tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 01-07-2016

  • Cập nhật : 01/07/2016

11.700 tỷ USD trái phiếu lãi suất âm đang được lưu hành

Tổng giá trị và kỳ hạn trung bình của các loại trái phiếu đã tăng mạnh sau cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở của Anh tại Liên minh Châu Âu (EU).

Mức trái phiếu lãi suất âm toàn cầu đang leo lên mức cao chót vót trong thời gian gần đây.

Những biến động của cuộc bỏ phiếu tại Anh và sức hấp dẫn từ mức độ an toàn của loại tài sản này, tổng giá trị trái phiếu lợi suất dưới 0% trên thị trường thế giới đã tăng lên 11.700 tỷ USD. Theo báo cáo của hãng xếp hạng Fitch Ratings ngày 29/6, tổng giá trị trái phiếu lãi suất âm đã tăng 12,5% so với tháng 5.

Theo Ftich, những người nắm giữ loại trái phiếu này đang sẵn sàng giữ chúng lâu hơn nữa và đó là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến nhu cầu mua thêm loại tài sản này tăng lên. Tổng giá trị trái phiếu lãi suất âm kỳ hạn tối thiểu 7 năm đã tăng lên 2.600 tỷ USD, gần gấp đôi so với tháng 4.

Những lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu và sau đó đến lượt Brexit đã tiếp tục thúc đẩy nhu cầu sở hữu trái phiếu chính phủ trong tháng 6. Việc các ngân hàng trung ương trên thế giới áp dụng rộng rãi các chính sách tiền tệ bất thường, bao gồm chương trình mua trái phiếu quy mô lớn và hạ lãi suất xuống dưới 0%, đã khiến trái phiếu lãi suất âm tràn ngập trên thị trường trong năm nay.

Với chính sách nới lỏng mạnh mẽ, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về trái phiếu lãi suất âm với tổng giá trị lên tới 7.900 tỷ USD, tăng 18% so với tháng 5. Trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm cũng đã rơi xuống mức lãi suất âm và hiện được giao dịch ở mức lãi suất -0,115%. Tổng giá trị trái phiếu lãi suất âm của Đức và Pháp hiện đã vượt qua con số 1.000 tỷ USD. Tại Thụy Sĩ, mức lãi suất của trái phiếu kỳ hạn cũng đã rơi xuống mức dưới 0%, điển hình như trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang có mức lãi suất là -0,5274%.

lai suat trai phieu se con "chim" neu thi truong bien dong manh nhu hien nay

Lãi suất trái phiếu sẽ còn "chìm" nếu thị trường biến động mạnh như hiện nay

Bất chấp tình trạng bất ổn liên quan tới Brexit, lãi suất trái phiếu chính phủ tại Anh lại đang ở trên mức 0%, ví dụ như trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang có mức lợi suất là 0,95%.

Trong quá trình tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn vào thời điểm nhiều biến động như hiện nay, các nhà đầu tư tổ chức sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ mặc dù chịu lãi suất âm.

Fitch cho rằng số lượng ngày càng tăng của trái phiếu chính phủ kỳ hạn lãi suất âm nhấn mạnh những thách thức mà các nhà đầu tư trái phiếu đang gặp phải. Khi những kênh đầu tư an toàn rơi vào vùng lãi suất âm nghĩa là thu nhập của các nhà đầu tư sẽ ngày càng giảm.

Hãng xếp hạng hàng đầu thế giới cũng nhận định rằng những biến động của đồng USD cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện nay của trái phiếu. Trong tổng số 1.300 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ lãi suất âm, có tới 600 triệu USD là do đồng USD mất giá so với đồng Yên.


Xử phạt 32 doanh nghiệp dược, mỹ phẩm vì nhiều sai phạm

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa công bố danh sách 32 doanh nghiệp dược, mỹ phẩm bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chất lượng thuốc, đăng ký thuốc, giá thuốc và quảng cáo… trong thời gian vừa qua.

Liên quan thông tin về việc thanh, kiểm tra lượng thuốc đang lưu thông trên thị trường, đại diện của Cục Quản lý Dược cho hay, hàng năm, hệ thống các trung tâm kiểm nghiệm thuốc trong cả nước lấy 30.000-40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý bằng hình thức thu hồi, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Trong 32 doanh nghiệp vi phạm, có 8 doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm chất lượng thuốc như Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Dân; Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim; Công ty Trách nhiện hữu hạn United International Pharma; Công ty Young – il Pharm Co., Ltd; Công ty Medico Remedies Pvt. Ltd; Chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú - nhà máy sản xuất dược phẩm Usarichpharm; Công ty Precise Chemipharma Private Limited, India; Công ty Aceeess Healthcare Inc.,

Có 10 doanh nghiệp vi phạm trong đăng ký thuốc khi không thực hiện đúng quy trình thao tác chuẩn trong quá trình đăng ký thuốc.

Đó là Công ty PT Dexa Medica, Công ty Kyongbo Phamaceutical Co.Ltd, Công ty Khandelwal Laboratories Pvt.Ltd, Công ty Marksans Pharma Ltd-India, Công ty Gufic Biosciences Limited, Công ty Scott Edil Pharmacia Ltd, Công ty Il Hwa Co., Ltd, Công ty Kukje Pharma Ind Co.Ltd, Công ty Genome Pharmaceuticals (Pvt) Ltd, Công ty Scott Edil Pharmacia Ltd.

Có 9 doanh nghiệp vi phạm trong quản lý giá thuốc khi bán thuốc giá cao hơn giá kê khai như Công ty Trách nhiện hữu hạn Dược phẩm Việt Hùng, Công ty Trách nhiện hữu hạn Thương mại Trí Khang, Công ty Cổ phần Dược phẩm MK Việt Nam, Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Danh, Công ty Trách nhiện hữu hạn dược phẩm Tây Sơn, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Bảo Sơn, Công ty cổ phần dược phẩm Thủy Trúc, Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco, Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Alpha Pháp.

Có 3 doanh nghiệp mỹ phẩm bị phạt do ghi công năng sai với bản chất vốn có của sản phẩm, nhập khẩu mỹ phẩm có thành phần công thức không thống nhất như Công ty Trách nhiện hữu hạn MTV sản xuất và thương mại Samsara, Công ty Cổ phần sản xuất hàng gia dụng quốc tế, Công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư xuất nhập khẩu Việt Đức.

Trong số các doanh nghiệp dược, có một doanh nghiệp bị xử phạt liên tiếp hai lần do vi phạm về quảng cáo thuốc là Công ty Trách nhiện hữu hạn Nhất Nhất.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhất Nhất đã quảng cáo sản phẩm có nội dung không phù hợp với tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và quảng cáo sản phẩm không đúng với nội dung đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Có một doanh nghiệp vi phạm về nhãn thuốc là Công ty Ferring Pharmaceutical Ltd do vi phạm sản xuất, kinh doanh thuốc Minirin, số đăng ký VN-18893-15 có nhãn thuốc không đúng như hồ sơ đã được phê duyệt./.(Vietnam+)


IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Đức sau Brexit

Một quan chức cao cấp của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết IMF có thể hạ dự báo tăng trưởng của mình đối với nền kinh tế Đức trong những tuần tới, do kết quả quyết định của người Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

Anh là đối tác thương mại quan trọng của Đức và sự thay đổi đáng kể trong mối quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ có ảnh hưởng đối với nước Đức, theo Enrica Detragiache, trợ lý giám đốc bộ phận châu Âu của IMF.

Bà Detragiache cho biết “trong điều kiện của dự báo mới, tất nhiên chúng tôi nghĩ tới điều chỉnh giảm”. “Chúng tôi sẵn sàng chỉ ra trong báo cáo này rằng cuộc trưng cầu dân ý của Anh là một nguy cơ giảm”. Bà cho nói “chúng tôi sẽ không biết mối quan hệ mới này sẽ thế nào trong một thời gian”, bổ sung thêm rằng chỉ riêng tình trạng bất ổn sẽ làm thiệt hại tới triển vọng tăng trưởng.
Trong dự đoán của IMF trước khi có kết quả bầu cử tại Anh, IMF đã nâng nhẹ dự báo 2016 của mình, dự đoán nền kinh tế Đức sẽ tăng 1,7%, so với 1,5% trước đó. Nhưng họ đã giảm triển vọng tăng trưởng năm 2017 xuống 1,5% từ 1,6%.
Bà cho biết “chúng tôi dự kiến tăng trưởng này được dẫn dắt bởi nhu cầu trong nước hơn là nhu cầu ở nước ngoài, được hỗ trợ bởi tăng trưởng lương tốt, giá năng lượng thấp và chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng.
IMF đã kêu gọi chính phủ Đức thực hiện cải tổ cấu chúc để giải quyết thách thức tăng trưởng của một xã hội già hóa nhanh chóng, như thiếu hụt công nhân tay nghề cao.
Bà Detragiache cho biết “chúng tôi khuyến khích chính quyền Đức đối phó mạnh mẽ hơn với những thách thức này thông qua một loạt cải cách cấu trúc khác nhau”.
Chính quyền Đức nên đưa ra nhiều khuyến khích hơn cho phụ nữ làm việc toàn thời gian và cho những công nhân nhiều tuổi nghỉ hưu muộn hơn. Những người di cư cũng cần được gia nhập vào thị trường lao động.
Quyết định của người Anh rời khỏi EU có thể làm giảm xuất khẩu của Đức và giảm tăng trưởng khoảng 0,5% trong năm tới, theo ước tính của viện kinh tế DIW.
Kinh tế Đức tăng 1,7% trong năm 2015, tốc độ tăng mạnh nhất trong 4 năm, thúc đẩy bởi tiêu dùng tư nhân và chi tiêu của nhà nước cao hơn cho người nhập cư.
Cũng như IMF, chính phủ nước này dự kiến kinh tế tăng 1,7% trong năm nay, sau đó chậm lại xuống 1,5% trong năm tới. Tuy nhiên, quyết định của Anh rời khỏi EU vẫn chưa được hợp nhất trong triển vọng của họ.(VITIC)

Ngân hàng trung ương Anh rót 4,1 tỷ USD để trấn an thị trường

Ngân hàng trung ương Anh (BoE) vừa rót 3,1 tỷ bảng (4,1 tỷ USD) để hỗ trợ các ngân hàng trong nước cân bằng tình hình tài chính trước cú sốc Brexit, chỉ việc người dân nước Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

BoE đến nay đã rót hơn 9 tỷ bảng Anh cho các ngân hàng thông qua ba đợt cấp vốn nhằm bình ổn thị trường sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6. Đây là lần đầu tiên BoE tổ chức nhiều hơn một đợt đấu giá cấp vốn trong một tháng.
Các đợt cung cấp tín dụng khẩn cấp tương tự đã diễn ra hồi năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.
Trước đó, Thống đốc BoE Mark Carney cam kết rót ít nhất 250 tỷ bảng Anh vào thị trường tiền tệ trong nước nếu cần để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tín dụng, trong bối cảnh bất ổn gia tăng sau khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit.

Các ngân hàng ở Vương quốc Anh đang có nguồn thanh khoản lớn 600 tỷ bảng Anh tổng cộng để ứng phó với nguy cơ tái diễn khủng hoảng tín dụng mà đã từng xảy ra vào lúc cao điểm của khủng hoảng tài chính.(VN+)


Thâm hụt ngân sách của Nga tương đương 4,3% GDP nửa đầu 2016

Thâm hụt ngân sách của Nga tương đương 4,3% GDP nửa đầu 2016

Phát biểu trước Thượng viện ngày 29/6, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thông báo thâm hụt ngân sách trong nửa đầu năm 2016 của nước này ở mức tương đương 4,3% GDP.

Theo ông Siluanov, mức thâm hụt cả năm có thể tăng 420 tỷ ruble (6,5 tỷ USD) so với con số đề ra trong ngân sách được hoạch định dựa trên giả định giá dầu Ural bình quân khoảng 50 USD/thùng. Ông nói giá dầu thô hiện dưới mức này, chỉ 37-38 USD/thùng kể từ đầu năm và ước tính cho cả năm nay vào khoảng 40 USD/thùng.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, nước này có thể vay thêm từ thị trường trong nước trong năm nay, nếu không vay hết mức có thể từ các thị trường nước ngoài.
Nga đã huy động được 1,75 tỷ USD thông qua phát hành Eurobond (trái phiếu châu Âu) đầu năm nay, trong khi trần nợ nước ngoài cho cả năm 2016 là 3 tỷ USD.
Trong một động thái liên quan, Ngân hàng trung ương Nga mới đây thông báo sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với đồng ruble và ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ tháng Tám tới. Đây được xem là một động thái nhằm siết chặt tính thanh khoản, qua đó giúp Nga đạt được mục tiêu lạm phát.
Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được tăng thêm khoảng 0,75 điểm phần trăm, sau hai đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ hồi đầu năm 2016. Theo đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ruble sẽ tăng lên 5%, trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ của khách hàng cá nhân sẽ nâng lên 6%.
Hồi đầu tháng này, trả lời phỏng vấn báo giới, Thống đốc Elvira Nabiullina cho hay Ngân hàng trung ương Nga đang cân nhắc các biện pháp nhằm siết chặt tính thanh khoản bằng đồng ruble. Thể chế tài chính này cũng sẽ bắt đầu kế hoạch hạn chế các khoản vay bằng đồng USD, theo sau sự suy sụp của đồng ruble năm 2014 vốn gây nhiều “tổn thương” cho nền kinh tế.

 

Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga, cho hay đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới nhất đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ dành thêm gần 400 tỷ ruble (6,1 tỷ USD) cho dự trữ bổ sung. Theo Sberbank, quyết định này sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng, song lợi nhuận của ngành ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn giảm xuống.(VN+)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-07-2016

    Hãng chocolate hàng đầu thế giới từ chối M&A 23 tỷ USD
    Masan nắm 100% vốn Anco, tăng sở hữu Vissan lên gần 30%
    Khách sạn Duxton Saigon được chuyển nhượng với giá 49 triệu USD
    PNJ lãi trước thuế trên 300 tỷ đồng, hoàn thành 66% kế hoạch năm
    Quỹ ngoại rót tiền vào thủy điện Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-07-2016

    Fed sẽ đảo ngược lộ trình và giảm lãi suất?
    Sản xuất Trung Quốc tiếp tục thu hẹp, chỉ số PMI thấp nhất 4 tháng
    Thượng Hải không còn là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Trung Quốc
    Phớt lờ Brexit, thị trường hàng hoá vẫn tăng mạnh nhất kể từ năm 2010
    Sản lượng dầu OPEC lập kỷ lục mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-07-2016

    Ngành thủy sản Mỹ, Canada chịu ảnh hưởng lớn từ Brexit
    Nga cấm nhập lương thực-thực phẩm của các nước EU tới cuối 2017
    Doanh số bán lẻ tháng 5 của Nhật Bản giảm hơn dự kiến ​​
    Trung Quốc nhằm mục tiêu sẽ cắt giảm công suất thép 45 triệu tấn vào năm 2016
    Xuất khẩu dầu mỏ của Iran trong tháng 7 giảm nhưng cao hơn năm trước 70%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều  01-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-07-2016

    Ngành thủy sản tăng trưởng âm trong nửa đầu năm
    Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến
    Vải thiều mất mùa nhưng được giá
    Nhà đầu tư tăng bán vàng
    Hàn Quốc đầu tư 400 triệu USD làm dự án điện sinh khối tại Quảng Bình

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-07-2016

    Standard & Poor's và Fitch đồng loạt hạ mức tín nhiệm của Anh
    Dự báo niềm tin sản xuất tháng 7 của Hàn Quốc không đổi
    Tăng trưởng kinh tế Tây Ban Nha giảm nhẹ trong quý II
    Đói nguyên liệu, nhiều nhà máy giảm 50% công suất
    Ngành dệt may phải cấu trúc lại sản xuất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-07-2016

    ECB kêu gọi các ngân hàng toàn cầu hợp tác sau sự kiện Brexit
    Tinh thần người tiêu dùng Đức tiếp tục sáng sủa hơn vào đầu tháng 7
    Tháng 6: Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 29,8% so với cùng kỳ
    Bội chi ngân sách 6 tháng ước khoảng 83 ngàn tỷ đồng
    Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 7,5%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-06-2016

    Khó đạt được TTIP trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Obama
    Trung Quốc dọa kiện Mỹ lên WTO vì thuế nhập khẩu thép
    6 tháng đầu năm, rau quả Việt Nam xuất khẩu được hơn 1 tỷ USD
    Phân bón Trung Quốc chiếm gần 45% thị phần nhập khẩu
    Sắp có quyết định chính thức áp thuế tự vệ đối với thép dài và phôi thép

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-06-2016

    Đại gia Thái Lan hoãn xây siêu dự án lọc dầu 20 tỷ USD tại Việt Nam
    Vì sao doanh nghiệp Việt khó chen chân làm ốc vít, sạc pin cho Samsung
    Xuất khẩu dệt may có thể đạt 50 tỷ USD vào 2025
    Ngân sách phải trả 68.000 tỷ đồng nợ quốc gia
    Brexit không ảnh hưởng việc đầu tư tại cộng hòa Síp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-06-2016

    EU bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý cho Việt Nam
    Mỹ áp thuế hơn 500% lên thép Trung Quốc
    Giá cà phê trong nước chạm “đỉnh”
    Toyota thu hồi 3,37 triệu xe
    IKEA thu hồi 29 triệu tủ gỗ có nguy cơ lật nhào

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-06-2016

    Đánh giá lại nhu cầu thị trường BĐS ở Hà Nội, TPHCM
    Phát triển vật liệu kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam
    Kinh tế Mỹ: Chưa kịp mừng... đã lo
    Anh có thể phải tăng thuế, cắt giảm chi tiêu để đối phó Brexit
    CASS: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,6% trong năm nay