tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-01-2016

  • Cập nhật : 13/01/2016

Nhiều nước gặp 'ác mộng' giá dầu

nhieu nuoc gap 'ac mong' gia dau - anh: sputnik

Nhiều nước gặp 'ác mộng' giá dầu - Ảnh: Sputnik


Trong phiên giao dịch sáng nay, 12/1, giá dầu thô thế giới đã lao dốc xuống dưới 32 USD/ thùng, mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua, tiếp tục làm trầm trọng hơn cơn “ác mộng” tại nhiều nước.

Sự sụt giảm giá dầu càng kéo dài, tác động của nó lên các nước sản xuất dầu càng nhức nhối. Các khoản thặng dư khổng lồ biến thành thâm hụt, các chính sách xã hội hào phóng bị thay bằng những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phần lớn chính là các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Chính phủ Venezuela, nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, đã quen với việc chi tiêu tiền từ sản xuất dầu cho các chương trình lương hưu, chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội và thậm chí hỗ trợ vấn đề nhà ở và các cửa hàng tạp hóa. Nhưng nền kinh tế này đang đứng bên bờ vực khủng hoảng.

Lạm phát trong năm 2015 đã tăng hơn 150% và dự kiến vượt 200% trong năm nay. Chính phủ không còn khả năng chi trả, trong khi các nguồn nhu yếu phẩm và lương thực thiếu hụt.

Sự bất ổn kinh tế làm thay đổi cán cân chính trị khi phe đối lập đã có chiến thắng đầu tiên sau 17 năm trong cuộc bầu cử hồi tháng trước và một nhân vật đối lập vừa lên giữ chức Chủ tịch quốc hội hôm 3/1/2016.

Thủ lĩnh của OPEC, Saudi Arabia, cũng chịu chung số phận. Nguồn thu từ dầu chiếm đến 75% thu nhập của nước này và sự sụt giảm giá dầu khiến chính quyền Riyadh thâm hụt gần 100 tỉ USD trong năm ngoái, buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong năm 2016.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí cảnh báo Saudi Arabia có thể phá sản trong vòng 5 năm tới.

“Đó là một lời nhắc nhở rằng ngay cả nhà sản xuất dầu chi phí thấp nhất thế giới cũng cần giá cao hơn để cân bằng ngân sách và mức giá hiện tại khó làm được điều này” – CNN dẫn lời chiến lược gia Kit Juckes của Tập đoàn tài chính Société Générale.

Nigeria, nhà sản xuất dầu lớn nhất của châu Phi, cũng phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, chiếm đến 90% xuất khẩu. Truyền thông địa phương cho biết nhiều công chức chính quyền đang bị nợ lương hàng tháng trời trong khi tình trạng cúp điện, thiếu hụt năng lượng xảy ra như cơm bữa.

Ở Trung Đông, Iraq điêu đứng với giá dầu dù đang cần nguồn tài chính cho cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Iraq sản xuất lượng dầu thô kỷ lục trong năm 2015 nhưng không đủ bù đắp khoản sụt giảm.

Với Nga, đồng nội tệ của nước này mất giá do tác động của giá dầu giảm mạnh trong những ngày đầu năm mới 2016. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo nếu dầu mỏ tiếp tục trượt giá, kinh tế Nga sẽ khó khăn hơn, bất chấp việc giới chức Nga cho rằng nước này đang dần thoát khỏi suy thoái.

Theo Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế Nga ước tính đã suy giảm 4,3% trong năm 2015 và tiếp tục rơi vào suy thoái trong năm tới. Cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết nước Nga có thể thoát khỏi khủng hoảng bất chấp sự bất ổn của giá dầu.

Tuy nhiên, giá dầu giảm là “con dao 2 lưỡi”. Đối với các nước nhập khẩu dầu và người tiêu dùng thì đó là tin mừng.

Tại Ấn Độ, với việc giá dầu sụt giảm hơn 60% kể từ giữa năm 2014 tạo điều kiện cho Thủ tướng Modi thúc đẩy chi tiêu cho xây dựng những khung đường bộ quan trọng, cảng và đường sắt trong khi cố gắng để đưa thâm hụt ngân sách ở mức thấp 8 năm. IMF dự đoán khoảng cách tài khoản vãng lai của Ấn Độ sẽ thu hẹp xuống còn 1.4 % tổng sản phẩm trong nước năm nay so với mức kỷ lục trong năm 2012.

Với việc giá dầu thô thế giới liên tục giảm và sự ổn định tương đối trong tỉ giá giữa đồng rupee và đồng USD, hiện tại ở Ấn Độ, giá dầu thô đã chính thức rẻ hơn giá nước khoáng. Theo NDTV, tuần qua chính phủ Ấn độ công bố giá dầu thô đã tụt xuống mức 29,24 USD/thùng (1.956,45 rupee/thùng căn cứ theo tỉ giá 66,91 rupee đổi 1 USD ngày 7/1/2016).

Một thùng dầu có 159 lít và như thế giá mỗi lít dầu thô ở Ấn Độ hiện là 12 rupee (0,17 USD), rẻ hơn 20% so với giá một chai nước khoáng 1 lít là 15 rupee (0,22 USD).


Chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng bằng khế ước vay nợ giả

chiem doat hon 4 ty dong bang khe uoc vay no gia

Chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng bằng khế ước vay nợ giả


Để có tiền chơi cá độ bóng đá, Trường nghĩ ra cách chiếm đoạt tiền của Ngân hàng bằng cách tạo các khế ước vay nợ giả mạo...

Ngày 11-1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND TP Hồ Chí Minh truy tố Nguyễn Văn Trường (33 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trường được nhận vào làm tại một ngân hàng vào tháng 4-2009 với vị trí chuyên viên giao dịch tín dụng, thuộc Phòng giao dịch Tân Phú (phường Hiệp Tân, quận Tân Phú). Nhiệm vụ chính của Trường là kiểm tra hồ sơ khách hàng, soạn thảo hợp đồng, trình lãnh đạo phê duyệt và thực hiện giải ngân, thu nợ đối với khách hàng.

Trong quá trình làm việc tại Phòng giao dịch Tân Phú, Trường đã vay mượn tiền cá nhân để kinh doanh và chơi cá độ bóng đá. Để có tiền trả nợ, Trường nghĩ ra cách chiếm đoạt tiền của Ngân hàng bằng cách tạo các khế ước vay nợ giả mạo.

Từ ngày 19-8 đến 15-9-2011, Trường đã sử dụng hệ thống hạch toán nghiệp vụ giao dịch tín dụng trên Symbols của nội bộ Ngân hàng xác lập thông tin khách hàng giả, tạo 4 khế ước vay nợ. Tiếp theo, Trường dùng tên đăng nhập, mật khẩu của Giám đốc Phòng Giao dịch phê duyệt giải ngân, chiếm đoạt gần 4,1 tỷ đồng của Ngân hàng.


Kinh tế khó khăn, chính phủ Nga cắt giảm chi tiêu

gia dong rup nga dang giam manh vi tinh hinh kinh te kho khan - anh: reuters

Giá đồng rúp Nga đang giảm mạnh vì tình hình kinh tế khó khăn - Ảnh: Reuters


Do kinh tế khủng hoảng vì cấm vận phương Tây và giá dầu giảm, chính phủ Nga ra lệnh cho các cơ quan nhà nước phải cắt giảm chi tiêu khoảng 10% trong năm nay.

Hãng tin TASS và báo Vedomosti đưa tin theo kế hoạch do Thủ tướng Dmitry Medvedev thông qua, các cơ quan chính phủ phải trình kế hoạch cắt giảm chi tiêu trước ngày 15-1. Nếu các cơ quan không tuân thủ yêu cầu này, Bộ Tài chính Nga sẽ quyết định luôn cắt giảm các khoản chi cần thiết.

Chính quyền Nga hi vọng tiết kiệm được khoảng 700 tỷ rúp, tương đương 9,16 tỷ USD. Ban đầu, Điện Kremlin xác định ngân sách năm 2016 là 16.099 tỷ rúp, tương đương 229,9 tỷ USD. Dự kiến thâm hụt ngân sách vào khoảng 2.360 tỷ rúp, tương đương 33,9 tỷ USD.

Nhưng kế hoạch đó được tính toán dựa trên mức giá dầu là 50 USD/thùng. Chính Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận con số này là “không thực tế”. Do đó, đã đến lúc chính phủ Nga buộc phải thắt lưng buộc bụng nhằm tránh nguy cơ thâm hụt ngân sách gia tăng.

Một số quan chức chính phủ Nga tiết lộ Matxcơva sẽ cắt giảm một số khoản chi tiêu như tiền lương cho công chức, tiền lương hưu…

Hồi cuối tháng 12-2015 Bộ trưởng Kinh tế Anton Siluanov cũng cho biết Điện Kremlin có kế hoạch tăng nguồn thu từ việc mở rộng chương trình tư nhân hóa một số tài sản nhà nước.

Trả lời phỏng vấn báo Đức Bild mới đây, lần đầu tiên Tổng thống Putin thừa nhận cấm vận phương Tây và giá dầu giảm đã làm tổn thương nghiêm trọng nền kinh tế Nga.


Ngành dầu khí Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản hàng loạt

mot tau cho dau dang roi cang dau corpus christi o texas, my hoi dau thang nay - anh: wsj/bloomberg.

Một tàu chở dầu đang rời cảng dầu Corpus Christi ở Texas, Mỹ hồi đầu tháng này - Ảnh: WSJ/Bloomberg.


Các công ty khai thác dầu khí ở khu vực Bắc Mỹ đang thua lỗ gần 2 tỷ USD mỗi tuần ở mức giá dầu hiện tại...

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần đầu tiên của năm 2016, giá dầu thế giới đã giảm khoảng 20%, chỉ còn hơn 30 USD/thùng. Giá dầu giảm sâu đang đặt ra nguy cơ phá sản cho hàng loạt công ty trong ngành dầu lửa Mỹ - tờ Wall Street Journal cho biết.

Hiện đã có 3 ngân hàng đầu tư, gồm Morgan Stanley, Goldman Sachs và Citigroup dự báo giá dầu xuyên thủng đáy 30 USD/thùng và giảm về vùng 20 USD/thùng. Cơ sở được đưa ra cho những dự báo này là kinh tế Trung Quốc giảm tốc, đồng USD tăng giá, và việc các nhàkhai thác dầu từ Mỹ tới Saudi Arabia không chịu cắt giảm sản lượng bất chấp dầu dư thừa.

Theo Wolfe Research, sẽ có tới 1/3 số công ty khai thác dầu khí của Mỹ đối mặt nguy cơ lâm vào cảnh phá sản và tái cơ cấu trong thời gian từ nay đến giữa năm 2017. Trong đó, nhiều công ty chỉ có thể “sống sót” nếu giá dầu hồi phục lên mức tối thiểu 50 USD/thùng.

Chiều ngày 12/1 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York giảm gần 2,4% so với chốt phiên trước, còn 30,66 USD/thùng. Giá dầu Brent giao sau tại London giảm 2%, còn 30,92 USD/thùng.

Cũng với quan điểm bi quan, nhà phân tích cấp cao Fadel Gheit thuộc công ty Oppenheimer & Co. dự báo một nửa số nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ có thể phá sản trước khi thị trường dầu lửa đạt mức cân bằng.

Theo ông Gheit, “mức giá dầu bình thường mới” sẽ cao hơn so với hiện tại khoảng 50-100%. Nhà phân tích này dự báo giá dầu cuối cùng sẽ ổn định ở ngưỡng gần 60 USD/thùng, nhưng có thể phải mất hơn 2 năm nữa trước khi điều đó xảy ra.

Công ty luật Haynes & Boone cho biết, hiện đã có hơn 30 công ty dầu quy mô nhỏ của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong đợt giảm giá từ năm ngoái của “vàng đen”. Các công ty này có tổng số nợ là hơn 13 tỷ USD.

Trong một báo cáo mới ra tuần này, ngân hàng Morgan Stanley nhận định môi trường hiện nay của ngành dầu lửa “tệ hơn hồi năm 1986” - lần gần đây nhất giá dầu giảm sâu kéo dài trong thời gian nhiều năm. Nhà phân tích Martijn Rats của Morgan Stanley cho hay, đợt giảm giá dầu hiện nay là sâu nhất và dài nhất trong 6 đợt giảm giá dầu từ thập niên 1970 tới nay.

Số liệu của công ty tư vấn AlixPartners cho thấy, các công ty khai thác dầu khí ở khu vực Bắc Mỹ đang thua lỗ gần 2 tỷ USD mỗi tuần ở mức giá dầu hiện tại.

Một báo cáo của công ty Cowen & Co. nói rằng các công ty dầu lửa của Mỹ sẽ cắt giảm ngân sách 51% trong năm nay so với năm 2014, còn 89,6 tỷ USD.

Trước mắt, giá dầu chưa có dấu hiệu hồi phục: tình trạng dư thừa dầu của thế giới được dự báo sẽ còn kéo dài cho tới năm 2017.

Trong bối cảnh như vậy, những công ty dầu lửa Mỹ đã vay nợ nhiều để đầu tư sản xuất trong thời gian trước không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục khai thác mạnh để có tiền trả lãi vay. Cách làm này được ví như “tự đào hố chôn mình”.

Theo S&P Capital, những công ty như Sandridge Energy hay Energy XXI và Halcon Resources đều phải dùng 40% doanh thu quý 3/2015 để trả lãi vay. Giới phân tích cho rằng, những công ty như vậy đến một thời điểm nào đó sẽ buộc phải bán tài sản để trả nợ.


Soi cách tiêu tiền của các quốc gia

Đối với người Nga, phần lớn thu nhập hàng tháng sẽ được chi tiêu cho thực phẩm, đồ uống có cồn và thuốc lá. Ở Mỹ, các dịch vụ y tế là khoản chi lớn nhất.

Theo một bản báo cáo mới được Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố, cách bạn sử dụng thu nhập khả dụng như thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc bạn đến từ đâu.

Economist đã tập hợp lại số liệu và vẽ nên biểu đồ phân chia cơ cấu chi tiêu của người dân các nền kinh tế lớn và nhóm 28 nước thuộc EU.

soi cach tieu tien cua cac quoc gia

Soi cách tiêu tiền của các quốc gia

Không có gì đáng ngạc nhiên, phần chi cho thực phẩm và nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, ở mỗi nước có nhiều sự khác biệt.

Ví dụ, đối với người Nga, phần lớn thu nhập hàng tháng sẽ được chi tiêu cho thực phẩm, đồ uống có cồn và thuốc lá. Ở Mỹ, các dịch vụ y tế là khoản chi lớn nhất trong khi ở Nhật Bản chi phí chỗ ở chiếm tới hơn 1/4 thu nhập trung bình. Ở Saudi Arabia, gần 10% được rót cho đồ nội thất.

Hàn Quốc chi 6,7% thu nhập cho giáo dịch, trong khi Australia dẫn đầu về mức chi cho giải trí (10%). Người Mexico chi nhiều nhất cho việc đi lại.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-01-2016

    Dầu giảm giá 'thảm, Nga sắp phải bán ngân hàng'
    Thông quan hàng hóa tại Tân Sơn Nhất rút ngắn tới 6 ngày
    Việt Nam có nhiều cơ hội sản xuất để xuất khẩu
    Nhân dân tệ mất giá: Biến động nhỏ, khủng hoảng lớn
    Hạ tầng giao thông phải đi trước phát triển kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-01-2016

    Lạc quan với TPP, DN muốn đơn giản hơn nữa thủ tục hành chính
    TPP có thể chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016
    Thái Lan lo ngại các nhà đầu tư rút vốn sang Việt Nam vì TPP
    Giá thép xuống dưới ngưỡng 10 triệu đồng/tấn
    Thái Lan muốn bán hết 13 triệu tấn gạo dự trữ vào năm 2017

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-01-2016

    Nên nhập LNG khi giá dầu xuống thấp
    Xuất khẩu tôm thu hẹp hơn 1/3 thị trường
    Singapore Airlines nỗ lực thâu tóm Tiger Airways
    Giá căn hộ chung cư có thể sẽ giảm vào cuối năm nay
    Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội nhanh chóng thông qua TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-01-2016

    Kiệt quệ vì hàng gian, hàng giả
    Lệch số liệu GDP 300.000 tỉ: Tổng cụcThống kê nói tính đúng
    Nhiều doanh nghiệp nợ thuế trốn khỏi địa chỉ kinh doanh
    Chỉ mất 3 giờ để nhận giấy phép đầu tư ở Indonesia
    Thái Lan dự kiến cho thuê đất tới 99 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-01-2016

    Trái cây Việt chinh phục các thị trường khó tính trong năm 2015
    Xuất khẩu gạo năm 2015 đạt hơn 6,5 triệu tấn
    Hàng Việt chịu sức ép tại Lào
    Thực phẩm chức năng Trung Quốc giả thương hiệu Việt Nam
    Singapore bác thông tin khoai lang Việt Nam có độc tố

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-01-2016

    Giá xăng có thể được điều chỉnh hàng ngày
    Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ dự báo thua lỗ 23 tỷ USD năm 2015
    Ngành Tài chính tiếp tục cải cách toàn diện trong năm 2016
    Thu hút FDI năm 2016 sẽ vượt kỷ lục 2015
    Chi nhanh hơn thu, quỹ BHXH 6 tỷ USD vẫn không đủ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-01-2016

    Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng kỷ lục
    IDI vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
    'Sang Myanmar tận dụng làn sóng đầu tư vàng từ Nhật Bản'
    IBM Việt Nam có Tổng giám đốc mới
    BIDV Tây Sài Gòn bị lừa hơn 21 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-2016

    Tập đoàn Nhật chi 108 triệu USD mua cổ phần Vietnam Airlines
    Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo của Lào từ tháng Một
    Bỏ quy định doanh nghiệp cá tra phải nộp hợp đồng xuất khẩu
    Không in tiền mới giúp tiết kiệm được 1.500 tỉ đồng
    Doanh nghiệp Việt đầu tư 500 triệu USD sang Nga nuôi bò

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-01-2016

    AEC, FTA Việt Nam – EU, TPP: Đừng tưởng… “ngon ăn”
    Trung ương đánh giá tác động của việc tham gia TPP
    Hải quan Hải Phòng: Thu từ “hậu kiểm” 378 tỷ đồng
    Cần lường trước rủi ro khi mua bán điện với các nước láng giềng
    Iraq kéo dài lệnh cấm nhập gia cầm từ Việt Nam do cúm H5N1

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-01-2016

    20 ha đất cho Tân Sơn Nhất với sức nóng hạ tầng hàng không
    Tín dụng BĐS được Chính phủ xếp vào loại tiềm ẩn rủi ro
    Thủ tướng đồng ý để VRG thoái vốn tại 5 công ty thủy điện
    Nợ quá hạn dưới 3% mới được lập công ty kiều hối
    Chính phủ giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 2016