tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-12-2015

  • Cập nhật : 26/12/2015

Thủ tướng hứa giảm chi thường xuyên để có thêm tiền đầu tư phát triển

Trả lời chất vấn của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa về nợ công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đến năm 2020 sẽ giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống 58% và tăng chi cho đầu tư phát triển lên 20% trong khi nợ công được đảm bảo.
nguoi dung dau chinh phu khang dinh se co cau lai no cong theo huong on dinh, ben vung.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định sẽ cơ cấu lại nợ công theo hướng ổn định, bền vững.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) về việc giảm nợ công, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Về chất vấn này, Thủ tướng cho biết đã trình Quốc hội Báo cáo về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công, đánh giá thực hiện ngân sách nhà nước 5 năm 2011 – 2015 và định hướng giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2015, mức dư nợ công dự kiến khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,9% GDP và nợ nước ngoài khoảng 41,5% GDP, trong phạm vi quy định.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ thừa nhận dư nợ công từ năm 2011 đến 2015 tăng thêm khoảng 7% GDP do yêu cầu phải tăng vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chính phủ dự kiến mức bội chi ngân sách nhà nước bình quân của giai đoạn 2016–2020 khoảng 4,9% GDP trong khi dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Để giảm bội chi, theo Thủ tướng, thu ngân sách sẽ tiếp tục bổ sung các chính sách nhằm vào thu nội địa, giảm thiểu tác động giảm thu do cắt giảm thuế quan để hội nhập quốc tế và thu từ dầu thô.

Về chi ngân sách, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục cơ cấu lại, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống khoảng 58% (giảm khoảng 9-10% so với tỷ trọng bố trí dự toán năm 2015), tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm trong tổng chi ngân sách đạt khoảng 19–20%, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngoài ngân sách.


TPHCM dành 10ha đất tái định cư cho 4 dự án trong KĐT mới Nam thành phố

UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương dành khoảng 103.610m2 đất ở tại dự án khu định cư số 4 do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư để tái định cư cho 4 dự án trên địa bàn khu đô thị mới Nam thành phố.

Cũng trong đợt này, UBND TP đã chấp thuận điều chuyển 14 nền đất tại dự án khu tái định cư Long Bửu giai đoạn 2 (do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 9 làm chủ đầu tư) và 98 căn hộ tại chung cư C7- C8 (do Công ty Phát triển Khu Công nghệ cao làm chủ đầu tư) để bố trí tái định cư.

Cụ thể, 14 đất nền và 98 căn hộ này sẽ được bố trí cho các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi dự án chỉnh trang phát triển đô thị phường Long Bình, quận 9, dự án khu tái định cư Long Sơn (do Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc làm chủ đầu tư) và dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1.

Thành phố cũng điều chuyển bổ sung 20 căn hộ tầng trệt, 81 căn hộ tầng 2 chung cư Vĩnh Lộc B cho UBND quận Bình Tân bố trí tái định cư dự án Tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên trên địa bàn quận; thu hồi 47 căn hộ tầng 4 và 54 căn hộ tầng 5 chung cư Vĩnh Lộc B để bố trí cho các dự án khác.


Máy bay qua vùng trời Việt Nam mất phí 115-520 USD

Tùy vào trọng tải cất cánh và cự ly bay của mỗi chuyến, mức phí phải nộp sẽ khác nhau, theo quy định mới từ ngày 16/1/2016.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 195 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bay qua vùng trời Việt Nam. Mức phí này trước đây được quy định trong các văn bản liên ngành và chưa cập nhật trong thời gian dài.

Theo đó từ 16/1/2016, mỗi chuyến bay thương mại thường lệ (theo lịch đã công bố sẵn) sẽ nộp phí theo quy định mới, từ 115 đến 520 USD, tùy tải trọng cất cánh và cự ly bay. Các chuyến bay thương mại không thường lệ (không theo lịch bay đều đặn có sẵn) sẽ nộp mức phí bằng 120% của chuyến bay thường lệ.

Mức thu phí với chuyến bay thường lệ qua vùng trời Việt Nam

Trọng tải cất cánh tối đa Mức phí (USD/chuyến bay)
Cự ly bay qua vùng trời Việt Nam dưới 500 km Cự ly bay qua vùng trời Việt Nam từ 500 km trở lên
Dưới 20 tấn 115 129
Từ 20 - dưới 50 tấn 176 197
Từ 50 - dưới 100 tấn 255 286
Từ 100 -  dưới 150 tấn 330 370
Từ 150 - dưới 190 tấn 384 431
Từ 190 - dưới 240 tấn 420 460
Từ 240 - dưới 300 tấn 450 490
Từ 300 tấn trở lên 480 520

Phí bay qua vùng trời Việt Nam là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước và không chịu thuế giá trị gia tăng. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm thu phí, nộp 100% vào Ngân sách trung ương. Chi phí phục vụ cho công tác tổ chức thu phí bay qua vùng trời Việt Nam được bù đắp từ các khoản doanh thu giá dịch vụ của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.


Công ty tài chính Cao su Việt Nam chính thức bị “xóa sổ”

Ngày 23/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động của Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Việt Nam.

Theo đó, NHNN thu hồi Giấy phép hoạt động số 02/GP-NHNN ngày 06/10/1998 do Thống đốc NHNN cấp cho Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Việt Nam.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Công ty tài chính Cao su Việt Nam có trách nhiệm hoàn trả NHNN bản gốc Giấy phép hoạt động số 02/GP-NHNN ngày 06/10/1998 do Thống đốc NHNN cấp, chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, công ty sẽ phải thực hiện các thủ tục chấm dứt tồn tại của công ty và các đơn vị mạng lưới theo quy định của pháp luật; thực hiện bố cáo sáp nhập, bố cáo chấm dứt hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng; trên trang thông tin điện tử của Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Việt Nam.

Trước đó, ngày 22/9/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Quyết định số 1634/QĐ-TTg về việc sáp nhập Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Việt Nam vào Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao su Việt Nam có trách nhiệm thực hiện sáp nhập đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành; lập hợp đồng sáp nhập; tiếp nhận - chuyển giao các tài sản, lao động hiện có tại Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao su Việt Nam.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được kế thừa các nghĩa vụ, quyền và lợi ích từ Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao su Việt Nam đã xác lập và còn tồn tại để tiếp tục xử lý thu hồi nợ và trả nợ, không thực hiện mới các chức năng liên quan đến hoạt động tín dụng như huy động vốn, cho vay và không nhận tiền gửi, thanh toán.

Thời hạn để Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện nghĩa vụ trả nợ và quyền thu hồi nợ sẽ chấm dứt khi Tập đoàn đã hoàn tất việc xử lý, thu hồi nợ và trả nợ theo phương án sáp nhập đã được phê duyệt.


Bỏ qua Sabeco, hãng bia Thái đầu tư 1,1 tỉ đô vào bia của Masan

bia su tu trang thoi diem ra mat nguoi dung

Bia Sư tử trắng thời điểm ra mắt người dùng


Công ty CP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan”) vừa chính thức ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với Singha Asia Holding Pte Ltd (“Singha”).

Giao dịch trị giá 1.1 tỷ USD cho phép Singha sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33.3% cổ phần Masan Brewery. Masan Consumer Holdings sở hữu 66.7% cổ phần Masan Brewery.

Thương vụ này dự kiến được hoàn tất trong tháng 1/2016.

Được biết, Singha Asia là một công ty thành viên quan trọng của Tập đoàn Boon Rawd Brewery, hãng bia tại Thái Lan được thành lập năm 1933. Hiện nay công ty đang sản xuất các sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau như Singha, Leo, B-ing, Purra, Sanvo… thông qua 50 công ty thành viên.

Còn Masan Consumer là công ty con thuộc tập đoàn Masan chuyên về các ngành hàng gia vị, nước tương, cà phê và đồ uống. Công ty này sở hữu nhiều nhãn hiệu khá nổi tiếng như nước tương Chinsu, nước mắm Tam Thái Tử, bia Sư Tử Trắng.

Gần đây, Masan Consumer còn thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm các DN nước khoáng trong nước để mở rộng thị trường.Vốn hóa thị trường của Masan Consumer vào khoảng 2,5 tỉ USD.

Theo nhận định của hai bên, sự kết hợp này cho phép cả Masan và Singha mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống của hai công ty thành quy mô khu vực. Trong đó, trọng tâm là các nước “inland Asean” (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào).

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan khẳng định rằng mối quan hệ này vô cùng độc đáo vì hiếm khi hai nền tảng hàng đầu trong khối ASEAN cùng hợp tác phát triển để tạo ra giá trị đột phá vượt trội.

Về phía Singha, ông Palit Bhirombhakdi, Tổng Giám đốc của Singha Asia tự tin cho rằng Masan sẽ có khoảng 65 triệu người Thái Lan đón tiếp ngay sau khi hợp tác với Singha. Bởi hiện nay, nhiều người dùng Thái Lan rất ưa chuộng những ngành hàng chính của Masan như nước mắm và cà phê nhờ hương vị và nguồn gốc đặc biệt.

"Ở chiều ngược lại, nền tảng phân phối sâu rộng của Masan tiếp cận đến mọi ngóc ngách ở Việt Nam sẽ giúp Singha tiếp cận một thị trường 90 triệu người tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng và sẽ hỗ trợ Singha mở rộng các ngành hàng mới.”, vị này khẳng định.

Hiện MSN đang sở hữu thương hiệu bia Sư Tử Trắng, theo kế hoạch, trong 6 tháng cuối năm 2015, MSN sẽ khánh thành nhà máy bia ở Hậu Giang.

Dự kiến chi phí kho vận sẽ giảm mạnh vì chi phí vận chuyển các sản phẩm bia của Masan từ nhà máy bia hiện hữu ở Phú Yên vào các tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện nay không tối ưu.

Trước đó, theo thông tin từ Sabeco, từ hồi giữa năm nay, Tập đoàn Sinha cũng đã đề nghị muốn mua cổ phần của Sabeco. Tuy nhiên, Sabeco đáp trả lại khá "lạnh nhạt". Mới đây, Sabeco cho biết sẽ bán phần vốn Nhà nước, nhưng không bán cho doanh nghiệp nước ngoài.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-03-2016

    JETRO hỗ trợ DN Việt Nam xúc tiến xuất khẩu
    Tỉ phú Lý Gia Thành: Kinh tế Hồng Kông tệ nhất trong 20 năm
    Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu dầu
    4.000 tỉ đồng xây cảng quốc tế Liên Chiểu
    Khai nhập than củi, bên trong là rác điện tử

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-03-2016

    Nga sẽ cạn kiệt dầu vào năm 2044
    El Nino làm giảm mạnh sản lượng cá ở Thái Bình Dương và Trung Mỹ
    Toshiba bán 5,9 tỷ USD tài sản, đầu tư vào sản xuất chip nhớ
    Nhập khẩu ô tô giảm mạnh trong hai tháng đầu năm, đạt hơn 11.5000 chiếc
    Xuất khẩu gạo trong tháng Hai vượt kế hoạch 400.000 tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-03-2016

    Proconco tố “ông lớn” Hàn Quốc CJ không thể là nhà đầu tư chiến lược của Vissan
    Đối tác Singapore sẽ nắm 25% vốn điều lệ của Hanel
    Thu hút FDI: TP.HCM bị Đồng Nai, Bình Dương bỏ xa
    Thực thi EVFTA: Luật tương thích nhưng doanh nghiệp khó hưởng
    Nợ xấu sẽ mắc kẹt nếu bất động sản gặp khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-03-2016

    WB đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
    Hàn Quốc là quốc gia thứ 4 muốn đầu tư metro tại TP.HCM
    Nhiều nhà đầu tư nước ngoài kiến nghị bỏ Thông tư 23 về nhập khẩu máy móc cũ
    Chính sách thông thoáng thì doanh nghiệp mới “phất”
    Doanh nghiệp nông nghiệp đã thoái vốn được trên 2.100 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-03-2016

    Thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị lên đến 3,5 tỷ USD
    2 đối tác cùng Bánh kẹo Hải Hà muốn đầu tư dự án BĐS trên đất nhà máy cũ
    Tổng Giám đốc dùng đất trên giấy lừa 7 triệu USD
    Opera chấp nhận “bán mình” cho Trung Quốc với giá 1,2 tỷ USD
    Nikkei Asian Review: FPT sẽ bán mảng Bán lẻ và phân phối với giá 103 - 121 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-03-2016

    Nasdaq rời bỏ Trung Quốc, hướng sang Nhật Bản, Ấn Độ
    Việt Nam cần cuộc cải cách thứ 2
    Sản lượng cá tra giảm 17%
    Giá điều thô tăng xấp xỉ "đỉnh" cách đây 5 năm
    Chứng khoán Việt Nam chưa đủ lớn để hấp thụ vốn nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-03-2016

    Đồ "made in China" thực ra không rẻ như chúng ta tưởng
    Masan, Co.op mart cũng tham gia đấu giá mua BigC Việt Nam
    Tranh chấp nhãn hiệu Jet và Hero: Sumatra có thể kiện ra tòa quốc tế!
    Nestle đầu tư 70 triệu USD xây nhà máy tại Việt Nam
    Toshiba phủ nhận tin bán mảng sản xuất điều hòa, tủ lạnh cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-03-2016

    MoMo nhận đầu tư 28 triệu USD từ Standard Chartered và Goldman Sachs
    Mỹ cấm khai thác dầu ở Đại Tây Dương
    Sau bán lẻ, thực phẩm.. Người Thái bắt đầu dòm ngó BĐS Việt Nam
    Chính phủ sẽ chỉ tập trung bảo lãnh cho các lĩnh vực không tạo ra lợi nhuận
    Chính phủ Anh tìm ra giải pháp vừa giúp tăng ngân sách, lại bảo vệ sức khỏe cho người dân

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-03-2016

    Hàng trăm xe container ùn tắc tại Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy
    Giá điều tươi đang cao nhất từ trước tới nay
    Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2016
    Cá cảnh trở lại sân nhà
    Tiền ảo vẫn hoành hành

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-03-2016

    Lợi nhuận cao, cổ phiếu cảng biển lên ngôi
    Volkswagen bị kiện đòi 3,6 tỷ USD
    Đề nghị chọn sữa, dệt may để kích thích sản xuất
    Hàng Trung Quốc chui vào khu công nghiệp để dán nhãn hàng Việt
    Đụng vào nỗi đau, doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ có thức tỉnh vì câu nói của Bí thư Thăng?