mạnh được vay với lãi suất chỉ 5-6%/năm
    Xuất khẩu nông sản sạch: Chọn ngách nhỏ, mở đường lớn
    Xuất khẩu đối mặt nguy cơ sụt giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-07-2016

    "Sếp" IMF phải hầu tòa vì vụ 400 triệu euro trả cho tài phiệt Pháp
    Cán cân thương mại đảo chiều
    Gần 8. 000 loại thuốc bị yêu cầu kê khai lại giá
    "Ông lớn" công nghệ Trung Quốc bị kiện vì vi phạm bằng sáng chế
    Thép Trung Quốc: Đã thừa, nay lại còn thừa hơn

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-07-2016

    Nhập khẩu từ Trung Quốc có chiều hướng giảm
    TP.HCM: Kim ngạch xuất khẩu dệt may, giày dép giảm
    Hàng hóa xuất nhập khẩu vượt 177 tỷ USD
    Vốn FDI vào Đồng Nai đạt trên 1,3 tỷ USD