Nên nhập LNG khi giá dầu xuống thấp
Xuất khẩu tôm thu hẹp hơn 1/3 thị trường
Singapore Airlines nỗ lực thâu tóm Tiger Airways
Giá căn hộ chung cư có thể sẽ giảm vào cuối năm nay
Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội nhanh chóng thông qua TPP
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-2016
- Cập nhật : 13/01/2016
Tập đoàn Nhật chi 108 triệu USD mua cổ phần Vietnam Airlines
Ông Shinya Katanozaka, Tổng Giám đốc Tập đoàn ANA, cho biết châu Á là thị trường trọng điểm của ANA trong chiến lược mở rộng quy mô hoạt động quốc tế. Vietnam Airlines là đối tác lý tưởng bởi hai bên có những tương đồng về trình độ phát triển ở mức cao, cách thức tiếp cận khách hàng và hoạt động hiệu quả. ANA sẽ sớm hoàn thành thương vụ đầu tư chiến lược này và chính thức hợp tác với VNA để cùng nhau phục vụ hành khách tốt hơn. Đồng thời hai bên cũng cam kết chia sẻ và sử dụng các dịch vụ của nhau tại thị trường Việt Nam và Nhật Bản.
Theo ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, ANA với quy mô là hãng hàng không hàng đầu Nhật Bản, là hãng hàng không có chất lượng dịch vụ 5 sao của thế giới, khi trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines sẽ mở ra cơ hội hợp tác hỗ trợ và chuyển giao kinh nghiệm quản trị của một hãng hàng không đứng tốp đầu thế giới cho Vietnam Airlines. Sự hợp tác chiến lược này sẽ nâng cao giá trị và hình ảnh thương hiệu Vietnam Airlines.
Tập đoàn ANA sẽ cử đại diện tham gia Hội đồng Quản trị của Vietnam Airlines, đồng thời cam kết chia sẻ các kinh nghiệm quản trị hỗ trợ Vietnam Airlines nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa hoạt động khai thác.
Ngay sau khi biên bản ghi nhớ được ký kết, Vietnam Airlines sẽ báo cáo Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả đàm phán. Hai bên tiếp tục tiến hành ký bộ hợp đồng mua bán cổ phần, dự kiến trong quý I-2016.
Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo của Lào từ tháng Một
Giới chức Thâm Quyến ngày 10/1 cho biết lô hàng nhập khẩu gạo đầu tiên từ Lào đã vượt qua các thủ tục kiểm tra và kiểm dịch tại cảng Thâm Quyến ở miền Nam Trung Quốc.
Cục Kiểm tra Xuất Nhập cảnh và Kiểm dịch Thâm Quyến cho biết lô hàng trên nặng 87,8 tấn và trị giá khoảng 746 triệu USD. Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu gạo từ Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, và mới đây đã thêm Lào vào danh sách nhập khẩu gạo.
Được coi là cảng nhập khẩu gạo lớn nhất của Trung Quốc, Thâm Quyến nhập khẩu hơn 1 triệu tấn gạo trong năm 2015, chiếm gần 1/2 tổng số gạo nhập khẩu của Trung Quốc./.
Bỏ quy định doanh nghiệp cá tra phải nộp hợp đồng xuất khẩu
Tuy nhiên, các DN phản ánh cơ quan hải quan vẫn yêu cầu DN phải xuất trình hợp đồng. Ngày 7-1, VASEP đã phản ánh khó khăn này tới Cục Giám sát quản lý về hải quan.
Ngay hôm sau (ngày 8-1-2016), ông Âu Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, đã ký công văn thông báo tới cục Hải quan các tỉnh, TP không thực hiện thủ tục này.
Không in tiền mới giúp tiết kiệm được 1.500 tỉ đồng
Chủ trương không in tiền mới mệnh giá nhỏ để đưa vào lưu thông trong các dịp Tết 3 năm qua đã giúp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước 1.500 tỉ đồng
Tại cuộc họp về việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt và đảm bảo hoạt động ATM trong trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 diễn ra sáng nay 12-1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – Đào Minh Tú khẳng định Tết năm nay chỉ đưa các loại tiền mệnh giá nhỏ (từ 5.000 đồng trở xuống) đã qua sử dụng vào lưu thông như 3 năm trước đây.
Theo đó, NHNN yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện nghiêm việc đáp ứng nhu cầu tiền mệnh giá nhỏ, không chi các loại tiền mới in (nếu còn tồn kho) từ 5.000 đồng trở xuống vào lưu thông. Chỉ chi các loại tiền đã qua lưu thông để đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân.
Đối với các mệnh giá khác, NHNN vẫn đưa ra một lượng tiền mới nhất định và đảm bảo đủ số lượng để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết. “Chủ trương không in tiền mới mệnh giá nhỏ để đưa vào lưu thông trong các dịp Tết 3 năm qua đã giúp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước 1.500 tỉ đồng” - Phó Thống đốc chia sẻ.
Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu thanh toán của người dân, NHNN yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn có kế hoạch tiền mặt để chủ động đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu tiền mặt dẫn đến phải khất, hoãn chi, đặc biệt là chi tiền mặt cho các đối tượng trả trợ cấp xã hội, trả lương, thưởng cho cán bộ, công nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp.
Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại đảm bảo chi đủ cơ cấu các loại mệnh giá tiền cho khách hàng. Kiểm tra, xử lý các ngân hàng thương mại trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của các máy ATM. Thống nhất kế hoạch thu, chi tiền mặt trong những ngày nghỉ Tết với các ngân hàng thương mại đảm bảo đủ tiền mặt cho máy ATM và nhu cầu thu chi tiền mặt cần thiết đột xuất khác.
Doanh nghiệp Việt đầu tư 500 triệu USD sang Nga nuôi bò
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án này.
Đây là dự án tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp có tổng vốn đầu tư 11.250 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD. Dự án được thực hiện tại 5 huyện thuộc Mátxcơva, Liên bang Nga.
Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, giám sát chặt chẽ để Công ty TNHH Mía đường Nghệ An thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, trong đó lưu ý hướng dẫn phù hợp với hiệu quả đầu tư và khả năng huy động vốn cho từng giai đoạn đầu tư.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp này thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam sang Liên bang Nga để phục vụ dự án.
Công ty TNHH Mía đường Nghệ An từng là doanh nghiệp liên doanh với Tập đoàn Tate & Lyle, Vương quốc Anh, trước khi được Tập đoàn TH mua lại hồi cuối năm 2013. Doanh thu năm qua của công ty đạt khoảng 1.300 tỷ đồng và mức lợi nhuận là 220 tỷ đồng.
Trước TH, một số doanh nghiệp nội cũng đã thu về doanh thu đáng kể từ các dự án nuôi bò ra ngoài biên giới mà tiêu biểu là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khi nuôi bò ở Lào và Campuchia.