Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng mạnh nhất hai năm
Nỗi lo thiếu nguyên liệu chế biến
Phải trả lãi suất cao gói 30.000 tỉ đồng?
Hàng trăm triệu USD vốn FDI chảy vào Bình Dương
Đầu tư 1.300 tỷ đồng xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-03-2016
- Cập nhật : 13/03/2016
Vì sao Vietnam Airlines chưa bao giờ được coi là thương hiệu quốc gia?
“Các bạn tự hào về cà phê, nhưng cốc cà phê dở nhất tôi từng uống là của Việt Nam. Các bạn tự hào về gạo, nhưng bữa cơm tôi ăn dở nhất là trên Vietnam Airlines”, một chuyên gia thương hiệu nước ngoài nhận xét.
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines từng “mang tiếng” rất nhiều khi bị các hành khách Việt phàn nàn thái độ phục vụ của tiếp viên hay việc hoãn, hủy các chuyến bay.
Nhưng lần đầu tiên, trong một hội thảo về thương hiệu cấp quốc gia, Vietnam Airlines đã góp phần làm hình ảnh Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt của một vị sếp nước ngoài trong lĩnh vực thương hiệu.
“Khi nói đến tên Việt Nam, người nước ngoài sẽ liên tưởng tới Trung Nguyên, Vietnam Airlines, nón lá và áo dài…”, ông Samir Dixit, Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương của Công ty Brand Finance bắt đầu câu chuyện của mình.
Nói về Vietnam Airlines, ông Samir thẳng thừng chê website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam là “trang web dở nhất”.
“Nói đến chuyện hoãn chuyến bay đã đành, nhưng ngay cả khi đặt vé trên mạng, tôi không thể chọn chỗ ngồi tôi thích, bữa ăn tôi muốn trên website của Vietnam Airlines. Đây là một trang web rất dở, rất ít tiện ích cho hành khách, mặc dù Vietnam Airlines là một thương hiệu mạnh của quốc gia. Đó là điều tôi trao đổi rất thẳng thắn để chúng ta cùng nhau suy nghĩ”, ông Samir nói.
Khi nói đến thương hiệu quốc gia, những thương hiệu ấy phải đại diện cho sự tôn trọng của khách hàng hay cam kết đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Thương hiệu nào của Việt Nam làm được điều này?
“Các bạn tự hào về cà phê, nhưng cốc cà phê dở nhất tôi từng uống là của Việt Nam. Các bạn tự hào về gạo, nhưng bữa cơm tôi ăn dở nhất là trên Vietnam Airlines”, ông Samir thẳng thắn.
Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương, đơn vị đăng cai Vietnam Value cho biết: Ngay lần đầu tiên công bố danh sách (năm 2008), Vietnam Airlines không đạt. Đến lần 2 (năm 2010), Vietnam Airlines được lựa chọn tham gia.
“Nhưng trong quá trình thực hiện, có thể có một số vấn đề, kể cả vấn đề về chất lượng như các chuyên gia đề cập, nên hiện Vietnam Airlines không phải một trong 63 thương hiệu của Việt Nam”, Thứ trưởng Hải cho biết.
Người Thái đầu tư gần 7 tỷ USD vào công nghiệp chế biến của Việt Nam
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết, tính lũy kế đến tháng 2/2016, các nhà đầu tư Thái Lan có 428 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,88 tỷ USD, xếp thứ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Quy mô vốn bình quân một dự án của Thái Lan khoảng 18,4 triệu USD, cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là khoảng 14 triệu USD.
Theo đó, các dự án của Thái Lan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 200 dự án và gần 7 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 88% vốn đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam).
Đứng thứ hai là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 31 dự án và 235 triệu USD vốn đầu tư. Còn lại tập trung vào các ngành bán lẻ, xây dựng...
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút được nhiều vốn FDI của Thái Lan với 3,77 tỷ USD vốn đăng ký. Vĩnh Phúc đứng thứ hai với 744 triệu USD vốn đăng ký. Bình Dương đứng thứ ba với 513,4 triệu USD.
Tuy nhiên, xét về số lượng dự án đầu tư thì TP.HCM thu hút được nhiều dự án của Thái Lan nhất với 162 dự án.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư của Thái Lan theo hình thức liên doanh chiếm tỷ lệ lớn với 5,5 tỷ USD. Tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài.
Sửa quy định về hoàn thuế cho doanh nghiệp trước ngày 15-3
Đây là những vấn đề được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thẳng thắn trả lời khi nói về nguyên nhân chậm hoàn thuế thời gian qua.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, trong 2 tháng vừa qua, số lượng hồ sơ doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế để hoàn cơ bản được giải quyết hết với 3.100 hồ sơ hoàn thuế, số doanh nghiệp bị chậm hoàn là 287 hồ sơ.
Chỉ ra nguyên nhân, Thứ trưởng cho rằng, có tình trạng doanh nghiệp nợ ngân sách Nhà nước nhưng đồng thời ngân sách cũng phải hoàn thuế cho doanh nghiệp này.
"Nhưng trên thực tế do chúng ta chưa ban hành quy định cho bù trừ, quy định hiện tại vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải nộp hết tiền nợ thuế mới thực hiện hoàn," Thứ trưởng nói.
Theo ông, hiện có khoảng 20 doanh nghiệp trong diện này và phía Bộ Tài chính đang gấp rút sửa đổi quy định trên.
Về kinh phí hoàn thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, "kinh phí hoàn thuế của toàn bộ ngành thuế là không thiếu." Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, có tỉnh thừa tỉnh thiếu.
"Tôi lấy ví dụ, hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn 92 tỷ đồng trong quỹ hoàn thuế, nhưng Hà Tĩnh số dư tài khoản quỹ này lại còn trên 1.100 tỷ đồng dẫn tới tình trạng dư luận có lúc cho rằng quỹ hoàn thuế không còn để xử lý hoàn thuế," ông Tuấn nói.
Mặt khác, lãnh đạo ngành tài chính cũng cho rằng, với 287 trường hợp bị chậm hoàn thuế thời gian qua, "cơ bản hồ sơ hoàn thuế của các doanh nghiệp này không đảm bảo các quy định của pháp luật về quản lý thuế." Ví dụ được ông đưa ra như doanh nghiệp mua hàng của doanh nghiệp khác không có thực, doanh nghiệp không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, đã phá sản, hoặc giải thể, doanh nghiệp bị đóng mã số thuế,...
Nói về giải pháp thời gian tới, ông Tuấn khẳng định, với trường hợp doanh nghiệp nợ ngân sách và nhưng cũng trong diện hoàn thuế nêu trên, cơ quan chức năng sẽ sửa chính sách để cho phép hạch toán bù trừ cho nhau.
"Có thể nói, lỗi này do chính sách chưa đồng bộ và cần phải sửa đổi chính sách đó. Chúng tôi cam kết sửa trong thời gian nhanh nhất, cố gắng trước ngày 15/3/2016 tới," lãnh đạo Bộ Tài chính nêu rõ.
Ngoài ra, để điều hòa linh hoạt hơn quỹ hoàn thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho biết sẽ sửa quy định không giao hạn mức cho từng địa phương mà là dự toán cho toàn Tổng cục thuế, đảm bảo không có nơi thừa nơi thiếu
Bia, cà phê, nước giải khát tăng trưởng mạnh
Ngày 12-3, báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nilesen, trong quý cuối cùng năm 2015, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại sáu thành phố chính của Việt Nam tiếp tục phục hồi tích cực với mức tăng trưởng 5,7% (so với 4,5% trong quý III).
Theo báo cáo của Nielsen, hầu hết bảy ngành hàng lớn như thức uống; thực phẩm; sữa; sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, ngành hàng đồ uống (gồm cả bia, nước giải khát, cà phê…) tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định 7,7%, đóng góp 38% vào tổng doanh số của toàn ngành hàng FMCG. Mặt khác ngành hàng thực phẩm và sữa cũng tăng trưởng trở lại 0,9% và 3,7%. Các ngành hàng cũng cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi, chỉ có ngành hàng chăm sóc cá nhân vẫn thể hiện sự trì trệ.
Đại diện Nielsen cho biết khu vực nông thôn đang nổi lên như một nguồn lợi nhuận để tăng trưởng đối với các nhà sản xuất. Trong năm 2015 vừa qua, doanh số của ngành hàng FMCG tại khu vực nông thôn đạt mức tăng trưởng 5,5%. Hiện nay doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh đến từ nông thôn chiếm đến 54%.
45 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Mỹ
Cục Kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS, thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA) công nhận 45 cơ sở chế biến cá tra của VN được phép chế biến xuất khẩu cá vào thị trường Mỹ...
Cục Kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS, thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA) vừa công nhận 45 cơ sở chế biến cá tra của VN được phép chế biến xuất khẩu cá vào thị trường Mỹ, theo danh sách đề nghị của cơ quan chức năng VN.
Đây là một thủ tục trong chương trình giám sát cá da trơn của Mỹ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1-3-2016.
Theo đó, việc kiểm soát chất lượng cá da trơn được chuyển từ Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cho USDA (trực tiếp là FSIS). Để tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ, VN phải chứng minh được quy trình nuôi và chế biến cá da trơn (cá tra, basa) ở VN đạt được những tiêu chuẩn tương đương quy trình nuôi tại Mỹ. Từ ngày 14-6-2016, FSIS sẽ chính thức kiểm tra các lô hàng cá tra, basa của VN nhập khẩu vào Mỹ.
Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, cho biết 45 cơ sở này đủ điều kiện trong giai đoạn chuyển tiếp.
Sau thời hạn 18 tháng (kết thúc vào ngày 31-8-2017), nếu VN không chứng minh được các điều kiện tương đồng của ngành nuôi cá tra với Mỹ, các doanh nghiệp sẽ không thể xuất khẩu tiếp được.