Hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Đồng Nai vẫn còn “ngái ngủ”
Bộ Tài chính: Đã thu được hơn 1.900 tỷ đồng thuế của Metro
VAMC phát hành gần 110 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt
Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ bê bối trong ngành tài chính ngân hàng
Giá dầu giảm tác động tới Nga nhiều hơn trừng phạt của phương Tây
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-01-2016
- Cập nhật : 14/01/2016
Trái cây Việt chinh phục các thị trường khó tính trong năm 2015
Năm 2015 là năm trái cây Việt Nam đánh dấu hiệu quả trong hoạt động mở cửa thị trường xuất khẩu sản phẩm trái cây Việt Nam sang các thị trường khó tính.
Tại hội nghị tổng kết công tác 2015 và triển khai kế hoạch công tác 2016 của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 12/1, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết hợp tác quốc tế đã và đang được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là việc dỡ bỏ hàng rào kỹ thuật góp phần mở rộng thị trường đối với hàng hóa nông lâm sản của Việt Nam.
Theo ông Hoàng Trung, Cục Bảo vệ thực vật đã đẩy nhanh tiến độ phân tích nguy cơ dịch hại đối với xoài và vú sữa xuất khẩu vào thị trường Mỹ; tiến hành thúc đẩy việc xuất khẩu vú sữa, nhãn, vải vàchôm chôm sang Hàn Quốc; cung cấp hồ sơ kỹ thuật đối với 5 loại quả tươi phục vụ mở cửa thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cũng như tăng cường tháo gỡ để xuất khẩu trở lại thanh long sang thị trường này.
Các mặt hàng rau gia vị đã xuất khẩu trở lại EU sau thời gian tạm ngừng sẽ được tăng cường kiểm soát chặt chẽ từ vùng trồng.
Năm 2015, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ hơn 3 tấn vải, trên 100 tấn nhãn.
Đối với Nhật Bản, ngoài hơn 1.200 tấn thanh long, trên 10,6 tấn xoài Việt Nam cũng được xuất khẩu sang thị trường này và táo của họ cũng được nhập vào Việt Nam.
Australia đã chính thức đồng ý cho phép nhập khẩu quả vải tươi và đã có 16 lô vải tươi với trên 28 tấn đã được đưa sang thị trường này.
Ngoài ra, New Zealand cũng đã phái chuyên gia sang kiểm tra vùng trồng chôm chôm tại Việt Nam và xây dựng điều kiện và cấp giấy phép nhập khẩu cho mặt hàng này.
Hàn Quốc đồng ý mở rộng vùng trồng xoài xuất khẩu ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cục Bảo vệ thực vật cũng đã chỉ đạo sát sao các đơn vị kiểm dịchthực vật kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng trái cây xuất khẩu sang các thị trường phát triển như thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản đều đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Hàng nông lâm sản nhập khẩu cũng được kiểm tra chặt chẽ, đặc biệt từ các nước có nguy cơ cao. Năm 2015, đã phát hiện 603 lô hàng nhiễm đối tượng kiểm dịch trên các lô hàng nhập khẩu.
Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo các đơn vị xử lý phi phạm theo quy định và báo cho các nước nhập khẩu. Đối với lạc nhập khẩu của Ấn Độ và lúa mì nhập khẩu từ Ucaina do liên tục được cảnh báo nhưng các lô hàng vẫn bị nhiễm đối tượng kiểm dịch nên đã tạm ngừng nhập khẩu.
Ngành bảo vệ thực vật đã xây dựng điều kiện nhập khẩu đối với 13 mặt hàng của 7 nước, như táo, lê quả tươi và ngọn thu hải đường của Hà Lan; nho, cam và quýt quả tươi từ Australia; cam, chanh và quýt quả tươi từ Ai Cập; táo quả tươi từ Ba Lan, Pháp và Nhật Bản; khoai tây thương phẩm từ New Zealand.
Năm nay, Cục Bảo vệ thực vật sẽ kiểm tra chặt chẽ hàng kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu để không lọt các đối tượng kiểm dịch thực vật. Tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các lô hàng nhập khẩu về các nước có nguy cơ cao.
Cục tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của các nước, cơ quan trong nước để thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản của Việt Nam, đặc biệt là rau và trái cây.
Ngoài ra, Cục cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm thời gian làm thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, công tác kiểm dịch thực vật nhập khẩu được thực hiện thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. So với năm 2014, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2015 đã tăng 17,7%./.
Xuất khẩu gạo năm 2015 đạt hơn 6,5 triệu tấn
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 12/2015, nước ta đã XK được 760.993 tấn, trị giá 309,729 triệu USD (giá FOB).
Như vậy, trong cả năm 2015, các doanh nghiệp đã XK được 6,568 triệu tấn gạo, trị giá FOB là 2,68 tỷ USD. So với năm 2014, lượng gạo xuất khẩu năm 2015 cao hơn trên 200 ngàn tấn, nhưng trị giá FOB lại thấp hơn trên 100 triệu USD.
Giá gạo XK của Việt Nam hiện ở mức 350-360 USD/tấn (gạo 5% tấm), 340-350 USD/tấn (25% tấm), tương đương với giá gạo cùng loại của Thái Lan.
Còn ở thị trường trong nước, giá lúa khô loại thường tại kho hiện ở mức 5.150–5.250 đ/kg, lúa dài khoảng 5.450–5.550 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800–6.900 đ/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.650–6.750 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.800–7.900 đ/kg, gạo 15% tấm 7.600–7.700 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.450–7.550 đ/kg.
Hàng Việt chịu sức ép tại Lào
Hàng hóa Việt Nam vẫn thua kém của Trung Quốc, Thái Lan về chất lượng, mẫu mã... nên khó cạnh tranh được trên đất Lào.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt – Lào chỉ chiếm 4% trong tổng quy mô thương mại biên giới của cả nước đạt 1,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 400 triệu USD, giảm 9% và nhập khẩu đạt khoảng 700 triệu USD, giảm 32%.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm thủy sản, da giày, may mặc và một số vật tư, sắt thép…; nhập khẩu chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại thường, quặng, nguyên phụ liệu thuốc lá…
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, một số hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng của Việt Nam được xuất sang Lào, Campuchia từng bước thâm nhập hoặc xây dựng được các kênh phân phối ổn định tại 2 thị trường này.
Tuy nhiên, ông Hoàng Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) nhìn nhận, hàng hóa Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa Thái Lan, Trung Quốc tại thị trường Lào. “Tuy hàng hóa có cơ cấu tương đồng nhưng chất lượng, mẫu mã, ngôn ngữ quảng cáo trên sản phẩm và gái cả của hàng hóa Thái Lan, Trung Quốc đều tốt hơn”, ông Tuấn cho hay.
Mặt khác, ở tuyến biên giới Việt – Lào, hoạt động tại các khu kinh tế cửa khẩu gặp khó khăn, lượng khách tham quan, mua sắm giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của các quy định mới về thuế, đặc biệt là không miễn giảm thuế đối với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá…
Các biện pháp tạo thuận lợi cho người, hàng hóa và phương tiên qua lại hai bên biên giới còn hạn chế. Một số nguồn tin từ phía Lào cho thấy, hàng hóa của các nhà đầu tư Việt Nam khi nhập khẩu về Việt Nam không qua cửa khẩu biên giới 2 nước mà lại đi qua đường cảng biển của Thái Lan để về TP. HCM do sự bất cập và những nhiễu trong công tác quản lý cửa khẩu của các đơn vị chức năng khiến chi phí tăng cao.
Việc phối hợp trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mạicòn nhiều hạn chế, một phần do địa hình biên giới phức tạp, phân bố dân cư, khó khăn về kinh tế của vùng biên giới và một phần do sự chồng chéo, vướng mắc trong các văn bản quy định của pháp luật và sự khác biệt trong chính sách quản lý của mỗi nước.
Mục tiêu năm 2016 tlà đưa kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Lào lên khoảng 2 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2015.
Để đạt được mục tiêu này, Ban chỉ đạo thương mại biên giới Trung ương kiến nghị, cần cụ thể hóa những hợp tác chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Lào và Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào trong năm 2016; Bộ Giao thông vận tải xem xét bổ sung cặp cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) vào Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam – Lào…
Thực phẩm chức năng Trung Quốc giả thương hiệu Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, cho biết tại buổi tổng kết năm 2015 và phương hướng năm 2016, tổ chức ngày 12-1.
Đại diện Chi cục QLTT TP.HCM cho biết trong năm vừa qua QLTT đã phát hiện hơn 6.400 vụ vi phạm, trong đó hàng nhập lậu chiếm nhiều nhất với 1.800 vụ. Có trường hợp QLTT phát hiện thực phẩm chức năng từ Trung Quốc đóng gói về Việt Nam, mang thương hiệu, xuất xứ Việt Nam hoặc giả xuất xứ Âu, Mỹ, Hàn Quốc bán giá cao.
Ông Bách cho biết theo chỉ đạo của TP, Chi cục sẽ tập trung công tác đấu tranh chống hàng giả trước, trong và sau tết.
Singapore bác thông tin khoai lang Việt Nam có độc tố
Cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm và nông sản Singapore (AVA) ngày 12-1 đã bác bỏ tin đồn trên mạng xã hội nước này rằng khoai lang nhập từ Việt Nam bị nhiễm "chất độc da cam".
Hình ảnh đĩa khoai đổi màu lan truyền trên mạng xã hội Singapore. Theo AVA, hiện tượng này không liên quan gì đến "chất độc da cam" như tin đồn - Ảnh: FB
"Chúng tôi đảm bảo với công chúng rằng chất độc da cam không phải là tác nhân khiến khoai lang chuyển sang màu xanh", TodayOnline dẫn tuyên bố của AVA.
Trước đó, một người dùng Facebook ở Singapore đã đăng tải bài viết nói rằng người này đã mua khoai lang Việt Nam về ăn, tuy nhiên sau khi luộc và cất trong tủ lạnh qua đêm, người này phát hiện khoai chuyển sang màu xanh lục.
Bài viết đăng kèm hình ảnh đĩa khoai màu xanh, cùng khuyến cáo của một bác sĩ rằng có thể khoai lang này đã được trồng trên khu vực nhiễm “chất độc da cam” nên bị chuyển màu như thế.
Tuy nhiên AVA đã bác bỏ thông tin trên. Cơ quan này cho biết khoai lang có chứa flavonoid tự nhiên và các chất màu hòa tan trong nước có thể gây ra những thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với không khí hoặc môi trường có độ pH cao.
“Màu xanh lục của khoai lang có thể là phản ứng tự nhiên sau khi các thành phần tan trong nước của khoai lang tiếp xúc với không khí”, AVA giải thích, đồng thời thêm rằng "nếu khoai lang được nấu chín và bảo quản đúng cách sẽ không gây vấn đề an toàn thực phẩm".
Cơ quan này cũng khẳng định các sản phẩm nhập khẩu vào Singapore, trong đó có khoai lang Việt Nam, thường xuyên được kiểm tra về các thành phần hóa chất và những trường hợp nhiễm độc tố khác, như kim loại nặng, thuốc trừ sâu hay dư lượng thuốc, và mọi thực phẩm và nông sản không đáp ứng yêu cầu sẽ không được phép bán tại Singapore.
Theo TTXVN, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin không đúng sự thật về khoai lang Việt Nam, Đại sứ quán đã nhận thức đây là vấn đề nghiêm trọng, nhanh chóng liên hệ và phối hợp với nhà chức trách sở tại để làm rõ và cải chính thông tin thất thiệt này.
Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam đã làm việc với phía AVA đề nghị cơ quan này tiến hành kiểm nghiệm và công bố kết quả. Sau khi kiểm tra, AVA khẳng định khoai lang Việt Nam có chất lượng tốt và hoàn toàn không gây vấn đề cho sức khỏe.