Gần 90 container lốp xe tồn đọng tại cảng Cát Lái
Tăng kịch trần thuế nhập khẩu một số máy móc cơ khí?
Gần 70 dự án mời gọi đầu tư tại TP.HCM và ĐBSCL
Thái Lan tiếp tục đấu giá 1,1 triệu tấn gạo dự trữ với giá cao
Lãi suất huy động có thể tăng trong 6 tháng cuối năm 2016
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-03-2016
- Cập nhật : 01/03/2016
HNX: Doanh nghiệp công nghiệp vẫn ăn nên làm ra nhất
Doanh nghiệp ngành công nghiệp vẫn là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất trong các doanh nghiệp niêm yết trên HNX
Thống kê trên không tính 4 doanh nghiệp thay đổi niên độ kế toán là IDV, GLT, MHL, VDL công bố báo cáo tài chính các quý khác.
HNX cho biết, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết vẫn tiếp tục biến chuyển tốt tiếp theo đà của năm 2014 và tốt hơn so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả này có được nhờ ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế vĩ mô, cùng với những nguyên nhân chủ quan là do các doanh nghiệp triển khai hiệu quả chính sách tiết kiệm chi phí quản lý, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính, giảm chi phí lãi vay, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng...
Số liệu tại báo cáo tài chính quý 4/2015, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết HNX là 4.283,72 tỷ đồng, tương đương mức lợi nhuận cùng kỳ năm trước.
Trong đó, 317 doanh nghiệp niêm yết có kết quả hoạt động kinh doanh lãi với tổng giá trị lãi đạt 4.626,06 tỷ đồng, giảm 14,49% so với cùng kỳ năm trước, 40 doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh lỗ, tổng giá trị lỗ là 342,34 tỷ đồng, giảm 69,61% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp có kết quả kinh doanh tốt nhất với 107 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, giá trị lãi đạt 1.417,65 tỷ đồng, chiếm 30,64% tổng giá trị lãi.
Tiếp đến là ngành tài chính với 20 doanh nghiệp kinh doanh lãi 1.214,16 tỷ đồng chiếm 26,24% tổng giá trị lãi, và ngành xây dựng có 64 doanh nghiệp lãi 594,48 tỷ đồng, chiếm 12,85% tổng giá trị lãi.
Trong số các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, ngành thương mại và dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm tỷ trọng lỗ lớn nhất với 8 doanh nghiệp và giá trị lỗ 141,29 tỷ đồng. Tiếp đến là các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính và công nghiệp với giá trị lỗ lần lượt là 86,51 tỷ đồng và 33,70 tỷ đồng.
Thách thức sau 1 tỷ USD xuất siêu
Thêm vào đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, hai tháng qua, nhập khẩu giảm 6,6% so với cùng kỳ, ước chỉ đạt 22,8 tỷ USD, một phần là do kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 13%; điện thoại và linh kiện giảm 7,6%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép giảm 9,6%...
Kỳ nghỉ lễ kéo dài khiến kim ngạch nhập khẩu giảm và cả kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng nhẹ sau 2 tháng (tăng 2,9%, ước đạt 23,7 tỷ USD) là dễ hiểu. Mặc dù vậy, một cách thẳng thắn, thì đây là những con số tiềm ẩn những thách thức, khó khăn của Việt Nam trong xuất nhập khẩu năm 2016. Đây là một thực tế đã được cảnh báo ngay từ cuối năm ngoái.
Chỉ hai tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô đã giảm tới 63%, chỉ ước đạt 250 triệu USD. Nếu giá dầu thô tiếp tục ở mức thấp như hiện nay, tăng trưởng xuất khẩu của cả nước sẽ bị tác động mạnh, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại gần như đã đạt ngưỡng xuất khẩu cao, khó có khả năng tăng trưởng mạnh, còn xuất khẩu hàng nông - thủy sản vẫn chưa được cải thiện. Nỗi lo xuất khẩu năm nay không đạt mục tiêu đề ra, giống như năm 2015 vẫn còn đó.
.Trên một khía cạnh khác, cũng phải thấy rằng, khi nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giảm thì rất có thể, cũng sẽ ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu trong những tháng tới đây.
Mặc dù khả năng này là ít xảy ra, bởi những số liệu thống kê hai tháng đầu năm cho thấy, nền kinh tế đang tiếp tục xu hướng hồi phục tích cực. Chẳng hạn, hai tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp vẫn tăng 6,6%; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 1% về số doanh nghiệp, đạt 13.904 doanh nghiệp, nhưng tăng 45,8% về vốn đăng ký, đạt 113.000 tỷ đồng. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm nay là 7.416 doanh nghiệp, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù vẫn còn có một số lượng không nhỏ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng đã đạt mức tăng khá cao kể từ đầu năm tới nay, sau khi trừ yếu tố giá còn 8,3%.
Đây là những chỉ báo cho thấy, sản xuất sẽ có chiều hướng phục hồi tốt trong thời gian tới. Đó là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. Nhưng một khi sản xuất phục hồi, và khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào sẽ tăng cao. Khi ấy, nhập siêu sẽ quay trở lại.
Tổng cục Thống kê khi công bố số liệu thống kê về tình hình xuất nhập khẩu hai tháng đầu năm cũng đã bày tỏ quan điểm này. Và trên thực tế, đây cũng là điều được các chuyên gia kinh tế cảnh báo ngay từ cuối năm trước. Nhu cầu nhập khẩu tăng cao, trong khi xuất khẩu còn khó khăn thì nhập siêu có thể sẽ trở nên căng thẳng trong năm nay, tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán quốc tế, tới dự trữ ngoại hối và tỷ giá...
Bởi vậy, không thể nhìn vào mức xuất siêu gần 1 tỷ USD trong hai tháng qua mà vội mừng. Cần tiếp tục điều hành cẩn trọng, để kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định và hồi phục bền vững trong năm nay, năm bắt đầu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Vietjet muốn thành “Emirates châu Á”
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) có thể sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sớm nhất là vào quý 2 năm nay, đang lên kế hoạch phát triển các tuyến bay quốc tế, và đặt mục tiêu trở thành một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại châu Á.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, Giám đốc điều hành (CEO) Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, cho biết thời điểm IPO chính xác của hãng này sẽ tùy thuộc vào diễn biến thị trường trong và ngoài nước.
Công ty cũng chưa có quyết định cuối cùng về mức vốn dự định huy động, nhưng có thể chào bán 30% cổ phần - mức trần sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài, bà Thảo cho hay.
“Chúng tôi muốn đưa Vietjet thành một hãng hàng không toàn cầu. Chúng tôi nhìn vào Emirates, hãng bay đến từ một quốc gia với dân số ít và đã trở thành một hãng bay toàn cầu. Chúng tôi muốn đưa VietJet trở thành Emirates của châu Á”, vị CEO nói.
Có trụ sở tại Dubai, Emirates hiện là hãng bay đường dài lớn nhất thế giới, với 150 điểm đến. Tháng trước, hãng này tuyên bố kế hoạch mua thêm 37 máy bay mới, trị giá khoảng 14,5 tỷ USD.
Năm 2015, Vietjet chở 9,3 triệu lượt hành khách, tăng 66% so với năm 2014. Doanh thu của hãng trong năm 2015 tăng 205%, đạt mức 10,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 488 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng lên mức khoảng 1 nghìn tỷ đồng, công ty cho biết.
Năm nay, Viejet dự kiến tăng doanh thu gấp đôi và nâng công suất phục vụ lên 15 triệu lượt hành khách.
Theo dự báo của CAPA Centre for Aviation, Vietjet có thể vượt qua hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, để trở thành hãng bay lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016.
Ông Brendan Sobie, Giám đốc phân tích của CAPA Centre for Aviation, cho rằng Việt Nam là một thị trường lý tưởng cho các hãng bay giá rẻ. “Điều này khiến Vietjet trở thành một kịch bản hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Họ không có những rủi ro mà các hãng bay giá rẻ khác phải đối mặt về dư thừa công suất và cạnh tranh”, ông Sobie phát biểu.
Theo VietJet, thị trường bay giá rẻ ở Việt Nam tăng trưởng 20% mỗi năm trong vòng 3 năm trở lại đây. Trong tháng 2, Vietjet đã ký thỏa thuận 3,04 tỷ USD để mua động cơ Pratt & Whitney cho 63 chiếc Airbus A320neo và A321neo mà hãng ký hợp đồng mua vào năm ngoái.
Vietjet cũng có kế hoạch bổ sung mỗi năm vài chục máy bay vào đội bay gồm 42 phi cơ tính đến cuối năm 2015, bà Thảo cho biết. Hãng muốn sở hữu một đội bay gồm 100 máy bay vào năm 2020.
Ngoài ra, cũng theo bà Thảo, Vietjet có kế hoạch mở rộng các tuyến bay quốc tế của hãng tới các thành phố ở Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc và Nhật Bản trong năm nay.
Tuy nhiên, theo ông Brendan Sobie, việc Vietjet mở rộng hoạt động từ lĩnh vực chính là bay giá rẻ sang các tuyến bay quốc tế đường dài sẽ đòi hỏi nhiều vốn đầu tư vào máy bay lớn hơn và phát triển một thương hiệu quốc tế. “Đây là một thị trường rủi ro hơn và khó tham gia vào hơn”, Sobie nói.
Bloomberg cho biết, vụ IPO của VietJet được lên kế hoạch trong bối cảnh Bloomberg Asia Pacific Airlines Index, một chỉ số đo lường biến động giá cổ phiếu của các hãng hàng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giảm 14% từ đầu năm đến nay, đảo ngược mức tăng 19% trong năm 2015. Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi tăng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, đã giảm 2,2% từ đầu năm 2016.
Tuy nhiên, nhiều quỹ đầu tư thị trường chứng khoán sơ khai (frontier market) từ Thụy Điển tới Hồng Kông vẫn đang hào hứng với chứng khoán Việt Nam, do cổ phiếu ở đây được định giá rẻ và tốc độ tăng trưởng tích cực của nền kinh tế.
Một số quỹ như Coeli Asset Management và Asia Frontier Capital cho biết có kế hoạch mua cổ phiếu Việt Nam trong năm nay trong bối cảnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cao kỷ lục và các thỏa thuận thương mại tự do giúp Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Chúng tôi đã sẵn sàng tiến lên nấc thang cao hơn”, bà Thảo, người sáng lập VietJet vào năm 2007, nói. “Chúng tôi sẵn sàng đón nhận cơ hội mà tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước mang lại”.
Đối tác Nhật thành cổ đông chiến lược của Eurowindow
Theo giới thiệu, Bunka Shutter được thành lập năm 1955 tại Tokyo, Nhật Bản và là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các loại cửa cuốn và vật liệu xây dựng.
Ngày 24/2, Eurowindow - một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam - đã chính thức công bố công ty Bunka Shutter (Nhật Bản) là cổ đông lớn và đối tác chiến lược.
G20 cam kết thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu
Trong thông cáo chung sau 2 ngày họp tại Thượng Hải (Trung Quốc), bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 khẳng định kinh tế toàn cầu vẫn đang phục hồi, dù "còn không đồng đều, cũng như chưa đạt kỳ vọng tăng trưởng cân bằng, bền vững và mạnh mẽ".
Cuộc gặp của các quốc gia G20 diễn ra trong bối cảnh nước tổ chức là Trung Quốc đang tăng trưởng chậm, các thị trường tài chính toàn cầu lao dốc và lãi suất Mỹ tăng lần đầu trong 9 năm, trong khi Nhật Bản lại hạ lãi xuống âm. Trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay từ 3,3% xuống 3%.Thông cáo chung của G20 liệt kê nhiều rủi ro mà thế giới đang phải đối mặt, trong đó có biến động về dòng vốn rút ra, giá hàng hóa giảm, căng thẳng địa chính trị tăng và "cú sốc từ nguy cơ Anh rời Liên minh châu  (EU) và số người tị nạn đến một số nước ngày càng tăng".
Tuy nhiên, các nước vẫn còn bất đồng về phương án giải quyết. Bộ trưởng Tài chính Đức - Wolfgang Schaeuble cho biết các nỗ lực thúc đẩy kinh tế qua nới lỏng tiền tệ có thể phản tác dụng. Còn nới lỏng tài khóa (qua tăng chi tiêu công hoặc giảm thuế) đã hết tác dụng.
"Các chính sách tài khóa và tiền tệ đã chạm giới hạn rồi. Nếu anh muốn nền kinh tế thực sự tăng trưởng, chẳng có lối tắt nào mà không cần cải tổ đâu", ông cho biết.
Là thành viên lớn nhất và giàu nhất EU, Đức thi thoảng có những ưu tiên kinh tế không giống các quốc gia khác. Ông Schaeuble không đồng tình với Mỹ, Anh và Trung Quốc - những nước ủng hộ sử dụng công cụ tài khóa và tiền tệ để chống suy giảm kinh tế.
Thông cáo chung cũng cho biết G20 "sẽ sử dụng tất cả công cụ chính sách - tài khóa, tiền tệ, cải tổ cấu trúc - cả đơn lẻ từng nước và phối hợp giữa các quốc gia" để gây dựng niềm tin và củng cố đà phục hồi. Dù vậy, họ cũng thừa nhận chỉ tăng cung tiền sẽ không dẫn đến tăng trưởng cân bằng và các chính sách tài khóa cũng sẽ được sử dụng "linh hoạt".
Các nước cũng tái cam kết "hạn chế cuộc chiến hạ giá nội tệ" và "theo sát diễn biến trên thị trường ngoại hối". Đáp trả các lo ngại gần đây về việc Trung Quốc có thể hạ giá NDT thêm nữa để tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, Thủ tướng Lý Khắc Cường và các đại diện Trung Quốc trong cuộc họp G20 cho biết "không có ý định và cũng không có quyết định nào để hạ giá nội tệ".