Bộ Tài chính đã tính đến phương án giá dầu dưới 30 USD/thùng
Hà Nội công khai 139 doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Những tín hiệu khả quan
Nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2016
Ưu đãi thuế lớn cho các dự án bảo vệ môi trường
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-01-2016
- Cập nhật : 14/01/2016
Kiệt quệ vì hàng gian, hàng giả
Chưa bao giờ tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng không nhãn mác tràn lan như lúc này. Nó trở thành hiểm họa đối với sinh mệnh một doanh nghiệp, với niềm tin của người tiêu dùng yêu hàng Việt.
Đi tới đâu, gặp ai cũng nghe kêu hàng giả, hàng gian sao lộng hành quá, từ nhà sản xuất, người tiêu dùng đến người bán lẻ. Hàng giả, hàng nhái lộng hành không chừa một sản phẩm nào, từ mặt hàng dệt may đến hàng nhựa, túi xách, thực phẩm, đến cả đồ chơi trẻ em...
Một chiếc áo ngực Trung Quốc gắn nhãn VN được bán với giá 17.000 đồng. Doanh nghiệp sản xuất VN than: “Có nằm mơ cũng không thể sản xuất một chiếc áo có hơn 40 chi tiết may với giá đó. Hàng của VN chỉ riêng hai miếng mút cũng đã mất 20.000 đồng. Chỉ có thể là hàng Trung Quốc siêu rẻ, ai cũng biết hiểm họa từ chất lượng hàng trôi nổi nhập lậu từ Trung Quốc đáng sợ như thế nào nhưng làm gì được khi chúng gắn nhãn hàng Việt?”.
Một doanh nghiệp ngành giấy đầu tư hàng tỉ đồng công nghệ, nguyên liệu để sản xuất, trong khi một thương nhân chỉ cần đăng ký doanh nghiệp tại VN, nhập khẩu giấy Trung Quốc giá rẻ, chất lượng chắc chắn kém, qua một bước xử lý thô sơ có thể nghiễm nhiên thành sản phẩm “Sản xuất tại VN”.
Rơi vào tình trạng cạnh tranh thế này, nhiều doanh nghiệp nản, không sản xuất, chỉ muốn nhập sản phẩm của Trung Quốc về dán nhãn rồi tung ra thị trường... bán khắp mọi miền nông thôn, nơi mà người tiêu dùng không có thông tin cũng như không có nhiều sự lựa chọn. Đáng sợ nhất là doanh nghiệp không còn thèm sản xuất.
Có một nông dân trẻ mua phân bón ở một tiệm lớn tỉnh Hậu Giang có biên lai hẳn hoi. Phân giả, chết cây, anh lấy mẫu đi thử, cơ quan chức năng xác nhận phân kém chất lượng.
Cảnh sát kinh tế địa phương mời hai bên hòa giải nhiều lần, kéo tới kéo lui, anh nông dân chịu hết nổi, buông. Nhưng điều anh bức xúc nhất là nhà quản lý vẫn để cho cửa hàng bán phân bón đó tiếp tục bán hàng gian, tiếp tục giết bao nhiêu ruộng rẫy khác của nông dân.
Hàng gian, hàng giả, hàng trôi nổi không chỉ len lỏi trong các chợ, đầy rẫy trên thị trường mà còn xuất hiện tràn lan tại các hội chợ, phiên chợ hàng VN.
Những người làm hàng giả chỉ vì mục đích lợi nhuận nhưng họ không biết rằng hành động đó đang phá hoại nền sản xuất, kinh tế của những nhà sản xuất đàng hoàng, làm ăn chân chính, cướp mất niềm tin của người tiêu dùng về hàng VN, đẩy những người làm ăn chân chính mất cơ hội. Tất cả do sự kiểm soát, quản lý thị trường cẩu thả, lỏng lẻo.
Hàng giả đang “tự chảy” vì lợi nhuận quá lớn. Thương nhân chỉ cần bỏ một số vốn nhỏ là có thể mua được hàng về bán. Bán giá nào cũng được, lừa được thì bán giá cao, không lừa được thì bán giá ít cao hơn. Kiểu gì cũng lời.
Trong cuộc khảo sát của chúng tôi đã phát hiện nhiều đại lý treo biển đại lý cho các thương hiệu Việt nhưng toàn giới thiệu hàng Trung Quốc, hàng giả cho khách hàng. Lợi nhuận từ hàng giả mang lại quá lớn lại không bị ai kiểm soát hay gặp khó khăn thành ra người bán cứ bán.
Trong khảo sát, tỉ lệ doanh nghiệp ở một số ngành bị hàng giả, hàng nhái đe dọa tăng đến 20-30%. Doanh nghiệp bị làm giả dẫn đến bị bể mạng lưới phân phối, đi kiện thưa, báo cáo, khiếu nại nhiều nơi nhưng hàng giả vẫn vững như đồng.
Trong hơn sáu năm qua, chúng ta vất vả xây dựng niềm tin của người dân với hàng VN nhưng chỉ cần những đợt hàng giả hoành hành như thế, toàn bộ niềm tin của người tiêu dùng bị quét sạch.
Bà VŨ KIM HẠNH (chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao)
Theo Tuổi Trẻ
Lệch số liệu GDP 300.000 tỉ: Tổng cụcThống kê nói tính đúng
Vụ trưởng Vụ Thống kê hệ thống tài khoản quốc gia -Tổng cục Thống kê - khẳng định ngành mình tính đúng, còn cách tính của Bộ Tài chính như thế nào chưa biết...
Trước việc dư luận băn khoăn con số GDP do Bộ Tài chính công bố trên 4,4 triệu tỉ trong khi Tổng cục Thống kê (thuộc Bộ Kế hoạch - đầu tư) tính toán chỉ có 4,1 triệu tỉ đồng - chênh lệch 300.000 tỉ, trả lời Tuổi Trẻ, ông Hà Quang Tuyến, vụ trưởng Vụ Thống kê hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), khẳng định cách tính của Tổng cục Thống kê là chính xác.
Ông Tuyến nói: chưa biết cách tính của Bộ Tài chính như thế nào nhưng chênh lệch có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu Bộ Tài chính tính toán dựa trên chỉ số CPI dự báo 2015 tăng khoảng 2% thì đương nhiên con số sẽ lớn.
Thực tế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 chỉ tăng khoảng 0,6%. Nếu lấy mức giá thấp này, quy mô GDP sẽ giảm xuống và Tổng cục Thống kê dùng chỉ số CPI để tính GDP là 0,6 chứ không phải mức dự báo 2%.
Ông Tuyến nêu con số GDP do Tổng cục Thống kê vừa công bố mới là số liệu ước tính, theo quy định, đến tháng 3 sẽ có số liệu sơ bộ và đến tháng 11-2016 sẽ có số liệu thống kê chính thức cho năm 2015. Tuy nhiên, ông Tuyến nêu số liệu chính thức sẽ không có thay đổi nhiều.
Đại diện Bộ Tài chính, ông Võ Thành Hưng - vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước - giải thích về nguyên tắc GDP phải do Bộ Kế hoạch - đầu tư tính toán và công bố chứ Bộ Tài chính không có chức năng tính toán chỉ số này.
Con số 4,4 triệu tỉ mà Bộ Tài chính đưa ra là được Bộ Kế hoạch - đầu tư cung cấp vào tháng 8-2015, thời điểm làm dự toán ngân sách năm 2016. Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư cung cấp số liệu chính thức GDP năm 2015.
Về vấn đề này, chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng nếu GDP năm 2015 là trên 4,4 triệu tỉ như Bộ Tài chính công bố trên cổng thông tin của bộ này thì bội chi ngân sách chỉ 5%, trong khi nếu GDP là 4,1 triệu tỉ thì bội chi ngân sách là 5,4% - vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Nhiều doanh nghiệp nợ thuế trốn khỏi địa chỉ kinh doanh
Tình trạng tổ chức, cá nhân ngưng kinh doanh, giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh còn nợ thuế ngày càng nhiều.
Riêng tại quận Phú Nhuận, TP.HCM có trên 500 doanh nghiệp (DN) đã ngưng kinh doanh, giải thể còn nợ thuế 66 tỉ đồng, 1.250 DN bỏ địa chỉ kinh doanh nợ thuế hơn 55 tỉ đồng dẫn đến nợ khó thu chiếm tỉ lệ 41% trên tổng nợ.
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2015 do Cục Thuế TP.HCM tổ chức sáng 12-1.
Tại hội nghị, ông Võ Thành Minh, phó chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, cho biết cơ quan thuế đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế, đồng thời chặn xuất cảnh nhưng vẫn không thu hồi được nợ thuế.
Việc cưỡng chế nợ thuế gặp nhiều khó khăn do hầu hết hộ kinh doanh nợ thuế đều thuê mướn mặt bằng, không có tài khoản ngân hàng, không sử dụng hóa đơn, không có tài sản có giá trị để thực hiện cưỡng chế.
Cũng tại hội nghị, Cục Thuế TP.HCM cho biết dù đã áp dụng hàng loạt biện pháp như thông báo, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với ngân hàng và kho bạc thực hiện phong tỏa tài khoản và trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế chuyển nộp ngân sách, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng... nhưng nợ thuế vẫn tăng cao. Có DN bỏ địa chỉ kinh doanh sau đó thành lập DN khác.
Ông Trần Ngọc Tâm, cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết sẽ đẩy mạnh đôn đốc thu nợ, rà soát các khoản nợ tiền sử dụng đất trong năm 2016. Với DN bỏ địa chỉ kinh doanh, sẽ lập thông báo thuế gửi về địa phương cư trú của người đại diện pháp luật, thành viên góp vốn…
Chỉ mất 3 giờ để nhận giấy phép đầu tư ở Indonesia
Thái Lan dự kiến cho thuê đất tới 99 năm