tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-07-2016

  • Cập nhật : 01/07/2016

Ngành thủy sản Mỹ, Canada chịu ảnh hưởng lớn từ Brexit

 Kết quả bỏ phiếu bất ngờ tại Anh đã đánh dấu sự kết thúc mối quan hệ thành viên  giữa Anh với Liên minh châu Âu, làm rung chuyển thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng tới ngành xuất khẩu thủy sản Mỹ và Canada.

Việc bỏ phiếu này đã gây ra biến động tiền tệ lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Vào ngày thứ sáu (24/6/2016), đồng Euro đã giảm 3,2% so với đồng USD, đồng bảng Anh giảm 8,8% và đồng yên Nhật giảm 3,8% so với đồng USD, đây là mức giá thấp nhất trong năm nay.

Vấn đề là tất cả các nước này đều nhập khẩu thủy sản của Mỹ (80% xuất khẩu của Mỹ là từ vùng Alaska), như vậy bỗng nhiên lượng khách hàng của Mỹ sụt giảm.

Tỷ giá hối đoái biến động làm cho kinh doanh liên tục gặp rủi ro. Đó là một tác động rất lớn.

Nhật Bản sẽ mua trứng cá hồi, cá minh thái, surimi, cá tuyết và các sản phẩm khác ít hơn so với lúc đồng Yên tăng giá. Anh sẽ mua ít cá hồi. EU sẽ mua ít cá minh thái, cá hồi và cá tuyết. Canada sẽ xuất khẩu được ít tôm sang Anh và ít cua sang Nhật Bản. Cả hai nước Mỹ và Canada sẽ xuất khẩu được ít tôm hùm sang Anh và châu Âu.

Vùng Newfoundland (thuộc Cannada) có mối quan hệ mật thiết với thị trường Anh. Sự sụt giảm đồng bảng Anh so với đồng đôla Canada là 6,5%, điều này ngay lập tức có tác động tiêu cực. Sự thay đổi bất ngờ này mang lại nhiều rủi ro cho nhà nhập khẩu, họ sẽ phải thận trọng hơn.

Trên quy mô quốc gia hay toàn cầu, điều này được gọi là giảm phát. Giá giảm, và người mua ngập ngừng vì họ cho rằng giá sẽ tiếp tục giảm. Do đó dẫn đến nhu cầu giảm, người mua thận trọng hơn, họ mong đợi giá giảm mạnh hơn. Đây là vấn đề hiển nhiên sẽ dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng.

Nhưng hiện giờ vẫn còn quá sớm để biết, liệu những thảm họa của Anh có mở ra một giai đoạn giảm phát kéo dài hay không. Nhưng đối với ngành thủy sản, giá giảm là một vấn đề. Lý do là, trong những hoàn cảnh bình thường, điểm yếu của một quốc gia này lại là lợi thế đối với một quốc gia khác và các nhà xuất khẩu thủy sản vẫn có thể điều chỉnh thị trường cho phù hợp.(VITC)


Nga cấm nhập lương thực-thực phẩm của các nước EU tới cuối 2017

Nga cấm nhập lương thực-thực phẩm của các nước EU tới cuối 2017

Ngày 29/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh gia hạn lệnh cấm nhập khẩu lương thực-thực phẩm từ các nước Phương Tây tới cuối năm 2017. 
Từ tháng 8/2014, Nga đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu hầu hết các loại lương thực-thực phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác, trong đó có Mỹ, nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Lệnh cấm đã được gia hạn một năm vào tháng 6/2015 và Chính phủ Nga hồi tháng Năm cho biết có dự định gia hạn một lần nữa đến năm 2018. 
Các đại sứ của EU tuần trước đã nhất trí gia hạn các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga cho đến tháng 1/2017 do tiến triển chậm trong tiến trình hòa bình hướng đến chấm dứt xung đột tại Ukraine. 

Các biện pháp trừng phạt cũng như lệnh cấm vận của Nga đã tác động đến kinh tế nước này, khi lệnh cấm nhập khẩu đã khiến giá cả và chất lượng lương thực-thực phẩm giảm, nhưng cũng đem đến lợi thế cho các nhà sản xuất trong nước.


Doanh số bán lẻ tháng 5 của Nhật Bản giảm hơn dự kiến ​​

Doanh số bán lẻ của Nhật Bản giảm hơn dự kiến ​​trong tháng 5, tháng thứ ba giảm liên tiếp, khiến cho các nhà hoạch định chính sách chịu áp lực kích thích kinh tế để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế bấp bệnh, số liệu cho thấy vào ngày thứ Tư (29/6).

Doanh số bán lẻ giảm 1,9% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo trung bình của thị trường là 1,6%, số liệu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cho thấy.

Số liệu yếu nhấn mạnh mong manh của nền kinh tế bấp bênh của Nhật Bản, với tốc độ tăng lương chậm và triển vọng sự phục hồi ảm đạm gây áp lực cho chi tiêu hộ gia đình.

"Chi tiêu tiêu dùng trì trệ và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian do tăng lương chậm", nhà kinh tế cấp cao Hidenobu Tokuda tại Viện nghiên cứu Mizuho cho biết.

"Đồng yên mạnh sẽ đẩy giá nhập khẩu xuống, đó sế có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đồng yên tăng giá sẽ làm tổn thương xuất khẩu, thu nhập doanh nghiệp và chi tiêu vốn," ông cho biết.

Bộ duy trì đánh giá của mình rằng doanh số bán lẻ đang trong xu hướng giảm.

Sự xáo trộn thị trường trong bối cảnh của cuộc bỏ phiếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu cho biết làm gia tăng lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đồng yên tăng sẽ kéo xuất khẩu xuống.

"Sự bất ổn và rủi ro vẫn còn ở các thị trường tài chính", Thủ tướng Shinzo Abe phát  biểu trong một cuộc họp được tổ chức vào sáng thứ tư với Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và Thống đốc Haruhiko Kuroda của ngân hàng Nhật Bản nhằm thảo luận về phát triển thị trường tài chính.

Nhật Bản tăng cường các mối đe dọa can thiệp để làm yếu đồng yên sau bỏ phiếu "Brexit" tác động đến tiền tệ ở mức cao trong nhiều năm, nhưng nguy cơ của một sự thất bại tốn kém có thể ngăn cản các nhà hoạch định chính sách từ hiện thực hóa từ lời nói đến hành động.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thận trọng đưa ra các gói kích thích tiền tệ của mình, chờ xem nếu thị trường bất ổn kéo dài đủ lâu đe dọa đến phục hồi kinh tế của Nhật Bản, nguồn tin cho biết.

Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho chính phủ, đó là sẵn sàng chi ít nhất 10 nghìn tỷ yên (97,6 tỷ USD) cho gói kích thích kinh tế sẽ bao gồm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ bị tổn thương bởi đồng yên tăng


Trung Quốc nhằm mục tiêu sẽ cắt giảm công suất thép 45 triệu tấn vào năm 2016

Trung Quốc có kế hoạch sẽ cắt giảm công suất sản xuất thép trong năm nay thêm 45 triệu tấn và công suất sản xuất than đá thêm 280 triệu tấn, người đứng đầu kinh tế kế hoạch của nước này cho biết. 

Công suất sản xuất cắt giảm sẽ giải quyết việc điều chuyển 700.000 lao động trong lĩnh vực than đá và 180.000 lao động trong ngành công nghiệp thép, Xu Shaoshi, chủ tịch Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia của nước này cho biết tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại thành phố phía bắc tỉnh Thiên Tân. Ông Xu cho biết, ông tin rằng, Trung Quôc sẽ đạt được mục tiêu năm 2016.

“Nhiệm vụ cấp bách nhất là giảm công suất dư thừa”, ông Xu cho biết. “Tôi rất tin tưởng, chúng tôi có thể đạt được mục tiêu”.

Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết dư cung trong các ngành công nghiệp lớn, và cho biết, trong tháng 2/2017, sẽ đóng cửa 100-150 triệu tấn công suất thép và 500 triệu tấn than đá trong vòng 3 đến 5 năm.

Trung Quốc có kế hoạch phân bổ tổng cộng 100 tỉ NDT, để hỗ trợ tài chính cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước ngừng hoạt động trong 2 lĩnh vực này trong năm nay và năm 2017, với 20% trong tổng số được sử dụng để thưởng có thành tích cao.

Việc ngừng hoạt động từ 2 lĩnh vực này dự kiến sẽ đạt tổng cộng 1,8 triệu lao động, ước tính chính thức cho biết.

Ông Xu cho biết, mức độ đòn bẩy của Trung Quốc chịu sự kiểm soát và chính phủ có thể đưa ra các bước chính sách “tích cực và vững chắc”, giảm mức độ nợ của công ty, là vấn đề chính trong thời gian tới.

Tổng nợ của Trung Quốc tăng 250% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm ngoái, và IMF mới đây cảnh báo rằng, tỉ lệ nợ của công ty ở mức cao 145% của GDP có thể dẫn tới tăng trưởng kinh tế chậm lại nếu không được giải quyết.

Mục tiêu của chính phủ đạt mức tăng trưởng hàng năm ít nhất 6,5% giai đoạn 2006-2020.


Xuất khẩu dầu mỏ của Iran trong tháng 7 giảm nhưng cao hơn năm trước 70%

Xuất khẩu dầu của Iran trong tháng 7 có thể giảm từ những mức tháng 6 do nước này chiến đấu với Saudia Arabia và Iraq về thị phần nhưng xuất khẩu vẫn cao hơn 70% một năm trước.

Xuất khẩu sẽ là khoảng 2,14 triệu thùng/ngày trong tháng 7, giảm từ khoảng 2,31 triệu thùng/ngày trong tháng 6, cao nhất kể từ tháng 1/2012. Sự sụt giảm này chủ yếu là do sụt giảm trong xuất khẩu sản phẩm ngưng tụ bởi Hàn Quốc giảm nhập khẩu dầu dầu siêu nhẹ và giảm mua dầu thô từ các khách hàng châu Âu.

Xuất khẩu dầu của Irna gần gấp đôi kể từ tháng 12, tháng cuối cùng trước khi các lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân gây tranh chấp được dỡ bỏ, nhưng việc xuất khẩu đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết từ đối thủ Saudi Arabia và nước làng giềng Iraq.
Matt Smith, một giám đốc của bộ phận Nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData cho biết năm nay “chúng tôi thực sự thấy bộ ba quay trở lại, đặc biệt với sự quay trở lại của dầu Iran sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt”.
Iran đã đang láy lại thị phần dầu mỏ với tốc độ nhanh hơn giới phân tích dự đoán kể từ khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt trong tháng 1 và xuất khẩu sẽ trên 2 triệu thùng/ngày tháng thứ 4, trong tháng 7.
Xuất khẩu sang châu Âu trong tháng 7 có thể giảm xuống khoảng 430.000 thùng mỗi ngày từ khoảng 580.000 thùng mỗi ngày trong tháng này.
Xuất khẩu của Iran sang châu Á trong tháng 7 tương tự như tháng này ở mức 1,63 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu đã đạt đỉnh điểm vào tháng 4 năm nay ở mức 1,71 triệu thùng/ngày.
Xuất khẩu sang Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của Irna, sẽ cao hơn chút ít 654.000 thùng trong tháng 7, tăng gần 50.000 thùng/ngày so với tháng 6. Xuất khẩu sang Ấn Độ sẽ phục hồi lên khoảng 480.000 thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 3. Nhập khẩu của Hàn Quốc sẽ là một nửa của tháng này ở mức 190.000 thùng/ngày. Nhập khẩu của Nhật Bản có thể khoảng 235.000 thùng/ngày.
Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ tất cả nhập khẩu dầu thô của Irna. Ba Lan vắng mặt trong tháng 7, sau khi nhập khẩu lần đầu tiên trong tháng 6 kể từ tháng 8 (VITIC)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục