tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-01-2016

  • Cập nhật : 15/01/2016

Dầu giảm giá 'thảm, Nga sắp phải bán ngân hàng'

Các nước OPEC lần đầu tiên phải tăng thuế để bù thu nhưng khẳng định sẽ không giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.

Phát biểu tại diễn đàn kinh tế Gaidar ở Moscow (Nga) ngày 13-1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thừa nhận kinh tế Nga năm 2016 sẽ phải đối mặt nhiều thách thức nhưng Nga có tất cả điều kiện cần thiết để hành động và vượt qua khủng hoảng.

thu tuong nga dmitry medvedev phat bieu tai dien dan kinh te gaidar (nga) ngay 13-1. anh: thx 

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại diễn đàn kinh tế Gaidar (Nga) ngày 13-1. Ảnh: THX 

Nga sẽ cân nhắc bán một số tài sản ngân hàng để bù vào khoản thất thu từ việc giá dầu giảm, kênh thông tin tài chính CNBC (Mỹ) dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev phát biểu tại diễn đàn. Theo ông, Nga bắt buộc phải cân nhắc đến biện pháp này vì giá dầu thấp thế này sẽ còn kéo dài hàng thập kỷ nữa.

Trong các ngân hàng được đưa vào "sổ tử" có hai ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank và VTB. Hãng tin CNBC đã liên lạc với hai ngân hàng Sberbank và VTB về tuyên bố của Bộ trưởng Alexei Ulyukayev nhưng không được trả lời. Cố vấn cấp cao Chris Weafer tại công ty cố vấn đầu tư Macro-Advisory (Anh) nhận định, Bộ trưởng Alexei Ulyukayev đã gián tiếp đề cập khả năng đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa ngân hàng nhà nước.

Cũng tham gia diễn đàn kinh tế Gaidar, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết mức thiếu hụt ngân sách năm 2015 là 2,6% GDP, nhưng năm nay có lẽ sẽ còn nhiều hơn vì thất thu từ dầu. Muốn ngân sách cân bằng, Nga phải bán dầu ở mức giá 82 USD/thùng, quá xa mức hiện tại chỉ 30 USD/thùng. Ông Anton Siluanov cho biết sẽ đề xuất cắt giảm chi tiêu ngân sách 10%.

Kinh tế Nga chìm vào suy thoái từ năm 2015. Hai nguyên nhân chính là vì các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan việc Nga sáp nhập Crime và ủng hộ phe ly khai Ukraine, cộng với việc giá dầu giảm liên tục. Vốn là nước xuất khẩu dầu lớn, giá dầu giảm mạnh hiện tại ảnh hưởng vô cùng lớn đến nguồn thu ngân sách của Nga.

Nga không phải là nước duy nhất lao đao vì giá dầu giảm, sáu nước xuất khẩu dầu lớn - Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Oman, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - lần đầu tiên phải lên kế hoạch tăng thuế để bù thất thu từ dầu.

Sau khi giá dầu giảm xuống 30 USD/thùng, có thông tin các nước xuất khẩu dầu OPEC sẽ họp khẩn để bàn cách đối phó. Tuy nhiên, thành viên UAE đã bác bỏ thông tin, khẳng định sản lượng xuất khẩu của nhóm sẽ không thay đổi.


Thông quan hàng hóa tại Tân Sơn Nhất rút ngắn tới 6 ngày

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chiều 14-1, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tổ chức Lễ khai trương địa điểm kiểm tra chuyên ngành tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ông Lê Tuấn Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cho biết trước đây để thông quan hàng hóa, các đơn vị doanh nghiệp phải chạy tới 6 đơn vị trong thành phố để làm thủ tục, giấy tờ. Từ Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đến Cơ quan thú y vùng VI; Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II; Viện Y tế công cộng TPHCM; Sở Thông tin truyền thông TPHCM; Sở Văn hoá, Thể thao TPHCM. Điều này rất mất thời gian tốn chi phí.

Hiện nay, các cơ quan kiểm tra chuyên ngành sẽ bố trí cán bộ nhân viên trực tiếp làm việc, thực hiện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra ngay tại cửa khẩu. Quy trình tiếp nhận hồ sơ, thông báo kết quả kiểm tra được kết nối với hệ thống một cửa quốc gia hoặc phần mềm kết nối giữa cơ quanHải quan và cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.

Theo số liệu thống kê năm 2014 và 2015, thời gian từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi thông quan, giải phóng hàng trung bình đối với hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành là 14 ngày, trong đó thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan chỉ chiếm 28%. Kết quả này cho thấy, thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành. Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành chiếm tỷ lệ hơn 34% số lượng tờ khai nhập khẩu.

Theo ông Bình, việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành ngay tại cửa khẩu sẽ giúp thay đổi đáng kể về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp so với thời gian trung bình trước đây từ 2-6 ngày. Cụ thể: giảm thời gian thông quan 2 ngày nếu lô hàng thuộc diện kiểm tra cảm quan, giảm thời gian 2 ngày cho việc nhận kết quả kiểm tra vì kết quả được chuyển ngay đến cơ quan hải quan thông qua hệ thống công nghệ thông tin, giảm thời gian 2 ngày cho việc lấy mẫu ngay tại cửa khẩu so với việc lấy mẫu tại kho doanh nghiệp như trước đây. Từ đó kéo giảm chi phí thông quan cho doanh nghiệp do giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, lấy mẫu thuận lợi. Bên cạnh đó, hàng hoá được thông quan và đưa vào sản xuất, kinh doanh nhanh hơn cũng nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Đây cũng là một bước tiến mới của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TPHCM nói riêng trong tiến trình cải cách hiện đại hoá thủ tục hải quan, tiến đến việc giảm thời gian thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngang bằng với các nước ASEAN. 


Việt Nam có nhiều cơ hội sản xuất để xuất khẩu

“Năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28,8% tổng kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là Hàn Quốc (chiếm 16,7%).

Nhập khẩu chủ yếu từ hai thị trường này là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; đặc biệt là điện thoại các loại, điện tử, máy tính và linh kiện phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu điện tử, máy tính và điện thoại...”. PGS Tô Trung Thành, ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết như trên tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2015: Cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập mới” do ĐH Kinh tế quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 13-1.

Ông Thành nhấn mạnh: “Có thể nói xu hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn. Nguyên do là bên cạnh việc các doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc phần lớn đầu vào, nguyên liệu từ Trung Quốc có giá rẻ, trình độ công nghệ phù hợp thì còn do nguyên nhân hiện nay Việt Nam đang ở vị trí cuối cùng trong chuỗi giá trị toàn cầu”.

Tuy nhiên, ông Thành cho hay Trung Quốc đang dần trở thành một thị trường tiêu thụ thay vì chỉ là cơ sở sản xuất nên các nước ASEAN, trong đó nổi lên là Việt Nam đang trở thành cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, chuỗi sản xuất toàn cầu đang dần dịch chuyển đầu tư sản xuất một số khâu trong chuỗi giá trị từ Trung Quốc và Thái Lan sang Việt Nam. “Chiến lược Trung Quốc + 1” và “Chiến lược Thái Lan + 1” đang được các công ty đa quốc gia theo đuổi nhằm tìm một nước ngoài Trung Quốc để tránh xu hướng tiền công nhân công đang gia tăng nhanh chóng tại các quốc gia này.

“Vai trò của các chính sách về thể chế, hạ tầng... là rất quan trọng để Việt Nam tiến lên vị trí cao hơn cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu” - ông Thành khẳng định.

TS Nguyễn Mạnh Hùng - Ban Kinh tế Trung ương cho rằng khi TPP có hiệu lực, Bộ Chính trị cần có kết luận/chỉ thị chỉ đạo việc triển khai TPP, trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể sát thực nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu rủi ro...

Ông Hùng cũng kiến nghị cần đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm…


Nhân dân tệ mất giá: Biến động nhỏ, khủng hoảng lớn

Hiếm ai nghĩ việc nhân dân tệ giảm giá 6% trong hơn 5 tháng qua là dấu hiệu của khủng hoảng, song nhiều người sẽ giật mình khi mỗi sáng thức dậy, đồng tiền này lại mất 0,04% giá trị.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang đưa ra một loạt biện pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngăn đồng tiền này tiếp tục đi xuống. Những nỗ lực đó được Bloomberg so sánh với một số chiến dịch bảo vệ tiền tệ lớn chưa từng thấy tại các thị trường mới nổi trong hơn 2 thập kỷ qua.Hong Kong (Trung Quốc) đã trở thành điểm mấu chốt cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Trong hai ngày nay, họ đã mua nhân dân tệ (NDT) ở thị trường Hong Kong để đẩy lãi suất vay qua đêm bằng đồng NDT lên kỷ lục - 67% hôm qua (12/1), từ mức chỉ 4% cuối tuần trước.

mot quay doi tien tai hong kong (trung quoc). anh: wsj

Một quầy đổi tiền tại Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: WSJ

Động thái này được đưa ra để hạn chế đầu cơ. Nó còn cao hơn so với lãi suất tại thời kỳ đỉnh điểm Nga cứu đồng rouble năm 2014 và sự can thiệp của Brazil năm 2009.

Để chống đỡ cho tỷ giá, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng đã tiêu tốn hơn 500 tỷ USD trong 12 tháng qua, khiến dự trữ ngoại hối xuống còn 3.300 tỷ. Chi phí này thậm chí còn tương đương toàn bộ dự trữ ngoại hối của Thụy Sĩ - quốc gia có dự trữ lớn thứ 4 thế giới. Các lãnh đạo Trung Quốc cũng quyết định thắt chặt kiểm soát vốn, chặn đứng những giao dịch tiền tệ bất hợp phát và hạn chế cho vay xuyên biên giới.

Trong những thị trường mới nổi ngang hàng với Trung Quốc, NDT vẫn là một trong những đồng tiền có diễn biến tốt nhất so với USD năm qua. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang hành động ngày càng cấp bách. Với vai trò nền kinh tế lớn nhì thế giới, NDT mất giá không theo quy luật có thể khiến dòng vốn rút ra ngày càng lớn. TheoBloomberg, con số này đã lên đến gần 1.000 tỷ USD trong 12 tháng, tính đến tháng 11/2015

"Họ đang thực sự cố gắng để ngăn chặn sự hoảng loạn", Lucy Qiu - nhà phân tích thị trường mới nổi tại UBS Wealth Management cho biết.

Bằng cách can thiệp vào thị trường Hong Kong, PBOC đã buộc giá NDT quốc tế tăng lên gần với giá trong nước, nhằm giữ chân nhà đầu tư nước ngoài. Giới chức cũng nhấn mạnh rằng mục đích của hành động này là để giữ NDT ổn định so với rổ tiền tệ, hơn là neo giá NDT theo sự mạnh lên của đồng đôla.

Việc ngăn chặn đầu cơ và thu hút đầu tư bằng cách tác động vào tỷ giá có thể giúp ngăn chặn khủng hoảng tiền tệ. Tuy nhiên, nó cũng sẽ khiến cả nền kinh tế rơi vào tình trạng suy yếu khi khiến các công ty và người tiêu dùng khó tiếp cận tín dụng.


Hạ tầng giao thông phải đi trước phát triển kinh tế

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, chỉ riêng tại TP.HCM nhu cầu giao thông tăng gấp hai lần chỉ trong 10 năm, trong đó 82% người sử dụng phương tiện xe máy...

co the khuyen khich giao thong cong cong thong qua tang chi phi giao thong ca nhan. voi van de von, vn can day manh phuong thuc thu hut hop tac cong tu (ppp).

Có thể khuyến khích giao thông công cộng thông qua tăng chi phí giao thông cá nhân. Với vấn đề vốn, VN cần đẩy mạnh phương thức thu hút hợp tác công tư (PPP).

Tại hội thảo quốc tế về phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông do Viện Giao thông Hàn Quốc (KOTI) và Hội đồng nghiên cứu kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn Hàn Quốc (NRCS) tổ chức ở TP.HCM ngày 13-1, ông Chang Woon Lee - giám đốc điều hành KOTI, cho rằng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cần có tầm nhìn đi trước phát triển kinh tế, vì việc giải quyết những vấn đề đã xảy ra không thể trong một sớm một chiều.

“Các chính sách phát triển hạ tầng giao thông cần được tính toán dựa trên kết quả phân tích và triển vọng trong tương lai” - ông Chang Woon Lee nói.

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, chỉ riêng tại TP.HCM nhu cầu giao thông tăng gấp hai lần chỉ trong 10 năm, trong đó 82% người sử dụng phương tiện xe máy, trong khi ôtô và xe buýt thấp hơn, chỉ khoảng 6-7%, điều này gây ra các vấn đề xã hội.

Ông Se Young Ahn, giám đốc NRCS, cho rằng nền kinh tế VN đang tăng trưởng nhanh và việc xây dựng những hệ thống hạ tầng đường cao tốc rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế.

“Trước mắt, VN cần xây dựng được tính tiện lợi và tin tưởng cho người sử dụng giao thông công cộng, nâng cao dịch vụ. Có thể khuyến khích giao thông công cộng thông qua tăng chi phí giao thông cá nhân. Với vấn đề vốn, VN cần đẩy mạnh phương thức thu hút hợp tác công tư (PPP)” - ông Se Young Ahn gợi ý.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-01-2016

    Bất động sản còn tồn kho gần 51 nghìn tỉ đồng
    Sếp Templeton Emerging Markets Group nói gì về thị trường Việt Nam?
    Đấu giá cổ phần năm 2015: Thu về hơn 10 nghìn tỷ đồng
    Bộ Xây dựng: Giá nhà đang tăng nhẹ
    Hà Nội ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-01-2016

    TP HCM mở điểm kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tập trung
    Giảm được 1.600 tỷ đồng nhờ thẩm định dự toán
    Nhập khẩu gần 500.000 tấn than/năm
    Chứng khoán thế giới mất gần 3.200 tỉ USD chỉ trong 15 ngày
    Bluechips “gục ngã”, VnIndex giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-01-2016

    Giữa năm 2017 sẽ có thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh
    Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính đều sụt giảm
    Vietcombank báo lãi 6.655 tỷ đồng năm 2015
    Trung Quốc giảm mua cá sấu tại TP.HCM
    Gạo Việt phải sang Thái kiểm định, tốn 500 USD/mẫu

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-01-2016

    Bộ Tài chính đã tính đến phương án giá dầu dưới 30 USD/thùng
    Hà Nội công khai 139 doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
    Công nghiệp chế biến, chế tạo: Những tín hiệu khả quan
    Nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2016
    Ưu đãi thuế lớn cho các dự án bảo vệ môi trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-01-2016

    Hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Đồng Nai vẫn còn “ngái ngủ”
    Bộ Tài chính: Đã thu được hơn 1.900 tỷ đồng thuế của Metro
    VAMC phát hành gần 110 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt
    Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ bê bối trong ngành tài chính ngân hàng
    Giá dầu giảm tác động tới Nga nhiều hơn trừng phạt của phương Tây

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-01-2016

    Lúa gạo đối mặt nguy cơ thua ngay trên sân nhà
    Thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng
    Báo Nhật: Hàng Thái đang hất cẳng hàng Trung Quốc khỏi thị trường Việt Nam
    VN lần đầu tiên phát hành trái phiếu kỳ hạn 30 năm
    Vinalines phải thoái vốn khỏi 9 doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-01-2016

    Lạc quan với TPP, DN muốn đơn giản hơn nữa thủ tục hành chính
    TPP có thể chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016
    Thái Lan lo ngại các nhà đầu tư rút vốn sang Việt Nam vì TPP
    Giá thép xuống dưới ngưỡng 10 triệu đồng/tấn
    Thái Lan muốn bán hết 13 triệu tấn gạo dự trữ vào năm 2017

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-01-2016

    Nên nhập LNG khi giá dầu xuống thấp
    Xuất khẩu tôm thu hẹp hơn 1/3 thị trường
    Singapore Airlines nỗ lực thâu tóm Tiger Airways
    Giá căn hộ chung cư có thể sẽ giảm vào cuối năm nay
    Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội nhanh chóng thông qua TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-01-2016

    Kiệt quệ vì hàng gian, hàng giả
    Lệch số liệu GDP 300.000 tỉ: Tổng cụcThống kê nói tính đúng
    Nhiều doanh nghiệp nợ thuế trốn khỏi địa chỉ kinh doanh
    Chỉ mất 3 giờ để nhận giấy phép đầu tư ở Indonesia
    Thái Lan dự kiến cho thuê đất tới 99 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-01-2016

    Trái cây Việt chinh phục các thị trường khó tính trong năm 2015
    Xuất khẩu gạo năm 2015 đạt hơn 6,5 triệu tấn
    Hàng Việt chịu sức ép tại Lào
    Thực phẩm chức năng Trung Quốc giả thương hiệu Việt Nam
    Singapore bác thông tin khoai lang Việt Nam có độc tố