tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-07-2016

  • Cập nhật : 02/07/2016

Fed sẽ đảo ngược lộ trình và giảm lãi suất?

Trong bối cảnh thị trường bất ổn sau sự kiện Brexit, câu hỏi giới đầu tư đặt ra là liệu Fed có đảo ngược lộ trình và giảm lãi suất hay không.

Theo số liệu của CME Group công bố hôm thứ Hai 27/6, tỷ lệ dự đoán Fed sẽ giảm lãi suất trong phiên họp tháng 7 là 6% so với 0% hôm thứ Năm 22/6. Trong khi tỷ lệ dự đoán Fed giảm lãi suất vào tháng 9 là 17% và tháng 12 là 16%.

Động thái này cho thấy sự bất an của giới đầu tư trước tác động của sự kiện Brexit đến đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ, dẫn đến sự thay đổi chính sách của Fed - hồi tháng 12/2015 đã lần đầu tiên nâng lãi suất trong gần một thập kỷ qua.

James Athey, nhà quản lý tiền tệ tại Aberdeen Asset Management, cho rằng, rủi ro lớn hiện nay là tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Nếu đà tăng trưởng chậm lại, các ngân hàng trung ương có thể phải tăng cường kích thích để thúc đẩy kinh tế.

Ward McCarthy, kinh tế trưởng lĩnh vực tài chính tại Jefferies LLC, nhận định, bình thường hóa lãi suất có thể bị loại ra khỏi danh sách ưu tiên của Fed và vẫn chưa rõ ràng khi bóng đen Brexit vẫn bao phủ thị trường tài chính và những hậu quả kinh tế tiềm ẩn.

Ngân hàng trung ương Anh (BOE) cũng có thể phải giảm lãi suất nếu viễn cảnh tăng trưởng kinh tế ngày một xấu đi.

Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BOE) Mark Carney cho biết BOE có thể sẽ cần bơm thêm kích thích vào nền kinh tế Anh trong mùa hè sau cú sốc người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU (Brexit).

Giới đầu tư cũng dự đoán BOE sẽ giảm lãi suất trong tháng 7 hoặc tháng 8 từ mức thấp kỷ lục 0,5% hiện nay đồng thời triển khai kế hoạch mua trái phiếu trị giá 375 tỷ bảng Anh.

Mark Cabana, chiến lược gia về lãi suất của Mỹ tại Bank of America Merrill Lynch ở New York, lại cho rằng kỳ vọng Fed giảm lãi suất đang bị “cường điệu quá mức”.

Tuy vậy, ông Cabana cũng cho rằng bất ổn về tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa rằng Fed cần đánh giá lại viễn cảnh chính sách lãi suất và Fed sẽ “thận trọng hơn” trong môi trường hiện nay. Bank of America Merrill Lynch ở New York cũng cho rằng khả năng Fed nâng lãi suất vào tháng 12 chứ không phải tháng 9 như dự đoán trước đó.

Trong khi đó, Todd Colvin, phó chủ tịch hãng môi giới Ambrosino Brothers, cho rằng, Fed không có lựa chọn nào ngoài việc quay lại với chính sách cắt giảm lãi suất.


Sản xuất Trung Quốc tiếp tục thu hẹp, chỉ số PMI thấp nhất 4 tháng

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua vào cuối quý II/2016.

Điều kiện hoạt động của các nhà chế tạo sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 6 có đợt suy giảm mạnh nhất trong vòng 4 tháng qua với sản lượng giảm nhanh nhất kể từ tháng 2 trong bối cảnh có nhiều lo ngại về những đợt sụt giảm tiếp theo trong thời gian tới.

Do đó, các công ty tiếp tục đẩy mạnh quá trình cắt giảm nhân sự và giảm lượng hàng tồn kho. Các số liệu về giá cho thấy các nhà sản xuất hàng hóa của Trung Quốc đang phải đối mặt với một đợt giảm giá mới trong các loại chi phí cố định (lưu kho, bảo hiểm…) trong khi chi phí đầu ra lại không thay đổi sau 3 tháng lạm phát.

Chỉ số PMI ngành sản xuất điều chỉnh theo các yếu tố mùa vụ chỉ đạt 48,6 điểm trong tháng 6, giảm 0,6 điểm so với tháng 5. Nếu chỉ số này dưới 50 điểm tức ngành sản xuất của Trung Quốc đang thu hẹp và điều đó báo hiệu sự tiếp tục suy giảm của sức khỏe nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Hơn thế nữa, tốc độ giảm dù ở mức vừa phải nhưng vẫn là tốc độ nhanh nhất trong vòng 4 tháng qua.

dien bien chi so caixin pmi tu nam 2004 cho toi nay

Diễn biến chỉ số Caixin PMI từ năm 2004 cho tới nay

Sự thu hẹp nhanh chóng của sản lượng ngành sản xuất đặt thêm gánh nặng lên các chỉ số tiêu điểm trong tháng 6. Một thành viên của Caixin cho rằng điều kiện thị trường yếu kém và số việc làm mới tạo ra ít đã khiến các công ty phải cắt giảm sản lượng. Nhu cầu của khách hàng cũng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 6 với doanh số từ các đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài giảm tháng thứ 7 liên tiếp.

Trong nỗ lực cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp đã tiếp tục giảm mức biên chế trong tháng 6. Nhân công trong lĩnh vực sản xuất đã thu hẹp trong 32 tháng qua. Trong khi đó tồn đọng của các công trình vẫn tiếp tục tăng và một vài người đã liên hệ vấn đề này với sự tăng trưởng của việc phát triển các sản phẩm mới. Mặc dù khá khiêm tốn nhưng tốc độ gia tăng khối lượng công việc đang đạt mức cao nhất trong vòng 18 tháng qua.

Tỷ lệ sụt giảm các hoạt động mua bán trong tháng 6 của các công ty sản xuất Trung Quốc tuy thấp nhưng nếu tính ra khối lượng thì đây là một con số đáng kể. Trong khi đó, các công ty tiếp tục duy trì chính sách tồn kho chặt chẽ hơn khi giảm cả số lượng nguyên liệu, thành phẩm lưu kho.


Thượng Hải không còn là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Trung Quốc

Vị trí sàn chứng khoán lớn nhất Trung Quốc của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải sắp đến hồi kết thúc.

Lần đầu tiên trong ít nhất một thập kỷ, ngôi vị tưởng chừng như không bao giờ bị lung lay của sàn giao dịch chứng khoán lâu đời nhất trong số bốn sàn giao dịch chứng khoán tại Trung Quốc đã không còn thuộc về Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải.


Doanh số giao dịch trên sàn Thẩm Quyến (xanh) so với sàn Thượng Hải (trắng)

Vào ngày 17/5, lần đầu tiên vị trí dẫn đầu đã thuộc về Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. Sàn giao dịch Thâm Quyến có tuổi đời non trẻ, chỉ mới thành lập được 12 năm, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết tại đây đều là những công ty vừa và nhỏ, không thuộc sở hữu nhà nước. Dường như cuộc đua giữa hai sàn giao dịch này vẫn còn tiếp diễn khi cả hai cùng xử lý giá trị giao dịch khoảng 180 tỷ NDT (27,1 tỷ USD) trong năm ngày vừa qua. Hiện sàn Thâm Quyến có 790 công ty niêm yết với giá trị thị trường trung bình khoảng 1,7 tỷ USD so với 1.145 doanh nghiệp niêm yết trên sàn Thượng Hải.

Đây là kết quả hoàn toàn bất ngờ với Thượng Hải khi khi Sở chứng khoán tại đây này đã từng ghi nhận giá trị giao dịch cao nhất chưa từng thấy trong 12 tháng trước. Tuy nhiên, hoạt động đầu cơ trên sàn Thượng Hải đã sụt giảm 86% do nhà đầu tư không còn hứng thú với cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước và chuyển sang lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp SME.

Nguyên nhân của việc chuyển hướng đầu tư là do những doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Để thấy rõ điều này, có thể nhìn vào doanh thu của Sevenstar Electronics, một công ty công nhệ ít được biết đến nhưng lại có doanh thu gấp đôi ICBC, một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc do nhà nước sở hữu và có giá trị thị trường lớn gấp hơn 100 lần.

Cổ phiếu của doanh nghiệp SME tăng giá cũng cho thấy xu hướng của các nhà đầu tư Trung Quốc luôn tìm đến doanh nghiệp có mức tăng trưởng tốt trong lúc thị trường đang đi xuống. Hiện tại, cổ phiếu của những ngành sản xuất pin, sản xuất hữu cơ hoặc thương mại điện tử đang được săn lung nhiều nhất. Điều này cũng giúp chỉ số SME Board Index diễn biến ổn định hơn chỉ số Thượng Hải.

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh thu cao cũng mang lại kết quả tốt. Chỉ số SME Index đã giảm 15% trong năm nay sau khi tăng 75% vào năm ngoái do những kỳ vọng vào vào việc Trung Quốc sẽ chuyển đổi mô hình kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ và tiêu dùng. Cả doanh thu của sàn Thượng Hải và Thâm Quyến đều giảm lần lượt 18% và 16% trong năm nay.


Phớt lờ Brexit, thị trường hàng hoá vẫn tăng mạnh nhất kể từ năm 2010

Việc người dân Anh bỏ phiếu đồng ý rời Liên minh châu Âu khiến thị trường trường tài chính chao đảo. Tuy nhiên, phớt lờ kết quả này, thị trường giao dịch nguyên liệu thô vẫn có quý tăng trưởng tốt với mức tăng 13%, vượt mặt chứng khoán, trái phiếu và cả đồng USD. Chỉ số Bloomberg Commodity Index trong tháng lạc quan nhờ giá dầu vượt mốc 50 USD trong khi giá các mặt hàng từ đậu tương cho đến kẽm đều tăng.


Diễn biến giá hàng hóa trong quý 2/2016

Nhà đầu tư hàng hoá dường như phớt lờ ảnh hưởng của Brexit khi mà thị trường vẫn tái diễn đà tăng. Nguyên nhân là do tình trạng thừa cung đã chấm dứt khiến thị trường đang trên đà tái cân bằng. Thời điểm tệ nhất đã qua khi giá hàng hoá đã chạm đáy và đang trên đà hồi phục do những dự báo về khan hiếm nguồn hàng cũng như tình trạng cắt giảm sản xuất, tránh thừa cung. Bên cạnh đó, nhu cầu thế giới cũng đang cho thấy dấu hiệu tích cực.

Giá dầu thô Brent đã khôi phục lại được giảm đã mất sau khi chạm mức thấp kể từ tháng hai trong hai ngày cuối tuần trước khi diễn ra sự kiện bỏ phiếu Brexit. Ngoài ra dự trữ dầu tại Mỹ giảm cùng với nguồn cung gián đoạn từ Canada đến Nigeria đã khiến giới đầu cơ đặt cược vào cửa tăng. Trong quý 2 năm nay, giá dầu đã tăng 27% và kết thúc ngày cuối tháng ở mức hơn 50 USD/thùng.

Ba trong số 5 năm mặt hàng thuộc chỉ số Bloomberg Commodity Index tăng mạnh nhất trong quý này là hàng nông sản, dẫn đầu là đậu tương với mức tang 47% do sức ép thời tiếp ảnh hưởng đến thời vụ của khu vực Mỹ Latinh. Nhà đầu tư đang đặt cược vào hàng nông sản nhiều nhất kể từ năm 2012.

Khí gas cũng tăng 28% trong quý này sau khi chạm mức đáy trong 17 năm vào tháng 3. Sản lượng giảm cùng với nhiệt độ tăng do hiệu ứng La Nina buộc các công ty phải giảm 27% dự trữ khí gas so với mức trung bình trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2015.


Sản lượng dầu OPEC lập kỷ lục mới

Sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 6 lên cao nhất từ trước đến nay khi sản lượng của Nigeria hồi phục một phần, Iran tăng sản lượng.

Sản lượng dầu thô của các nước Trung Đông, ngoại trừ Iraq, tăng lên càng nhấn mạnh chiến lược tập trung vào thị phần của OPEC. Các cuộc hội đàm hồi tháng 4 giữa các nước sản xuất dầu thô về việc đóng băng sản lượng đã thất bại và vẫn chưa khởi động lại việc này khi giá dầu hồi phục lên mốc 50 USD/thùng, kéo giảm tính cấp thiết của việc hỗ trợ thị trường.

Nguồn cung dầu thô từ OPEC tháng 6 tăng lên 32,82 triệu thùng/ngày từ 32,57 triệu thùng/ngày trong tháng 5, theo kết quả khảo sát Reuters công bố hôm thứ Năm 29/6.

Mức sản lượng này thấp hơn so với mức nhu cầu bình quân mà OPEC dự đoán trong quý III, cho thấy cầu có thể vượt cung trong những tháng tới nếu OPEC không tăng sản lượng so với mức hiện tại.

Carsten Fritsch, nhà phân tích tại Commerzbank ở Frankfurt, dự đoán sẽ thiếu cung ở mức độ thấp, tùy thuộc vào diễn biến tiếp theo của tình trạng gián đoạn nguồn cung.

Sản lượng dầu thô OPEC trong tháng 6/2016 vượt quá ngưỡng 32,65 triệu thùng/ngày trong tháng 1 khi Indonesia tái gia nhập khối, đẩy sản lượng lên cao nhất kể từ 1997.

Sản lượng dầu tháng 6 tăng một phần nhờ sản lượng của Nigeria tăng thêm 150.000 thùng/ngày nhờ việc sửa chữa đường ống dẫn dầu sau một loạt các cuộc tấn công của phiến quân.

Trong khi đó, Iran đang nỗ lực tăng sản lượng sau khi các lệnh cấm vận được dỡ bỏ.

Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cũng tăng sản lượng thêm 50.000 thùng/ngày mỗi nước. Theo đó, sản lượng dầu thô của Arab Saudi tăng lên 10,30 triệu thùng/ngày.

Sản lượng dầu của Libya cũng tăng thêm 40.000 thùng/ngày sau khi mở cửa trở lại cảng xuất khẩu Marsa al Hariga hồi cuối tháng 5.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-07-2016

    Anh không thể đàm phán thương mại với EU nếu chưa rời khối
    S&P hạ điểm tín dụng của EU sau Brexit​
    Marc Faber: Tất cả tiền giấy sẽ vô giá trị
    Doanh nghiệp Việt lỗ nghìn tỷ vì đồng yên tăng giá kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-07-2016

    Nigeria ký thỏa thuận cơ sở hạ tầng dầu, khí đốt trị giá 80 tỷ USD với Trung Quốc
    Saudi Arabia cắt giảm giá dầu Arab nhẹ sang châu Á
    Số liệu của Mỹ đưa ra hy vọng cho sản xuất; thị trường việc làm ổn định
    Xuất khẩu cà phê Sumatra của Indonesia trong tháng 6 giảm 69%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-07-2016

    Dự trữ ngoại hối tăng thêm 8,2 tỉ USD
    Forbes: Chứng khoán Việt Nam vững vàng trước bão Brexit
    Lào sẽ lập các kho dự trữ gạo
    700 tỉ đồng vốn vay ưu đãi từ PVcomBank dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ
    Lương công nhân tại Đông Nam Á tăng mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-07-2016

    Giá vàng tăng hơn 25% nửa đầu năm nhờ Brexit
    TP. Hồ Chí Minh: Buôn lậu và gian lận thương mại tăng gần 70%
    Trung Quốc đang thắng Mỹ trong 'chiến tranh kinh tế'
    Brexit chưa phải là cơn bão thật sự
    Tỉ phú George Soros: ‘Brexit châm ngòi khủng hoảng tài chính’

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-07-2016

    Tổng thống Obama nói gì về giá dầu?
    Từ 1-7, cấm container chưa cân vào cảng
    Savills: Thị trường khách sạn Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2016
    Kho bạc Nhà nước tăng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ 2016
    Ngành nông nghiệp và khai khoáng phục hồi

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-07-2016

    Gần 90 container lốp xe tồn đọng tại cảng Cát Lái
    Tăng kịch trần thuế nhập khẩu một số máy móc cơ khí?
    Gần 70 dự án mời gọi đầu tư tại TP.HCM và ĐBSCL
    Thái Lan tiếp tục đấu giá 1,1 triệu tấn gạo dự trữ với giá cao
    Lãi suất huy động có thể tăng trong 6 tháng cuối năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-07-2016

    Fed sẽ đảo ngược lộ trình và giảm lãi suất?
    Sản xuất Trung Quốc tiếp tục thu hẹp, chỉ số PMI thấp nhất 4 tháng
    Thượng Hải không còn là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Trung Quốc
    Phớt lờ Brexit, thị trường hàng hoá vẫn tăng mạnh nhất kể từ năm 2010
    Sản lượng dầu OPEC lập kỷ lục mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-07-2016

    Ngành thủy sản Mỹ, Canada chịu ảnh hưởng lớn từ Brexit
    Nga cấm nhập lương thực-thực phẩm của các nước EU tới cuối 2017
    Doanh số bán lẻ tháng 5 của Nhật Bản giảm hơn dự kiến ​​
    Trung Quốc nhằm mục tiêu sẽ cắt giảm công suất thép 45 triệu tấn vào năm 2016
    Xuất khẩu dầu mỏ của Iran trong tháng 7 giảm nhưng cao hơn năm trước 70%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều  01-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-07-2016

    Ngành thủy sản tăng trưởng âm trong nửa đầu năm
    Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến
    Vải thiều mất mùa nhưng được giá
    Nhà đầu tư tăng bán vàng
    Hàn Quốc đầu tư 400 triệu USD làm dự án điện sinh khối tại Quảng Bình

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-07-2016

    Standard & Poor's và Fitch đồng loạt hạ mức tín nhiệm của Anh
    Dự báo niềm tin sản xuất tháng 7 của Hàn Quốc không đổi
    Tăng trưởng kinh tế Tây Ban Nha giảm nhẹ trong quý II
    Đói nguyên liệu, nhiều nhà máy giảm 50% công suất
    Ngành dệt may phải cấu trúc lại sản xuất