tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-2016

  • Cập nhật : 26/07/2016

Nợ công Trung Quốc vượt xa tất cả các quốc gia đang phát triển

Giữa bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục trì trệ ở mức 6,7% trong sáu tháng đầu năm 2016, những nỗ lực nhằm vực dậy nền kinh tế của Bắc Kinh tiếp tục vấp phải một thách thức lớn mang tên "Tín dụng không hiệu quả." 

Chuyên gia về các thị trường mới nổi Ruchir Sharma của ngân hàng Morgan Stanley cho hay nợ của Trung Quốc trong khoảng 5-7 năm trở lại đây lớn chưa từng thấy và vượt xa tất cả các quốc gia đang phát triển khác. 
Trong khi đó, tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay để tạo ra tăng trưởng kinh tế lại giảm đến sáu lần so với cách đây vài năm. 
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này đó là sự yếu kém trong việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp nhà nước.
Chuyên gia Ruchir Sharma nhận định mặc dù chính sách nới lỏng tiền tệ cùng chủ trương tăng cường chi tiêu công có thể giúp Bắc Kinh tránh được kịch bản GDP tăng trưởng ảm đạm, song việc tính hiệu quả của những chính sách này đang suy giảm, đi kèm với sự xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp vỡ nợ và các khoản nợ không thanh toán được đã đặt nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào những rủi ro nhất định. 
Tổng nợ trái phiếu của Trung Quốc đã tăng hơn 50% trong 18 tháng qua, lên mức 57.000 tỷ nhân dân tệ (8.500 tỷ USD), tương đương khoảng 80% GDP của đất nước. 
Trong khi đó, các chính sách chi tiêu xã hội mới của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng tăng đến 10,9% trong sáu tháng đầu năm 2016, đạt mức 9.750 tỷ nhân dân tệ. 
Ngoài tình trạng sử dụng không hợp lý nguồn vốn vay, giới chức Trung Quốc còn đang đau đầu với xu hướng già hóa dân số khi mới đây người phát ngôn Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội của Trung Quốc Li Zhong đã cảnh báo lực lượng lao động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể giảm đến 23% vào năm 2050 do dân số già đi nhanh chóng. 
Theo Li Zhong, số người trong độ tuổi lao động (từ 16-59 tuổi) tại Trung Quốc sẽ giảm từ con số 911 triệu người được ghi nhận trong năm 2015 xuống chỉ còn 700 triệu người vào năm 2050. Đây được coi là hậu quả của chính sách một con gây nhiều tranh cãi mà Bắc Kinh đã áp dụng trong nhiều thập kỷ qua. 
Hiện, dân số Trung Quốc có đến 220 triệu người trên 60 tuổi, chiếm đến 16% tổng dân số. 

Liên quan đến đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc, trong khuôn khổ hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso ngày 23/7 khẳng định ông và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã nhất trí rằng Bắc Kinh cần phải đẩy nhanh quá trình cải cách cơ cấu nền kinh tế, đồng thời tăng cường tính minh bạch của hệ thống giao dịch đồng nhân dân tệ.(VN+)

Fed có thể giữ nguyên chính sách lãi suất trong cuộc họp tuần tới

Theo kế hoạch, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục có cuộc họp chính sách trong hai ngày 26 và 27/7 tới và theo nhận định của giới quan sát, cơ quan này sẽ vẫn giữ nguyên quyết sách lãi suất vốn được áp dụng từ tháng 12/2015. 

Đánh giá trên đây cũng nhận được sự tán đồng từ ông Dean Baker, người đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách có trụ sở tại Washington (Mỹ). 
Hồi trung tuần tháng này, bà Loretta Mester, Chủ tịch chi nhánh của Fed tại Cleveland, cũng cho hay lãi suất tại Mỹ đang ở trong lộ trình tăng từng bước nhưng thời gian biểu thực hiện sẽ tùy thuộc vào tình hình kinh tế của đất nước. 
Trước đó, trong biên bản phiên họp tháng Sáu được công bố ngày 6/7, Fed vẫn quyết định duy trì lãi suất ở mức 0,25-0,5%. 
Theo các chuyên gia, số liệu kinh tế tích cực và đà tăng “ngoạn mục” của chứng khoán Phố Wall có thể thúc đẩy Fed nâng lãi suất vào cuối năm nay. 
Nhà kinh tế Harm Bandholz, thuộc UniCredit Research, tại New York (Mỹ), cho rằng thông thường, các số liệu kinh tế tích cực trên sẽ là đủ để hối thúc Fed nâng lãi suất, song cơ quan này vẫn muốn chờ và đánh giá về tác động của việc Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đối với triển vọng của kinh tế Mỹ trước khi điều chỉnh chính sách lãi suất. 

Chi nhánh của Fed tại Altanta đã nâng ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 2/2016 lên 2,4%, sau khi nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 1,1% trong quý 1/2016.

Từ nay đến cuối năm: Đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá

Những diễn biến phức tạp gần đây của kinh tế thế giới đang khiến nhiều người lo ngại sẽ gây tác động xấu lên thị trường tiền tệ Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất.
Từ nay đến cuối năm 2016, định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ như thế nào? Ngày 22-7, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã có cuộc trao đổi để làm rõ vấn đề này. Liên quan đến điều hành lãi suất, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết:
 
Ngay đầu năm, NHNN xác định mục tiêu điều hành lãi suất trong năm nay là khó khăn. Những tháng đầu năm, một số tổ chức tín dụng (TCTD) có động thái tăng lãi suất huy động trên thị trường. Tuy nhiên, với chủ trương của Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, NHNN đã xác định làm thế nào để ổn định mặt bằng lãi suất, ngăn nguy cơ các TCTD tăng lãi suất thông qua một số giải pháp.
 
Cụ thể, trong điều hành hàng ngày, NHNN đã điều tiết lượng thanh khoản vốn khả dụng của các TCTD dư thừa ở mức hợp lý và cho phép lãi suất liên ngân hàng ở mức tương đối thấp để vừa hỗ trợ cho ổn định mặt bằng lãi suất, đồng thời hỗ trợ cho việc phát hành trái phiếu chính phủ. Mặt khác, vẫn đảm bảo ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước.
 
Với mục tiêu phấn đấu giảm lãi suất cho vay, Thống đốc NHNN quyết liệt chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí hoạt động, cân đối nguồn vốn huy động, sử dụng vốn một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm sao phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
 
Đến nay, một số TCTD cũng đã có động thái điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay trung, dài hạn. Từ nay đến cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD thực hiện các biện pháp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
 
° Phóng viên: Bên cạnh lãi suất, doanh nghiệp cũng hết sức quan tâm đến tỷ giá. Phó Thống đốc có thể cho biết định hướng điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian tới?
 
° Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế thế giới cũng như trong nước diễn ra nhiều biến động. Nhất là những sự kiện điển hình như Brexit… đã tác động đến tâm lý, thị trường trong nước. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy được tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản vẫn ổn định. Đó là nhờ NHNN chuyển sang cách thức điều hành tỷ giá mới đã giúp giải tỏa tâm lý găm giữ ngoại tệ. Và hệ thống các TCTD đã chuyển sang mua ròng ngoại tệ từ nền kinh tế, qua đó giúp tăng dự trữ nhà nước.
 
Điều quan trọng hơn, trong điều hành hàng ngày, NHNN bám rất sát các diễn biến của thị trường, sẵn sàng có các giải pháp ứng phó nhanh nhạy và kịp thời. Các giải pháp này không chỉ được cân nhắc, xem xét trên góc độ về yếu tố kinh tế mà còn đánh giá trên góc độ về tâm lý và kỳ vọng thị trường để có quyết sách đưa ra phù hợp. NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ như đã thực hiện thời gian qua. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối, đảm bảo phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chống đô la hóa của Chính phủ.
 
° Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đạt khá thấp, nên có một số ý kiến cho rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7% như đã đề ra, cần xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ. Quan điểm của NHNN về vấn đề này như thế nào?
 
° Trong 6 tháng cuối năm 2016, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ như hiện nay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên để đảm bảo không chủ quan những diễn biến của lạm phát, NHNN sẽ theo dõi rất sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ hàng ngày. Và đặc biệt là đối với tiến độ giải ngân nguồn vốn từ ngân sách để điều tiết lượng thanh khoản, và cung ứng nguồn vốn tín dụng ra nền kinh tế phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu của chính sách đề ra từ đầu năm.(SGGP)

Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 6,5% trong năm 2016

Theo Reuters, dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm còn 6,5% trong năm nay –thấp nhất trong phạm vi mục tiêu của Trung Quốc - ngay cả khi chính phủ tăng chi tiêu và ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách hơn nữa để ngăn chặn sụt giảm nhanh hơn nữa.

Áp lực kéo dài lên nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới do xuất khẩu yếu kém và dư thừa công suất lớn của ngành công nghiệp đang tăng dần khiến cho các nhà hoạch định chính sách lo ngại tới việc đảm bảo tăng trưởng việc làm, trong khi để tránh hậu quả nghiêm trọng gia tăng nợ.

Dự báo trung bình trong cuộc khảo sát 60 nhà kinh tế của Reuters, tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trong năm 2016 - mức thấp nhất trong một phần tư thế kỷ - và giảm xuống 6,3% vào năm 2017 do sự phục hồi lĩnh vực nhà ở có thể hỗ trợ đà tăng trưởng đang giảm trong nửa đầu năm nay.

Các dự báo không thay đổi từ cuộc thăm dò tháng 4.

Dự báo GDP cao nhất của cuộc khảo sát là 6,8% và thấp nhất là 6,0% trong năm nay.

Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong năm nay. Tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 6,9%.

Tuần trước, cục Thống kê quốc gia cho biết tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%  trong quý II, tăng nhẹ so với dự báo ​​và không thay đổi so với quý I/2016.

Trong khi những lo ngại về hạ cánh cứng ở Trung Quốc giảm dần, tăng trưởng trong lĩnh vực đầu tư tư nhân thấp kỷ lục, khiến nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của chính phủ.

Lĩnh vực bất động sản, được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ trong những tháng gần đây thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm từ xi măng đến sắt thép, giảm trong tháng 6, với tăng trưởng đầu tư bất động sản giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp.

Giá nhà tăng chậm tại nhiều thành phố trong tháng 6, tăng thêm kỳ vọng rằng các chu kỳ về nhà ở hiện nay có thể đạt đỉnh.

Ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất kể từ tháng 10, nươc này có thể phải chịu một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nếu chính phủ dựa quá nhiều vào kích nợ nhiên liệu, một nguồn chính phủ cho biết.

Nhưng các nhà kinh tế tin rằng sự suy giảm hơn nữa có thể khiến cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản quý I năm 2017.

Họ cũng dự báo ​​PBOC sẽ làm giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải giữ như dự trữ bắt buộc(RRR) thêm 75 điểm cơ bản vào cuối năm 2016.

Trong tháng 4, các nhà kinh tế đã đưa ra dự báo ​​cắt giảm lãi suất25 bps và tổng cộng 150 bps cắt giảm RRR trong năm nay.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất sáu lần kể từ tháng 11/2014 còn 4,35%, và giảm dự trữ tiền mặt xuống 17%.

Các nhà phân tích cũng dự báo lạm phát hàng năm trung bình 2% trong năm 2016 và năm 2017, nhấn mạnh triển vọng tăng trưởng chậm. Lạm phát là 1,9% trong nửa đầu năm 2016.(Vinanet)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-2016

    Lãi suất hay kết quả kinh doanh sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán?
    Hòa Phát lãi sau thuế 6 tháng 3.050 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch năm
    Bảo Việt rót hàng trăm tỉ đồng vào Phú Quốc
    Bộ Xây dựng 'bêu tên' hàng loạt doanh nghiệp làm ăn yếu kém

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-2016

    Deutsche Bank vẫn thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới
    Đánh giá rủi ro Việt Nam giảm đáng kể, khối ngoại mua ròng 17.100 tỷ TPCP từ đầu năm
    Châu Á đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ
    Ngân hàng Ấn độ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-2016

    Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng qua ước đạt 17,8 tỷ USD
    Những mặt hàng Trung Quốc nào vào Việt Nam nhiều nhất trong nửa năm nay?
    Startup Trung Quốc đặt cược vào khả năng bùng nổ dân số
    Hậu Brexit: Anh cân nhắc giảm thuế để thu hút đầu tư

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-2016

    Khó khăn vẫn rình rập dù xuất khẩu tăng
    Tăng cường sản xuất dầu từ các mỏ dầu sắp cạn kiệt bằng cách bơm CO2
    Dệt may, xuất khẩu than mất dần lợi thế cạnh tranh do chính sách tỷ giá
    Chubb Life Việt Nam nâng vốn chủ sở hữu lên 1.550 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-2016

    Mặt hàng nông, thủy sản đối mặt nhiều thách thức
    Xuất khẩu điện thoại, dệt may đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam
    Cán cân thương mại đảo chiều: xuất siêu
    Saudi Arabia lấy lại vị trí hàng đầu về cung cấp dầu thô cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-2016

    Ngành xi măng: Xuất khẩu khởi sắc
    Ngành giấy đang gặp nhiều khó khăn
    Xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 10 tỷ USD
    6 tháng, gần 50 nghìn ô tô được nhập về Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-2016

    Brexit có thể làm thị trường tiền tệ thiệt hại 35 đến 40 tỷ USD
    Xuất khẩu trên 1 triệu lít nước dừa đóng hộp
    Doanh nghiệp VN chưa “mặn” với trọng tài quốc tế
    Dòng tiền lại ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-2016

    Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay
    Đại gia Thái hứa xây dựng dự án hóa dầu Long Sơn cuối 2017
    “Tử huyệt kinh tế” của Philippines phụ thuộc vào Trung Quốc thế nào?
    Nhà đầu tư Nhật “săn” dự án bất động sản
    Xuất khẩu da giày hụt hơi

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-2016

    Yahoo có thể “bán mình” cho đại gia viễn thông Mỹ với giá 5 tỷ USD
    Gang thép Thái Nguyên: Lãi lớn nhất trong vòng nhiều năm, sắp xóa hết lỗ lũy kế
    2 doanh nghiệp dược Imexpharm, Vimedimex: Lợi nhuận quý 2/2016 giảm sút so với cùng kỳ
    FPT đạt 1.258 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-07-2016

    70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn vay ngân hàng
    Brexit sẽ là tâm điểm của Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 tại Trung Quốc
    Ồ ạt huy động vốn, Gelex lên kế hoạch thâu tóm Sotrans và khai thác dự án “đất vàng” cạnh hồ Gươm
    Phương án cổ phần hoá 3 “ông lớn” thuộc Bộ Xây dựng sắp lên bàn Thủ tướng