Thuế bia tăng, giá khó tăng
Trung Quốc tiêu thụ mạnh thanh long Việt
Ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng chính thức ra đời
Thời hạn công bố báo cáo tài chính quý chỉ còn 20 ngày
OPEC khốn đốn vì nguồn cung dầu đá phiến sét gia tăng
Tin kinh tế đọc nhanh 26-12-2015
- Cập nhật : 26/12/2015
Nhà nước vẫn nắm 100% vốn ở than, điện, dầu khí
Theo đó, tính đến tháng 12-2015, Bộ Công Thương còn quản lý năm tập đoàn kinh tế và một tổng công ty 100% vốn nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba). Trong đó, bốn tập đoàn là EVN, TKV, PVN, Vinachem đã được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh đề án tái cơ cấu, kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng thực tế công tác thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn cũng như tái cơ cấu DN của ngành công thương chưa được như mong muốn...
Tỉ giá sẽ linh hoạt để chống găm giữ USD
Đó là thông tin được bà Nguyễn Thị Hồng, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) VN, cho biết tại họp báo về định hướng điều hành tỉ giá, lãi suất trong năm 2016.
Ngày 24-12. , bà Hồng cho hay trong năm 2016, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý để bình ổn thị trường ngoại tệ nhằm giảm tình trạng đôla hóa. “NHNN đã đưa lãi suất tiền gửi đồng USD xuống 0%/năm đối với cả tổ chức và cá nhân.
Tuy nhiên, mấy ngày qua thị trường tỉ giá vẫn chịu tác động tâm lý rất nặng nề. Do đó, năm 2016 NHNN sẽ tiến tới cách điều hành tỉ giá linh hoạt hơn để giảm tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ” - bà Hồng nói.
Về tăng trưởng tín dụng của cả năm sau, NHNN đặt mục tiêu là 18 - 20%, cao hơn mức năm nay. Vốn sẽ tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ như doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn...
Riêng đối với những lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán, NHNN sẽ kiểm soát chặt chẽ.
Khởi động lại dự án tỉ đô
Một dự án nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí có vốn đầu tư 4,15 tỉ USD đang khởi động lại tại tỉnh Quảng Nam sau nhiều năm “chết yểu”
Năm năm trước, khi UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép cho Công ty TNHH Tập đoàn Bãi Biển Rồng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Bãi Biển Rồng (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), chính quyền và người dân địa phương kỳ vọng bao nhiêu thì sau đó thất vọng bấy nhiêu bởi siêu dự án này “chết yểu”, kéo theo nhiều hệ lụy.
Người dân trong vùng dự án Bãi Biển Rồng hết sức khốn khổ vì không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như sửa chữa nhà cửa
Dự án được cấp phép đầu tư vào tháng 9-2009 với tổng vốn lên đến 4,15 tỉ USD (lớn nhất miền Trung lúc bấy giờ), nằm ở vị trí thuộc loại đắc địa nhất khu ven biển nối giữa TP Đà Nẵng và TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Dự án triển khai từ năm 2010 đến 2019, trên diện tích 400 ha, có công viên sát bãi biển, hệ thống khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí có thưởng, 9 tổ hợp khách sạn và trung tâm hội nghị quốc tế 10.000 chỗ ngồi, khu căn hộ và biệt thự cao cấp.... Thế nhưng, sau khi được cấp phép, chủ đầu tư không thực hiện các cam kết, cũng không lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư… nên đã bị thu hồi giấy phép vào năm 2010.
Người dân vùng dự án cho biết đã nhiều năm qua, họ không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhiều nhà xuống cấp nghiêm trọng cũng không được sửa chữa vì vướng quy hoạch. Trong cơn bão số 11 năm 2013, do không được sửa chữa nên nhiều nhà hư hại, tốc mái, sụp hoàn toàn. “Cuộc sống của chúng tôi hết sức khốn khổ và không biết phải chịu đựng đến bao giờ” - một người dân bức xúc.
Tuy nhiên, sau 5 năm “ngủ đông”, dự án Bãi Biển Rồng vừa được khởi động lại. Ông Nguyễn Thành Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Điện Dương, cho biết Tập đoàn Tuần Châu (một trong những nhà đầu tư mới) vừa hoàn tất đền bù, giải phóng mặt bằng 12 ha để xây khu vui chơi, biểu diễn cá heo; kiểm kê xong 15 ha ven biển để quy hoạch khu dân cư nhằm có mặt bằng xây khu phức hợp du lịch, vui chơi có thưởng.
Khi phóng viên hỏi về lộ trình thực hiện và tổng vốn đầu tư toàn bộ dự án là bao nhiêu thì ông Dũng cho biết không nắm rõ. “Các dự án khác thì công bố quy hoạch rồi mới thực hiện nhưng với dự án này thì làm tới đâu quy hoạch tới đó” - ông Dũng giải thích.
Chưa cấp phép đầu tư
Tháng 6-2015, UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (Tập đoàn Tuần Châu) và thống nhất chủ trương cho phép công ty này tiếp cận để nghiên cứu thực hiện dự án khu vui chơi giải trí, bất động sản tại phường Điện Dương. UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị công ty thành lập một doanh nghiệp làm chủ đầu tư dự án để đủ tư cách pháp nhân.
Tuy nhiên, ông Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, cho hay đến nay, sở vẫn chưa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Tuần Châu.
Bộ Công Thương thoái vốn hơn 2.000 tỷ đồng khỏi GELEX
Giao dịch cổ phiếu GEX phiên hôm nay rất sôi động và xác nhận mức giá trần 20.000 đồng ngay từ khi mở phiên. Theo đó, đã có 122,5 triệu chứng khoán được khớp lệnh, tương ứng khoảng 2.170 tỷ đồng, phần lớn trong khoảng giá 17.700-17.800 đồng. Chốt phiên, giá cổ phiếu này cũng tăng 2.100 đồng lên 19.500 đồng.
Trước đó, Bộ Công Thương đã thông báo thoái toàn bộ 78,74% vốn tại Công ty Thiết bị điện, thông qua việc bán ra 122 triệu cổ phần theo phương thức khớp lệnh. Thời gian thực hiện từ 25/12/2015 đến 22/1/2016. GEX mới niêm yết trên sàn UPCoM vào cuối tháng 10/2015 và hàng loạt lãnh đạo công ty đã đăng ký bán ra cổ phiếu từ thời điểm đó.
Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam được thành lập năm 1990, chuyên sản xuất, kinh doanh thuộc ngành công nghiệp kỹ thuật điện. Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của Gelex đạt từ 12% đến 16%, dự kiến doanh thu 2015 đạt trên 10.000 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty có doanh thu 4.515 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 192 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản của công ty khi đó đạt 5.291 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 2.553 tỷ đồng.a
T+2 đã sẵn sàng để áp dụng từ đầu 2016
Ngày 18/12/2015, trên cơ sở chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã ký Quyết định 112/QĐ-VSD về việc ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Theo đó, từ ngày 1/1/2016, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2) và ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).
Như vậy, việc áp dụng chu kỳ thanh toán mới (T+2) đã đến rất gần. Trong đó, thời gian thực hiện thanh toán đã được rút ngắn hơn so với công bố ban đầu (là 16h30) mà chậm nhất 16h00 ngày T+2, công ty chứng khoán đã có thể nhận được tiền và chứng khoán trên tài khoản của mình.
Thực tiễn trên thế giới, có nhiều TTCK áp dụng chu kỳ thanh toán T+2 từ khá lâu (như Đài Loan). Năm 2001, Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) và Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) cũng đã công bố báo cáo khuyến nghị việc các TTCK cần hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán không muộn hơn 3 ngày sau ngày giao dịch và khuyến nghị xem xét việc rút ngắn chu kỳ thanh toán.
Tuy nhiên chỉ sau khi Ủy ban châu Âu (EU) thông qua quy chế mới (CSDR- Central Securities Depository Regulation) áp dụng đối với các Trung tâm Lưu ký (CSD- Central Securities Depositories) trong Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) nhằm mục tiêu cải tiến quy trình thanh toán (rút ngắn xuống T+2) để từng bước giảm thiểu rủi ro thanh toán và thúc đẩy thanh toán các giao dịch xuyên biên giới thì xu hướng rút ngắn chu kỳ thanh toán T+2 càng được đẩy mạnh. Tính đến tháng 10/2014, ở hầu hết các thị trường thuộc EEA và Thụy Sỹ đã áp dụng chu kỳ T+2 và toàn bộ EEA áp dụng T+2 từ ngày 1/1/2015.
Đối với Việt Nam việc áp dụng chu kỳ thanh toán mới từ ngày 1/1/2016 được đánh giá là một bước tiến mới cho TTCK, thúc đẩy giao dịch và tăng thanh khoản cho thị trường, đặc biệt đảm bảo được được nguyên tắc rất quan trọng là Thanh toán tiền đồng thời với chuyển giao chứng khoán (DVP- Delivery versus Payment) theo chuẩn quốc tế, tháo gỡ những quan ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài đối với hoạt động thanh toán trên TTCK Việt Nam.