Gỗ Trung Quốc bị tố đội lốt, chèn ép doanh nghiệp Việt
Nhập khẩu dầu thô của châu Á từ Iran tăng 47,1% lên trêm mức cao 4 năm
Mexico áp thuế chống bán phá giá với thép tấm mạ kẽm Trung Quốc
Trái cây sắp “vượt mặt” lúa gạo
Nhật Bản quyết định hoãn nới lỏng chính sách tiền tệ
Trong khi đó, thị trường lao động Nhật Bản đang trở nên ‘căng’ hơn. Số liệu công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã chạm mức thấp nhất kể từ năm 1995, ở 3,1%.(NCĐT)
Nhân dân tệ tiếp tục phục hồi khi USD suy yếu
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục phục hồi trong phiên giao dịch sáng nay (1/8) trong bối cảnh đồng USD đang suy giảm trên các thị trường toàn cầu sau số liệu tăng trưởng GDP quý 2 đáng thất vọng của Mỹ.
Theo đó, sáng nay Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với USD ở mức 6,6277 nhân dân tệ/USD, tăng 234 điểm cơ bản so với mức tỷ giá tham chiếu của phiên cuối tuần trước. Tỷ giá giao ngay của đồng nhân dân tệ so với USD trên thị trường ngoại hối Trung Quốc thời điểm mở cửa sáng nay ở mức 6,6340 nhân dân tệ/USD, song đến thời điểm trưa nay đã giảm nhẹ xuống còn 6,6346 nhân dân tệ/USD.
Trên thị trường nước ngoài, đồng nhân dân tệ được giao dịch thấp hơn so với trên thị trường nội địa 0,05%, ở mức 6,6379 nhân dân tệ/USD.
Kể từ khi đồng nhân dân tệ tụt xuống mức 6,7 nhân dân tệ/USD vào ngày 18/7, đồng tiền này đã phục hồi nhẹ trở lại khoảng 0,7%, theo các nhà phân tích, có thể là do động thái can thiệp của ngân hàng trung ương nước này.
Theo giới thương nhân, nhu cầu đồng USD tại thị trường Trung Quốc vẫn rất lớn buộc các ngân hàng thương mại phải bán USD để hỗ trợ cho đồng nhân dân tệ.
Được biết, tính từ đầu năm đến nay, đồng nhân dân tệ đã mất giá 2,2% mà nguyên nhân chủ yếu do nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn với việc tăng trưởng giảm tốc.(TBNH)
Châu Á sẽ nới lỏng chính sách nếu Brexit gây hệ lụy lớn
Cùng với việc thị trường toàn cầu biến động mạnh sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh được công bố vào tháng trước thì dường như châu Á trong quãng thời gian này cũng không còn là tâm điểm quan tâm của thị trường thế giới.
Hậu Brexit, tâm điểm chú ý lại dồn về châu Á
Nhưng xét đến tình trạng tăng trưởng tiếp tục suy yếu ở châu Âu mà Brexit là yếu tố tác động quan trọng thì châu Á sẽ là khu vực đầu tiên trên thế giới chịu tác động. Thực tế, trong các nhận định của nhiều tổ chức như một số báo cáo gần đây của Ngân hàng HSBC đều hạ mức dự báo tăng trưởng ở toàn khu vực và một khuyến nghị chung được nhấn mạnh là chính phủ các nước cần thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài, mọi việc dường như không quá tệ. Số liệu PMI tháng 6 cho thấy nhóm ngành sản xuất đã tăng nhanh trước khi diễn ra sự kiện Brexit, và GDP Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực - đạt tốc độ tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II vừa qua, cao hơn mức kỳ vọng.
Tuy nhiên, không còn là tâm điểm chú ý không có nghĩa châu Á “bỗng nhiên” thoát khỏi thời kỳ khó khăn. Đơn cử tại Trung Quốc, khoảng cách giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân ngày càng lớn và với tính chất phân rẽ ngày càng tăng đang là mối quan ngại hiện tại.
Với thị trường bất động sản đang dần suy yếu, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện ngày càng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng nhiều hơn. May mắn là chính quyền Trung Quốc vẫn còn dư địa tài khóa dồi dào, nhưng vẫn rất cần một chính sách nới lỏng quyết liệt hơn nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân, kiềm chế áp lực giảm phát.
Về thương mại, xuất khẩu bất ngờ khởi sắc trên toàn châu lục trong tháng 6 vừa qua nhờ tác động của hiệu ứng cơ bản và giá hàng hóa tăng cao. Nhưng vẫn chưa có đầy đủ dấu hiệu thuyết phục chứng tỏ thương mại đang phục hồi.
Tăng trưởng kinh tế EU và Anh được dự báo sẽ suy giảm trong năm 2017 do đó châu Á cũng không nên kỳ vọng quá nhiều, nhất là khi thị trường lao động và số liệu bán lẻ ở Mỹ dù đã cải thiện nhưng không đồng nghĩa việc nhu cầu nhập khẩu gia tăng do chu kỳ vốn tài sản kinh doanh cố định đang suy yếu.
Điều này cho thấy, chính quyền các nền kinh tế trong khu vực sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ. Cụ thể, HSBC dự báo NHTW Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định quan trọng vào cuối tháng này và hầu hết các NHTW trong khu vực sẽ quyết định hạ lãi suất trước quý IV tới.
Sẵn sàng các chính sách đối phó
Brexit vẫn chưa mang đến những hệ quả rõ ràng. Dù thị trường tiền tệ là khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng với đồng bảng Anh và một số đồng tiền khác ngay lập tức giảm giá do tâm lý thị trường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các nền kinh tế tại châu Á có thể đứng vững trước những biến động do Brexit gây ra vì kinh tế châu Á không phụ thuộc nhiều vào châu Âu. Thậm chí nếu những bất ổn do Brexit gây ra có nguy cơ lan đến châu Á, chính quyền các nước trong khu vực sẽ áp dụng những chính sách phù hợp nhằm làm dịu các ảnh hưởng.
Thương mại và đầu tư là hai kênh chính mà Brexit có thể tác động đến các quốc gia châu Á. Về thương mại, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đến Mỹ và Trung Quốc đã giảm liên tục trong vài năm trở lại đây, trong khi vận chuyển đến EU lại tăng. Do đó, xuất khẩu đến EU có thể sẽ gặp một số rủi ro suy giảm nếu tăng trưởng của châu Âu suy yếu đi vì một số nguyên nhân, trong đó có Brexit.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào kim ngạch xuất khẩu đến Mỹ, Anh và EU theo tỷ lệ phần trăm trên GDP thì những quan ngại này có thể lắng dịu phần nào. Bởi các số liệu cho thấy, xuất khẩu đến thị trường Mỹ trong năm 2015 tính theo % trên GDP cao hơn kim ngạch xuất khẩu đến hai khu vực còn lại.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của các nước châu Á (loại trừ Nhật Bản) đến Mỹ đạt mức 13,7%, cao hơn EU (11,8%) và Anh (1,7%).Hơn nữa, tỷ lệ xuất khẩu đến Anh và châu Âu trên tổng sản lượng xuất khẩu đã giảm trong thập kỷ qua đối với tất cả các quốc gia châu Á, ngoại trừ Trung Quốc.
Vì vậy, xét về xuất khẩu, châu Á không có nhiều giao thương với thị trường Anh và trong một thập kỷ trở lại đây, châu Á đã không còn phụ thuộc nhiều vào châu Âu như trước.
Điều này cho thấy, châu Á sẽ vẫn chịu tác động của Brexit như những gì chúng ta từng chứng kiến trước đây khi khủng hoảng khu vực đồng Euro năm 2011 diễn ra. Tuy nhiên, tác động của Brexit sẽ không còn nghiêm trọng như vậy.
Khả năng chịu tác động nhưng không lớn cũng là kịch bản với kênh đầu tư. Mặc dù tỷ lệ vốn FDI của các nước EU vào châu Á đã tăng từ 4,8% năm 2009 lên 7,4% trong năm 2014 nhưng EU vẫn chỉ là nguồn cung FDI nhỏ.
Dựa trên mô hình Tổng Vốn Cố định (Gross Fixed Capital Formation – GFCF), các chuyên gia HSBC chỉ ra, hầu hết các quốc gia châu Á, kể cả Trung Quốc, đều không nhận lượng FDI đáng kể từ EU hay Anh.
Tóm lại, các nền kinh tế châu Á có thể đứng vững giữa những biến động thị trường do Brexit gây ra vì kinh tế châu Á không phụ thuộc nhiều vào châu Âu. Lượng dự trữ phù hợp cũng sẽ giúp thị trường tài chính ổn định.
Tuy nhiên, nếu những biến động thị trường trở nên trầm trọng và ảnh hưởng lan đến châu Á, các chính quyền khu vực có thể lựa chọn những giải pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực. Đơn cử, nới lỏng CSTT có thể giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng ở một mức độ nhất định.
Hay một lựa chọn khác là điều chỉnh CSTK (theo hướng tăng chi tiêu) sẽ giúp khu vực tự tin đối mặt với tình trạng suy giảm nhu cầu trên thế giới. Các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines và Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ lựa chọn giải pháp này.(TBNH)
Afghanistan chính thức gia nhập WTO sau 12 năm đàm phán
Hiện có 19 nước đang tiến hành đàm phán gia nhập WTO, trong đó có 7 nước châu Phi.(VN+)
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ thảo luận nhiều vấn đề nóng
Hiện đã có 590 quan chức kinh tế đến từ các nước ASEAN và các nước đối tác đăng ký tham dự 22 hội nghị sẽ diễn ra trong thời gian nói trên ở thủ đô Vientiane.(vietnamplus)
Gỗ Trung Quốc bị tố đội lốt, chèn ép doanh nghiệp Việt
Nhập khẩu dầu thô của châu Á từ Iran tăng 47,1% lên trêm mức cao 4 năm
Mexico áp thuế chống bán phá giá với thép tấm mạ kẽm Trung Quốc
Trái cây sắp “vượt mặt” lúa gạo
Xuất khẩu cá tra vẫn gặp khó khăn
Giá cá tra nguyên liệu chưa có dấu hiệu phục hồi
Cơ hội gia tăng xuất khẩu thuỷ sản khi tham gia TPP
Tìm giải pháp nâng cao giá trị cá tra xuất khẩu
Nhật thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 274 tỷ USD
Toyota chính thức sở hữu hoàn toàn Daihatsu
Công ty mẹ - TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam sắp IPO
NHTW Úc giảm lãi suất xuống thấp nhất lịch sử để chống giảm phát
Uber Trung Quốc sẽ sáp nhập vào Didi Chuxing?
Trung Quốc xem xét thành lập 2 “siêu tập đoàn” thép
Vingroup lấy ý kiến cổ đông phát hành 484 triệu cổ phiếu tăng vốn
Vinamilk báo lãi gần 5.000 tỷ đồng, hoàn thành 60% kế hoạch năm
Thanh khoản thừa mà lãi suất huy động vẫn tăng
Doanh nghiệp chế biến điều: Thiếu nguyên liệu
Giá gas giảm tháng thứ 3 liên tiếp
Mỹ và châu Âu đồng loạt giáng đòn đau vào thép Trung Quốc
Thép dây hợp kim được miễn trừ thuế nhập khẩu
Xuất khẩu thuỷ sản gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu
Khả năng EU dỡ bỏ trừng phạt đối với một bộ phận của nền kinh tế Nga
ICO: Xuất khẩu cà phê thế giới giảm 11% trong tháng 6
Saudi Aramco cắt giảm giá dầu thô Arab nhẹ bán sang châu Á
Giá gạo Thái Lan giảm, gạo Ấn Độ tăng
Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 7 có thể cao kỷ lục
Chỉ số PMI tháng 7 của Việt Nam tiếp tục giảm về 51,9 điểm
Xuất khẩu tôm hưởng lợi từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc
Giày dép Việt Nam phải vào được chuỗi cung ứng toàn cầu
Từ 1/7/2016, số tiền chậm nộp thuế giảm còn 0,03%/ngày
Ô tô bán tải chở hàng không bị giới hạn cửa khẩu nhập
Xuất khẩu gỗ dăm sang Nhật Bản
Hà Nội cần hơn 1,2 triệu tỉ đồng đầu tư giao thông
Nga tăng cường hợp tác năng lượng với Venezuela
Microsoft sa thải gần 3.000 người, mảng điện thoại thêm tối tăm
Nếu Hillary Clinton thắng, người Mỹ có thêm 10 triệu việc làm
33% thiết bị di động Samsung được sản xuất tại Việt Nam
Bình Dương bán 17,6 triệu cổ phần công ty cấp thoát nước
Từ đầu năm giá gas giảm 5 lần
Ngân hàng lâu đời nhất thế giới nhận cứu trợ hơn 5 tỉ USD
Đây là con số ám ảnh nền kinh tế Nhật Bản
Cổ phiếu của một công ty niêm yết kinh doanh vàng mã đã tăng “phi mã” trong năm 2016
Mỗi năm người Mỹ tổn thất 27,8 tỷ USD vì... lười
Hàn Quốc đầu tư nhà máy nhiệt điện than 2,7 tỉ USD
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự