TP.HCM cần hơn 203.000 tỉ đồng phát triển cơ sở hạ tầng đến 2020
Quảng Ngãi sẽ xây thêm cầu 640 tỉ bắc qua sông Trà
Sao Mai Group chuẩn bị đầu tư nhiều dự án lớn tại Cần Thơ
TP.HCM xem xét phê duyệt thiết kế cơ sở tuyến metro có vốn đầu tư dự kiến 26.000 tỉ đồng
TP.HCM: Tín dụng đến đầu tháng 12 tăng trưởng 11,5%
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-12-2015
- Cập nhật : 26/12/2015
Chuyên gia dự báo giá nhà đất năm 2016
Thị trường bất động sản năm 2016 được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục đà hồi phục và đi lên, đây sẽ là cơ hội chốt lời cho nhà đầu tư trên thị trường.
Trong năm 2016, giá BĐS tăng theo xu hướng thị trường, giá có thể tăng thêm từ 10-20%. Nhờ những chính sách mới thị trường đang ngày trở nên minh bạch hơn vì vậy thị trường sẽ khó xảy ra bong bóng trong ngắn hạn. Vì vậy, năm 2016 nhiều cơ hội trên thị trường BĐS đang chờ đợi nhà đầu tư.
Ông Giáp Văn Kiểm – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Land Hà Thành, kiêm Giám đốc miền Trung hệ thống siêu thị dự án BĐS – STDA từng cho biết, đối với thị trường Hà Nội và TP. HCM giá hiện nay là hợp lý nhất, trong thời gian tới, khi nguồn cung vẫn còn nhiều thì giá nhà đất cũng chỉ tăng ở mức 20%.
"Trong năm 2016, giá BĐS tăng theo xu hướng thị trường là điều dễ hiểu. Chúng ta nhìn lại năm 2013 khi giá BĐS chạm đáy, giá tăng dần lên vào năm 2014 và sôi động nhất vào năm 2015. Việt Nam là đất nước có dân số trẻ, tốc độ đô thị hoá rất cao, chính vì thế nhu cầu về nhà ở tại các đô thị vẫn rất lớn. Nên giá thời gian tới sẽ tiếp tục xu hướng tăng dần", Ông Kiểm cũng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với ông Kiểm, mới đây trả lời truyền thông chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng giá BĐS giai đoạn tới sẽ tăng: "Một khi lãi suất cho vay tăng, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh giá bán ra cho phù hợp. BĐS tất yếu sẽ phải tăng giá và mức tăng thêm dự kiến từ 5 -10% so với giá bán thời điểm cuối năm 2015", ông Hiếu cho biết.
Theo phân tích từ góc độ tài chính của ông Hiếu: "Yếu tố tỷ giá sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lưu tâm trong năm 2016 và nhiều khả năng sẽ có từ 1 - 2 lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ ổn định và tăng nhẹ so với năm 2015. Hiện tại BĐS đang tăng trưởng tín dụng ‘nóng’, nguồn vốn đổ vào BĐS ngày càng nhiều. Lãi suất ngân hàng khó lòng giảm do bị ràng buộc với lãi suất huy động nên trong năm 2016, lãi suất cho vay BĐS sẽ tiếp tục tăng. Điều này sẽ tác động khí giá BĐS tăng theo".
Cũng có cái nhìn rất lạc quan về thị trường, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), nhận định thị trường bất động sản 2016 sẽ tiếp tục đà hồi phục được manh nha từ cuối năm 2013 và kéo dài qua các năm 2014, 2015. Ông Châu nhận định, hiện chưa thấy biểu hiện nào cho thấy đà phục hồi này bị chững lại trong năm 2016.
Cũng theo ông Châu, năm 2015, thị trường bất động sản TPHCM đã ghi nhận sự tăng giá ở nhiều dự án bất động sản. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Châu, biên độ tăng thực tế dao động ở mức 5-15%, phù hợp với quy luật khi thị trường bắt đầu đi lên từ đáy và chưa đạt đỉnh. Theo đó, các biểu hiện của thị trường ở thời điểm hiện tại cho thấy, trong năm tới giá BĐS sẽ tiếp tục đi lên cùng với sự đi lên của thị trường.
Do thị trường BĐS 2016 được dự báo sẽ tăng trưởng nên các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội cho nhà đầu tư BĐS chốt lời. Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết từng khẳng định: "Vốn trong dân vẫn còn rất nhiều, triển vọng thị trường cũng cực kỳ lớn, người dân hãy cứ đầu tư đi, cứ đổ tiền vào BĐS đi vì thị trường năm 2016 sẽ tốt hơn so với năm 2015. Thị trường sẽ có độ đốc, nhưng sẽ dốc ở mức vừa phải",
Nhìn nhận việc giá BĐS sẽ tăng ổn định và khó gây ra tình trạng tích tụ bong bóng, năm 2016 vẫn sẽ là năm nhà đầu tư tiếp tục kiếm được lợi từ BĐS. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo nhà đầu tư cũng cần thận trọng quan sát chuyển biến của dòng tiền và sáng suốt trong việc lựa chọn sản phẩm đầu tư.
Những vụ đầu tư cổ phiếu lời trăm tỷ của đại gia Việt năm 2015
Công ty Đầu tư tổng hợp Hà Nội lãi 252 tỷ đồng trong 12 ngày
Thương vụ lãi 252 tỷ đồng nhờ lướt sóng cổ phiếu của Công ty đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC) trong gần 2 tuần vừa được công bố đầu tháng 12 đã gây sốc trong giới tài chính. Theo đó, 2 giao dịch "khủng" bao gồm việc bán 6,5 triệu cổ phiếu của Công ty Sapa Hưng Yên và 3 triệu cổ phần của Công ty Tân Hoàng Cầu đã đem về cho HANIC doanh thu 383 tỷ đồng.
Trong đó, thương vụ mua vào cổ phiếu Sapa Hưng Yên đã mang lại cho công ty khoản lãi 175 tỷ đồng. Công ty mua vào lô cổ phiếu này ngày 11/11 với giá 98,5 tỷ đồng. Chỉ 6 ngày nắm giữ, với một đồng vốn bỏ ra, SHN đã thu lãi gấp 2,8 lần, tương ứng giá cổ phiếu mua vào 15.000 đồng bán ra 42.000 đồng.
Riêng thương vụ Tân Hoàng Cầu, ngày 1/11, HANIC thông báo chuyển nhượng và thu được 107 tỷ đồng, lãi 77 tỷ đồng chỉ sau 6 ngày mua vào lô cổ phiếu.
Trao đổi với VnExpress về khoản hời hàng trăm tỷ đồng trong vòng 2 tuần, Tổng giám đốc SHN - Đinh Hồng Long cho biết Công ty Sapa Hưng Yên dù mới thành lập 30/9 nhưng sở hữu nhiều tài sản: trụ sở nằm trên khu đất đắc địa trên quốc lộ 5, có 2 dự án bất động sản lớn ở phía Nam Hà Nội và phía Tây Hà Nội, một nhà máy chuyên sản xuất bao bì với công suất trên 40 triệu sản phẩm cho doanh thu 120 tỷ đồng,… Với Tân Hoàng Cầu-đây là công ty đang có nhiều dự án bất động sản cao cấp rất tiềm năng trong tương lai.
Ông Long khẳng định mọi giao dịch, mua bán đều tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.
Lướt sóng cổ phiếu CII, Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc lãi 70 tỷ đồng
Giữa tháng 7, Công ty Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc bất ngờ bán ra khoảng 22,8 triệu cổ phiếu CII của Công ty đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM, thu về 620 tỷ đồng. Trước đó, Tuấn Lộc đã gom lô cổ phiếu này trong 3 tuần với tổng giá trị khoảng 547 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã bỏ túi gần 73 tỷ đồng chỉ trong chưa đầy một tháng giao dịch.
Thương vụ này của Tuấn Lộc diễn ra trong bối cảnh ông Lê Quốc Bình - Tổng giám đốc Công ty Hạ tầng kỹ thuật TP HCM mua vào 15 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 21 triệu cổ phần, tương ứng 10,76%. Điều này khiến nhà đầu tư nghĩ đến một cuộc chạy đua thâu tóm công ty. Vì vậy, cổ phiếu CII liên tục tăng giá và thanh khoản lớn. Đầu tháng 6 có thời điểm cổ phiếu CII dư mua tới 109 triệu đơn vị.
Ít lâu sau đó, ông Bình này cũng rao bán hết số cổ phiếu sở hữu khiến vị này phải đối diện với sự lên án, oán trách, phê phán từ cộng đồng nhà đầu tư, cổ đông, bạn bè, đồng nghiệp... Vị này đã phải viết tâm thư gửi cổ đông chia sẻ việc bán cổ phiếu là do có những nỗi đau riêng nhưng không thể công bố.
Công ty Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005, với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, hệ thống cung cấp nước sạch,… Hiện công ty có vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng do ông Nguyễn Tuấn Lộc làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT). Khoảng 2 năm trở lại đây Tuấn Lộc đã nổi lên như một nhà thầu lớn ở phía Nam với hàng loạt dự án lớn: Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 6 – Đồng Nai, đường cao Tốc Trung Lương – Mỹ Thuận…
"Công chúa mía đường" thu gần 28 tỷ đồng từ bán cổ phiếu SBT
Đầu tháng 12, bà Đặng Huỳnh Ức My, người nổi danh trong ngành mía đường, đã bán ra 5 triệu cổ phiếu SBT của Công ty Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh. Tổng giá trị giao dịch khoảng 93 tỷ đồng.
Theo thống kê, giá cổ phiếu SBT tăng khá mạnh trong năm nay do đó việc bán ra lượng lớn cổ phiếu này được cho là động thái chốt lời. Số cổ phiếu này được bà My mua vào hồi đầu năm 2014 với giá chỉ từ 12.000 đến 13.000 đồng mỗi đơn vị. Như vậy, số lãi mà nữ doanh nhân thu về khoảng gần 28 tỷ đồng.
Được thừa kế khối tài sản lớn từ mẹ là "Nữ hoàng mía đường" Huỳnh Bích Ngọc, Đặng Huỳnh Ức My luôn góp mặt trong top những người phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến 3/12, tổng tài sản trên thị trường chứng khoán sau giao dịch của cô lên tới 307 tỷ đồng.
CEO Cảng Đoạn Xá hưởng chênh lệch gần 12 tỷ đồng trong 6 tháng
Ông Trần Việt Hùng - Tổng giám đốc công ty Cảng Đoạn Xá (Mã CK: DXP) đã bán 1,9 triệu cổ phiếu DXP cho công ty Tratimex P&L - nơi ông Hùng cũng giữ chức vụ Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. Với giá bán 58.000 đồng mỗi đơn vị, tổng giá trị lô cổ phiếu đạt hơn 110 tỷ đồng.
Trước đó, ông Hùng từng mua lại lô cổ phần này từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) với giá 51.800 đồng mỗi đơn vị. Như vậy, chênh lệch giá trị lô cổ phiếu sau gần 6 tháng nắm giữ mà vị lãnh đạo này thu được là khoảng 11,8 tỷ đồng.
Công ty Hàng hải Hà Nội đầu tư cổ phiếu HAH lãi 112 tỷ đồng
Giữa tháng 12, Công ty Hàng hải Hà Nội (Mã CK: MHC) bán ra hơn 3,2 triệu cổ phiếu HAH của Công ty Bốc vận tải và xếp dỡ Hải An (Mã CK: HAH). Tổng giá trị của giao dịch khoảng 147,5 tỷ đồng.
Công ty Hàng Hải là một trong những cổ đông tham gia góp vốn để thành lập Vận tải Hải An năm 2008 với tỷ lệ 55% vốn điều lệ, tương ứng khoảng 6,5 triệu cổ phần, giá gốc 11.000 đồng mỗi cổ phiếu. Tổng giá trị vốn góp khoảng 71,6 tỷ đồng. Như vậy, sau khi thoái một nửa số cổ phiếu nắm giữ, Hàng hải Hà Nội đã "bỏ túi" gần 111,7 tỷ đồng.
Địa ốc Hoàng Quân thu về 180 tỷ đồng nhờ thoái vốn
Hội đồng quản trị Công ty Tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) ngày 21/12 đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần góp vốn tại Công ty Đầu tư phát triển bất động sản Đông Dương với giá không thấp hơn 380 tỷ đồng, dự kiến thu về 180 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Hiện HQC sở hữu 37.432.260 cổ phần Công ty Bất động sản Đông Dương, chiếm tỷ lệ 98,5% vốn điều lệ, tương đương khoảng 200 tỷ đồng.
Địa ốc Hoàng Quân đặt mục tiêu năm 2015 đạt mục tiêu 3.200 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 320 tỷ đồng, gấp 10 lần so với năm 2014. Như vậy khoản lợi nhuận trên sẽ góp phần giúp công ty hoàn thành kế hoạch trên.
Đầu tư gần 3.000 tỉ đồng xây cầu nối hai cao tốc
Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng gồm 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc cho phép tối đa 120 km/h. Ảnh: Báo Giao thông
Cầu Hưng Hà được xây dựng với tổng mức đầu tư 2.871 tỉ đồng sẽ giúp kết nối hai tuyến đường cao tốc quan trọng là Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ-Ninh Bình.
Ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án 1 (Bộ Giao thông vận tải) được TTXVN dẫn lời cho biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình có tổng mức đầu tư 2.871 tỉ đồng sẽ được khởi công vào ngày 27/12 tới đây.
Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình có điểm đầu thuộc xã Phương Chiểu, TP. Hưng Yên giao cắt với Quốc lộ 39 (Km 38+732 - Quốc lộ 39); điểm cuối giáp nối với đường dẫn cầu Thái Hà (Km 1+028,01) thuộc xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam).
Dự án xây dựng cầu Hưng Hà nằm trên tuyến đường sắp được đầu tư xây dựng nhằm kết nối tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, có chiều dài trên 6 km, bao gồm cầu chính vượt sông Hồng được xây dựng bằng bê tông cốt thép dự ứng lực dài 2 km, rộng 22,5 m, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.
Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) sẽ cho vay 117 triệu USD trong tổng số 135,7 triệu USD tổng mức đầu tư dự án cho các hạng mục xây lắp và tư vấn thiết kế, giám sát. Dự kiến, các gói thầu xây lắp thuộc dự án sẽ được thi công trong thời gian 36 tháng.
Tăng trưởng kinh tế không còn phải đổi bằng lạm phát
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 bình quân tăng 0,63% so với năm trước - mức tăng thấp nhất trong 15 năm qua. Trước kết quả này, bà Vũ Thị Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) đã có những chia sẻ với báo chí xung quanh nguyên nhân của lạm phát thấp và tác động của điều này tới nền kinh tế.- Bà bình luận thế nào về việc lạm phát năm nay chỉ ở mức 0,63%, thấp hơn nhiều giới hạn 5% của kế hoạch đề ra?
- Chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng thấp so với các năm trước chủ yếu do mặt bằng giá cả giảm dần. Chỉ số giá lương thực giảm hơn 1% do nguồn cung dồi dào và sự cạnh tranh với các nước đối thủ buộc giá trong nước phải giảm theo. Giá nhiên liệu giảm mạnh, đặc biệt giá dầu xuống mức thấp nhất trong 5 năm đã ảnh hưởng tích cực tới các nhóm hàng hóa trong rổ tính CPI.
Mức độ điều chỉnh giá của nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế cũng thấp hơn so với năm trước. Năm 2015, giá dịch vụ y tế chỉ tác động đến CPI khoảng 0,07%, giá dịch vụ giáo dục là 0,12% và giá điện điều chỉnh tăng 7,5% cũng chỉ tác động đến CPI khoảng 0,19%.
Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô cũng là yếu tố quan trọng để giữ lạm phát thấp trong những năm qua. Ngoài ra, hai năm gần đây, lạm phát thấp còn do người dân đã tính toán kỹ, cân nhắc hơn khi chi tiêu nên người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng không tăng giá cao vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hay các ngày lễ hội như những năm trước đây.
- Có ý kiến cho rằng lạm phát thấp năm nay chưa thật sự bền vững bởi có thể do sức cầu của người tiêu dùng yếu, bà nghĩ sao?
- Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa vẫn đang tăng so với thời gian trước. Trong khi đó, lạm phát thấp năm nay hoàn toàn do yếu tố chi phí đẩy giảm, bao gồm giá hàng hóa năng lượng, lương thực, thực phẩm đi xuống.
Hiện nay, tôi chưa thấy một dấu hiệu gì phản ánh tiêu cực của việc lạm phát thấp mà chủ yếu là tích cực, bởi chi phí đầu vào giảm sẽ khiến sản xuất phát triển và người tiêu dùng được hưởng lợi hơn.
Giai đoạn trước đây, chúng ta thường là đi kiềm chế lạm phát, tức là lạm phát đã xảy ra rồi và đi chống, nhưng thời gian qua đã chuyển sang hướng điều hành mới là khi lạm phát chưa đến thì chúng ta đã có biện pháp để kiểm soát.
- Nhưng để một nền kinh tế tăng trưởng tốt cũng cần phải kèm theo một mức lạm pháp nhất định. Lạm phát năm nay thấp hơn nhiều mục tiêu Quốc hội đã đề ra đầu năm là 5%, điều này ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế?
- Lạm phát chỉ là một yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, song có thể thấy năm nay lạm phát thấp nhưng tăng trưởng vẫn cao, có thể nói đạt mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Điều này chứng minh chúng ta đã không phải đánh đổi việc giảm giá đồng tiền, tức là tăng giá để có sự phát triển mà vẫn giữ giá để đạt được tốc độ như ngày hôm nay. Đây là thành công lớn của nền kinh tế trong năm vừa qua, cho thấy những biện pháp kiểm soát đã phát huy kết quả.
Việc Chính phủ đề ra mục tiêu lạm phát trong kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên rất nhiều yếu tố, căn cứ quan trọng, bao gồm tình hình lạm phát thực tế giai đoạn trước đó và trong chu kỳ. Trong giai đoạn 2011-2015, những năm đầu lạm phát lên rất cao, có năm lên hơn 18% và lịch sử cho thấy chu kỳ lạm phát cao sẽ kéo dài lâu hơn chu kỳ mức thấp. Vậy nên việc đặt mục tiêu 5% phản ánh sự thận trọng của nhà điều hành đối với mức tăng giá chung.
- Theo chu kỳ, giá cả thường tăng mạnh vào thời điểm sát Tết, bà nhận định thế nào về khả năng kiểm soát lạm phát những tháng tới?
- Thời điểm cuối năm, yếu tố tác động tác động nhiều nhất đến lạm phát là giá hàng lương thực, thực phẩm do nhu cầu lên cao vào dịp trước và sau Tết. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 cũng cho thấy nhóm hàng này có sự gia tăng so với tháng trước.
Tuy nhiên, các bộ ngành liên quan hiện đã có những chính sách để kiềm chế sự tăng giá đột biến trong những tháng cuối năm, như tích trữ hàng hóa và phân bổ hàng hóa. Người tiêu dùng cũng chi tiêu khôn ngoan hơn, không dồn vào một thời điểm để mua hàng. Do đó, tôi tin có thể kiềm chế được việc tăng giá những tháng cuối năm.
- Bà dự báo gì về lạm phát năm 2016?
- Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến CPI tăng trong năm 2016 là việc điều chỉnh giá các nhóm hàng dịch vụ công như giáo dục, y tế, dự báo có thể gây sức ép vào quý I/2016. Ngoài ra, giá điện có thể tăng tiếp trong thời gian tới, lương cơ sở tăng thêm 5% từ 1/5/2016 cũng tác động lên chỉ số giá tiêu dùng.
Ngược lại, giá dầu thô và nông sản giảm có thể khiến CPI giảm. Sản lượng dầu thô toàn cầu đang tăng, nhất là khi có thêm nguồn cung từ Mỹ và Iran.
Tuy nhiên, dữ liệu quá khứ cho thấy chu kỳ lạm phát cao thường duy trì dài hơn là chu kỳ lạm phát thấp, do đó Chính phủ vẫn cần những biện pháp điều hành gắt gao để tránh khả năng CPI năm tới tăng cao trở lại, vượt giới hạn 5%.
TPHCM chấp thuận đầu tư hàng loạt dự án nghìn tỷ
UBND TPHCM vừa chấp thuận đầu tư hàng loạt dự án trên địa bàn thành phố, trong đó có những dự án có vốn đầu tư lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.
10 dự án vừa được chấp thuận bao gồm:
Dự án Khu trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng và căn hộ tại số 29 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1 do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại An Khang làm chủ đầu tư. Tổng diện tích khu đất 8.730m2, tổng mức đầu tư 2.062 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 5 năm.
Dự án Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng Vân Chính - Steel Cali tại số 425 đường Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bất động sản Bình Tây Thảo Loan làm chủ đầu tư. Tổng diện tích khu đất 12.220m2, tổng mức đầu tư khoảng 1.224 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 4 năm.
Dự án Khu dân cư Thuận Hưng tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh do Công ty TNHH Chế biến Nông - Hải sản Thương mại - Xây dựng Thuận Hưng làm chủ đầu tư. Diện tích toàn khu 22.335m², tổng mức đầu tư khoảng 1.021 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 4 năm.
Dự án Khu nhà ở cao tầng xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè do Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư. Tổng diện tích khu đất 8.956m2, tổng mức đầu tư khoảng 923 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 3 năm.
Dự án Căn hộ và Thương mại dịch vụ tại số 02 đường Trần Não, phường Bình An, quận 2 do Công ty TNHH Bất động sản SSG Bình An làm chủ đầu tư. Tổng diện tích khu đất 8.186m2, tổng mức đầu tư khoảng 1.001,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 3 năm.
Dự án chung cư cao tầng tại đại lộ Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8 do Công ty Cổ phần địa ốc Tâm Thông làm chủ đầu tư. Tổng diện tích khu đất khoảng 8.700m2, tổng mức đầu tư 969 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 2 năm.
Dự án khu chung cư cao tầng tại đường An Dương Vương, phường 16, quận 8 do Công ty Cổ phần địa ốc Tâm Thông làm chủ đầu tư. Tổng diện tích khu đất khoảng 3.400m2. tổng mức đầu tư 353 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 2 năm.
Dự án chung cư kết hợp Thương mại - Dịch vụ tại số 199 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3 do Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc III làm chủ đầu tư. Tổng diện tích khu đất 967m2, tổng mức đầu tư khoảng 218 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 2 năm.
Dự án Khu trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng và căn hộ tại số 376 đường Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10 do Công ty Cổ phần Đầu tư TIE-EXIM làm chủ đầu tư. Tổng diện tích khu đất 1.109m2, tổng mức đầu tư khoảng 297 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 2 năm.
UBND TP cũng chấp thuận chỉ định Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hiệp Quế làm chủ đầu tư dự án Khu dân cư Phong Phú - Đô thị mới Nam TP tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh