EU muốn Trung Quốc giảm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất thép
Cổ phiếu Điện tử Biên Hòa chuẩn bị lên sàn UPCoM
Quảng bá hàng Việt Nam tại Thái Lan
HBC trúng 5 gói thầu trị giá hơn 1.500 tỷ đồng
Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản mở rộng kinh doanh thực phẩm Nhật.
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-04-2016
- Cập nhật : 20/04/2016
Tổng cục Hải quan: Dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến
“Tính chung xuất khẩu dầu thô giảm 446 triệu USD, trong đó do giá giảm là 282 triệu USD và lượng giảm là 164 triệu USD,” báo cáo của Tổng cục Hải quan thống kê.
Đặc biệt, theo báo cáo, lượng dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc quý 1 tăng cao đột biến, với 1,2 triệu tấn, đạt 323 triệu USD. Mức xuất khẩu này tăng tới 253% về lượng và 130,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm.
Về nhập khẩu xăng, dầu các loại, đại diện Tổng cục Hải quan cho hay, lượng nhập khẩu trong tháng Ba là gần 1,15 triệu tấn, trị giá là 406 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và tăng 38,1% về trị giá so với tháng trước.
Tính đến hết quý 1, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là hơn 2,8 triệu tấn. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm tới 39,5% so với cùng kỳ năm trước nên trị giá nhập khẩu là 935 triệu USD.
Cũng theo báo cáo, trong quý 1, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore là 1,39 triệu tấn (tăng 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái); Malaysia: 451.000 tấn (gấp 3,4 lần cùng kỳ năm ngoái); Trung Quốc: 306.000 tấn (giảm 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái),
Mặt bằng bán lẻ TP HCM đứng trước áp lực rớt giá mạnh
Dữ liệu thị trường của đơn vị này cho thấy giá thuê mặt bằng trung bình toàn thị trường TP HCM đạt 46,3 USD/m2/tháng. Dự báo giá thuê ở khu vực rìa trung tâm sẽ đứng trước một năm nhiều thử thách bởi áp lực khá lớn của nguồn cung mới.
Trong khi đó, thống kê của Cushman & Wakefield, giá thuê tại khu vực trung tâm giữ mức 2,37 triệu đồng/m2/tháng, tương đương 105 USD, cao hơn 2,5 lần so với các dự án ở khu vực ngoài trung tâm và cao gấp 3 lần so với các dự án tại khu vực ngoại thành. Xu hướng giảm giá đang lấn lướt 3 tháng qua do những mặt bằng có vị trí không đắc địa thường chỉ chào mức giá thuê thấp.
Năm 2016 TP HCM sẽ đón hơn 150.000 m2 nguồn cung mới, đa số nguồn cung tương lai tập trung tại khu vực nội thành và ngoại ô, ở phía Nam và phía Đông Sài Gòn, nơi nhiều cơ sở hạ tầng và dân cư đã được thành lập. Điều này có thể góp phần kéo giá thuê tiếp tục đi xuống.
Tuy nhiên, điểm sáng của thị trường này, theo Cushman & Wakefield là các hiệp định thương mại đang từng bước thúc đẩy nhu cầu mặt bằng bán lẻ tăng dần theo thời gian. Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan theo quy định của TPP cùng với viễn cảnh thị trường bán lẻ tự do hóa theo quy định của WTO cũng sẽ giúp tăng tiềm năng của Việt Nam đối với các nhà bán lẻ quốc tế
Nhà đầu tư Singapore dẫn đầu M&A bất động sản
- Chiêu thâu tóm quỹ đất 'thần tốc' của đại gia bất động sản / Địa ốc bắt tay nhau thu gom quỹ đất
Các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Singapore, Nhật và Hàn Quốc tiếp tục có hoạt động mua bán sôi nổi. Nhiều giao dịch rơi vào nhóm các bất động sản đang hoạt động như: văn phòng, khách sạn, bán lẻ. Quý vừa qua cũng có nhiều giao dịch liên quan đến các dự án đang phát triển giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đơn vị này dự báo hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) sẽ tiếp tục sôi động trong 3 quý còn lại của năm 2016 với lượng giao dịch nhiều hơn nhờ vào những yếu tố tích cực: thị trường bất động sản hồi phục, những đổi mới liên quan đến hoạt động đầu tư và tình hình phát triển đang trên đà giảm tại một số nước trong khu vực.
Dưới đây là các thương vụ M&A bất động sản đã hoàn tất trong quý I/2016 do Jones Lang Lasalle thống kê.
Tên/vị trí dự án | Loại tài sản | Giá trị giao dịch (triệu USD) | Bên mua | Bên bán |
A&B Tower | Văn phòng | Không tiết lộ | Không tiết lộ | Không tiết lộ |
132 Bến Vân Dồn, phường 6, quận 4, TP HCM | Đang triển khai | 40,4 | Trường Lộc Phát và Phát Đạt | Nguyễn Kim Invt. và Devt. JSC |
Sedona Suites Hanoi | Khách sạn | 31,53 | BRG Group | Kepel Land Ltd. |
Thao Dien Plot | Đang triển khai | Không tiết lộ | CapitaLand | Thanh Niên |
Duxton Hotel Saigon | Khách sạn | 49,24 | New Life RE | Low Keng Huat |
Empire City | Đang triển khai | 234,85 | Keppel Land Ltd. | Tiến Phước JV Trần Thái JV Gaw Capital |
Somerset Vista HCM | Khách sạn | 13,87 | CapitaLand | Nguyễn Bình Trading JSC |
Vista Walk | Bán lẻ | 32,63 | CapitaLand | Nguyễn Bình Trading JSC |
Hàn Quốc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 xuống 2,8%
Thông báo trên được đưa ra sau khi BOK quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục là 1,5% tháng thứ 10 liên tiếp, cho dù có những kêu gọi tiếp tục giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ đầu năm ngoái, nền kinh tế Hàn Quốc phải ghi nhận hàng tháng tình trạng sụt giảm trong xuất khẩu - yếu tố chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng của nước này. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đã giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, sức tiêu thụ trong nước cũng rơi vào tình trạng sụt giảm kéo dài do nợ tiêu dùng cao và điều kiện của thị trường lao động ngày càng kém.
Tỷ lệ thất nghiệp đối với những người dưới 30 tuổi là 11,8% trong tháng Ba, cao hơn số liệu trong cùng kỳ của các năm. Tháng 2 vừa qua, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp của Hàn Quốc đã lên mức kỷ lục là 12,5%./.
ACB đối mặt với thách thức gì?
Theo báo cáo của Ban lãnh đạo ACB, trong năm 2015, quy mô tổng tài sản của ngân hàng đạt 201.457 tỷ đồng, tăng 12% so cuối năm 2014. ACB đã nâng vốn huy động lên 175.000 tỷ theo kế hoạch đầu năm, mức tăng trưởng 13%.
Tăng vốn để áp dụng chuẩn mực Basel II
Đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay tại ACB đạt 134.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt tối đa 15% theo hạn mức phân bổ của NHNN, trong đó tín dụng khách hàng cá nhân tăng 25%. Tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1,32% so với mức 2,17% tại thời điểm cuối năm 2014. Lợi nhuận trước thuế 2015 đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014 và đạt 100% kế hoạch. ACB dự kiến chia cổ tức 2015 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:1, theo đó lợi nhuận giữ lại là 708 tỷ đồng.
Năm 2016, ACB đặt chỉ tiêu tổng tài sản tăng 18%, đạt 237.000 tỷ đồng. Tín dụng của ACB sẽ tăng trưởng tối đa hạn mức NHNN cho phép, dự kiến khoảng 18%, vốn huy động từ tiền gửi khách hàng cũng tăng trưởng ở mức 18%. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế của ACB trong năm 2016 dự kiến 1.503 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước. Cũng trong năm nay, ACB dự kiến thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ từ chia cổ tức bằng cổ phiếu phổ thông cho các cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại sau khi phân phối lợi nhuận năm 2015 với tỷ lệ 10%.
Theo lãnh đạo ngân hàng, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết do ACB là 1 trong 10 ngân hàng được lựa chọn để áp dụng chuẩn mực Basel II đợt đầu tiên, dự kiến từ tháng 2/2017. Hơn nữa, việc tăng vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu sẽ giúp tăng các giới hạn liên quan tới cấp tín dụng cho khách hàng, thêm nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho các chương trình cấp tín dụng. Ngoài ra, việc tăng vốn giúp ACB nâng cao năng lực tài chính, ứng phó biến động thị trường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ACB có đạt được tham vọng này không khi những thách thức từ khoản nợ Bầu Kiên và đối tác ngoại là Standard Chartered Bank chia tay sau nhiều năm gắn bó
Tại ĐHCĐ thường niên 2016, nhiều vấn đề tồn đọng liên quan đến 6 Cty của “bầu” Kiên hiện được xử lý tới đâu đang được giới cổ đông rất quan tâm.
Theo ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB, khoản nợ liên quan đến nhóm 6 Cty của bầu Kiên hiện còn 5.767 tỷ đồng. Để xử lý khoản nợ này dứt điểm, ACB đã lên kế hoạch xử lý các khoản nợ và đã được NHNN phê chuẩn. ACB tiếp tục kế hoạch để xử lý các khoản nợ này trong năm 2016, với mục tiêu thu hồi nợ khoảng 2.000 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết ACB đã tiên liệu kế hoạch xấu nhất và dự kiến trích lập dự phòng 1.000 tỷ cho nợ của nhóm 6 Cty này, trong đó trích lập 200 tỷ đồng trong quý I/2016. Như vậy với khoản tiền trích lập dự phòng rủi ro từ những khoản nợ của bầu Kiên sẽ ăn mòn lợi nhuận của ngân hàng, hệ quả sinh lời sẽ không cao. Theo báo cáo kiểm toán, dù tăng trưởng cao nhưng lợi nhuận của ACB giảm mạnh tới hơn 70% so với năm 2014 do trích lập dự phòng.
Cho đến nay ACB đã bán thêm 752 tỉ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm và thực hiện trích lập dự phòng trong vòng 5 năm. Theo ông Nguyễn Đức Hùng – Cty Kiểm toán AVA VN, tham vọng đạt lợi nhuận trước thuế 1.503 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.202 tỉ đồng trong năm 2016 của ACB khó thành hiện thực cho dù tín dụng tăng trưởng tối đa hạn mức NHNN cho phép.
Chia tay đối tác ngoại
Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên ACB đã trình cổ đông xem xét việc xin từ chức của ông Julian Fong Loong Choon, thành viên HĐQT, đại diện cho 15% vốn của Standard Chartered Bank.
Theo các chuyên gia, động thái của ông Julian Fong Loong Choon không mang tính riêng lẻ, nó là sự tiếp nối trước ông Vijay Maheshwari, cũng đại diện cho Standard Chartered Bank, từ nhiệm khỏi vị trí giám đốc tài chính. Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB từ tháng 7/2005, thời điểm cổ phiếu ngân hàng đang ở đỉnh cao. Nếu tính theo giá gần nhất ngày 13/4/2016 là 18.100 đồng/cổ phiếu, 15% cổ phần của StandardChartered Bank trị giá 2.600 tỉ đồng, tức 116 triệu USD, thấp hơn số tiền mà Standard Chartered Bank bỏ ra mua lại số cổ phần ACB mà IFC sở hữu năm 2008. Với việc những đối tác chiến lược cũ đang rút các khoản đầu tư là thách thức không nhỏ đối với ACB trong giai đoạn tăng trưởng tới khi mà dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Theo TS. Nguyễn Chí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, sau cuộc khủng hoảng tài chính, rất nhiều ngân hàng ngoại phải thu hẹp quy mô hoạt động trên toàn cầu, trong đó có VN. Nhiều nhà đầu tư ngoại trước đó cũng rút dần các khoản đầu tư do điều kiện kinh doanh đã thay đổi, mục tiêu đầu tư đã đạt được. Đây cũng là việc bình thường bởi dù đầu tư chiến lược, nhưng không có nghĩa là đầu tư ‘trọn đời’, thỏa thuận dài nhất thường cũng chỉ 5 năm . Do vậy, việc cho phép các ngân hàng ngoại hiện diện đầy đủ tại VN theo hình thức lập ngân hàng con 100% vốn tại VN chắc chắn sẽ khiến các đối tác ngoại phải xem xét lại kế hoạch góp vốn của mình nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích, tránh những rắc rối liên quan tới cụm từ “sở hữu chéo” mà NHNN đang tăng cường kiểm soát và đây không chỉ là riêng trường hợp của Standard Chartered Bank rút khỏi ACB.
Tuy nhiên đứng trước những thay đổi về mất nhân sự cấp cao này cùng với gánh nợ từ bầu Kiên sẽ là những khó khăn thách thức lớn với con thuyền ACB trong thời gian tới…(DDDN)