tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-03-2016

  • Cập nhật : 12/03/2016

Giá trị thương hiệu Quốc gia Việt Nam chỉ hơn mỗi Campuchia và thua cả Apple

gia tri thuong hieu quoc gia viet nam chi hon moi campuchia va thua ca apple

Giá trị thương hiệu Quốc gia Việt Nam chỉ hơn mỗi Campuchia và thua cả Apple

Việc giảm giá trị định giá thương hiệu quốc gia Việt Nam trong năm 2015 đã khiến cho Thương hiệu Quốc gia Việt Nam bị xếp thứ hạng thấp trong các nước ASEAN.

Thông tin được ông Samir Dixit, Giám đốc Vùng Châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance vừa đưa ra tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam – Cơ hội cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa” được Bộ Công Thương tổ chức.

Theo đó, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2015 được Brand Finance định giá là 140 tỷ USD. Như vậy so với năm 2014 giá trị thương hiệu Việt Nam được định giá là 172 tỷ USD, thì năm 2015 giá trị thương hiệu Việt Nam đã giảm 19% chỉ trong 2 năm.

Tuy nhiên, trên bảng tổng soát giá trị thì vị trí Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã tăng lên một chút từ vị trí thứ 43 lên 49. Song nếu nhìn vào bảng xếp hạng so với các nước trong ASEAN, thì vị trí thương hiệu Việt Nam đang thua nhiều nước như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ cao hơn Campuchia.

Đáng chú ý là khoảng cách giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng thua xa nhiều nước đang dẫn đầu trong ASEAN. Cụ thể, Việt Nam thua Indonesia hơn 4 lần và thua Singapore, Malaysia khoảng 3 lần. Việc định giá thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2015 bị giảm tới 19% so với năm 2014 đã khiến cho thương hiệu quốc gia Việt Nam còn thua cả hãng sản xuất điện thoại danh tiếng của Mỹ Apple vốn được định giá là 170,3 tỷ USD.

Theo ông Samir, những chỉ số trên cho thấy sức mạnh thương hiệu quốc gia Việt Nam chưa cao. Trong đó, các yếu tố còn yếu là chất lượng sản phẩm, vòng đời sản phẩm, đáp ứng với sự thỏa mãn cho khách hàng, xuất nhập khẩu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…

So sánh cụ thể với Philippines là nước có giá trị thương hiệu quốc gia đứng đầu ASEAN, ông Samir cho rằng ngành du lịch Việt Nam – một chỉ số để đo đếm giá trị thương hiệu quốc gia – của Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng và “mạnh” hơn Philippines. Tuy nhiên, trong khi nước này nỗ lực rất mạnh mẽ để nâng cao giá trị và thương hiệu quốc gia, thì những nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam đóng góp cho việc nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, vẫn chưa thực sự được nhiều.

Trong năm 2015, đã có 63 doanh nghiệp Việt Nam được vinh danh là thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần đánh giá đầy đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp này đối với sự phạt triển thương hiệu Quốc gia Việt Nam.


Nielsen: Thị trường nông thôn đang là mỏ vàng cho các ngành hàng tiêu dùng nhanh

nielsen: thi truong nong thon dang la mo vang cho cac nganh hang tieu dung nhanh

Nielsen: Thị trường nông thôn đang là mỏ vàng cho các ngành hàng tiêu dùng nhanh

Thị trường nông thôn đang chiếm tới 68% dân số và chiếm 54% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh nên đây sẽ là mỏ vàng cho các nhà sản xuất.

Trong quý cuối cùng của năm 2015, ngành hàng tiêu dùng nhanh(FMCG) tại 6 thành phố chính của Việt Nam tiếp tục phục hồi tích cực với mức tăng trưởng 5,7% (so với 4,5% trong quý 3) theo báo cáo Market Pulse mới nhất được công bố bởi Nielsen – công ty đo lường hiệu suất toàn cầu.

Mức tăng này chủ yếu nhờ vào sản lượng tăng đạt mức 4,9% (so với 3,6% trong quý 3). Được biết, báo cáo của Nielsen dựa trên những nhóm sản phẩm chính. Các chỉ số bán lẻ được sử dụng sử dụng trong bài viết cho thấy nỗ lực của nhà sản xuất và các nhà bán lẻ cũng như sức tiêu thụ của người tiêu dùng.

Sự phục hồi tích cực này xảy ra ở hầu hết 7 ngành hàng lớn bao gồm đồ uống mà điển hình là bia; thực phẩm; sữa; sản phẩm chăm sóc gia đình; sản phẩm chăm sóc cá nhân; thuốc lá và sản phẩm chăm sóc em bé.

Trong đó, ngành hàng đồ uống tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định với mức tăng 7,7% sản lượng, đóng góp 38% vào tổng doanh số của toàn ngành hàng FMCG.

Quý cuối của năm 2015 cũng chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của ngành hàng thực phẩm và sữa (mức tăng sản lượng lần lượt đạt 0,9% và 3,7%). Các ngành hàng cũng cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi. Duy chỉ có ngành hàng chăm sóc cá nhân vẫn thể hiện sự trì trệ.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Dịch vụ Đo lường bán lẻ cho biết: “Mặc dù ngành hàng FMCG trong quý 4 tiếp tục phục hồi sự tăng trưởng, nhưng thị trường đã không còn trông chờ vào sự tăng trưởng đạt mức 2 chữ số nữa. Sự biến đổi liên tục của thị trường đã mang đến cho các nhà sản xuất nhiều thách thức để đưa ra quyết định kịp thời nhằm nắm bắt những cơ hội trên thị trường để giúp tăng trưởng lợi nhuận cho công ty.

Theo Nielsen, khu vực nông thôn đang nổi lên như một nguồn lợi nhuận để tăng trưởng đối với các nhà sản xuất. Và câu chuyện này lại một lần nữa tiếp diễn trong năm 2015 vừa qua. Trong năm qua, doanh số của ngành hàng FMCG tại khu vực nông thôn đạt mức tăng trưởng đầy ý nghĩa 5,5%, chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng của sản lượng (5,5%).

"Cộng đồng nông thôn ở Việt Nam chiếm 68% của 90 triệu dân và hiện nay chiếm 54% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh đến từ nông thôn. Hơn nữa, cư dân nông thôn hiện nay đang ưu tiên đầu tư vào giáo dục, và đang có sự tăng trưởng thu nhập vào khoảng 44% trong 3 năm qua.” – Bà Quỳnh cho biết.


Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu

trung quoc dau tu ky luc vao my, chau au

Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào các nền kinh tế phương Tây có khả năng tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm nay...

Lượng vốn đầu tư mà Trung Quốc rót vào châu Âu và Mỹ đã đạt mức cao chưa từng có, bất chấp sự giảm tốc của nền kinh tế nước này.

Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 23 tỷ USD vào châu Âu và 15 tỷ USD vào Mỹ trong năm 2015 - tờ Financial Times dẫn một báo cáo của công ty luật Baker & McKenzi và công ty tư vấn Rhodium Group cho biết.

Tuy nhiên, các con số cũng cho thấy tốc độ đầu tư của Trung Quốc vào các nền kinh tế phương Tây có thể đang giảm tốc.

Vốn đầu tư mới của Trung Quốc vào châu Âu trong năm 2015 chỉ tăng 28% so với mức 18 tỷ USD của năm 2014. Trong năm 2014, mức đầu tư tăng gấp 2 lần so với năm 2013.

So với năm 2014, lượng vốn đầu tư mà Trung Quốc rót vào Mỹ tăng 17%, từ mức 12,8 tỷ USD.

Lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đã nhiều phiên kéo lùi thị trường chứng khoán toàn cầu trong mấy tháng gần đây, ảnh hưởng tới triển vọng nền kinh tế của khu vực Eurozone và nhiều khu vực khác. Những mối lo này là một trong những lý do khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được dự báo sẽ tung một loạt biện pháp kích cầu mới trong cuộc họp diễn ra vào ngày 10/3.

Trong khi đó, những nhân vật như tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về các khoản đầu tư của các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc ở châu Âu, cho rằng những khoản đầu tư này thiếu tiêu chuẩn quản lý quốc tế.

Tuy nhiên, ông Michael DeFranco, người phụ trách mảng M&A ở Baker & McKenzie, đánh giá cao hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào các nền kinh tế phát triển.

“Đây là giai đoạn kinh tế biến động, nhưng chúng tôi vẫn thấy các công ty Trung Quốc thể hiện sự tin tưởng và có những bước đi lớn ở thị trường châu Âu và Bắc Mỹ”, ông DeFranco nói.

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào các nền kinh tế phương Tây có khả năng tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm nay. Chỉ riêng trong 6 tuần đầu năm, các công ty Trung Quốc đã công bố số thỏa thuận tiềm năng với tổng trị giá 70 tỷ USD tại các thị trường Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, không phải tất cả các thỏa thuận này sẽ được hoàn tất.

Năm 2015, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào khu vực Eurozone tăng 37%, đạt mức 17,1 tỷ USD, từ mức 12,5 tỷ USD của năm 2014.

Italy, một trong những nền kinh tế yếu nhất Eurozone, là quốc gia nhận nhiều vốn đầu tư từ Trung Quốc hơn bất kỳ nước nào khác trong EU. Trong đó, lớn nhất là thỏa thuận trị giá 7,9 tỷ USD giữa tập đoàn Pirelli của Italy và tập đoàn ChemChina của Trung Quốc.

Pháp là nước nhận nhiều vốn đầu tư Trung Quốc lớn thứ nhì trong EU, ở mức 3,6 tỷ USD trong năm 2015, trong đó có nhiều thỏa thuận lớn trong lĩnh vực du lịch và cơ sở hạ tầng.

Tại Mỹ, các bang New York, California, và Texas nhận nhiều vốn đầu tư nhất từ Trung Quốc. Riêng New York nhận 5,4 tỷ USD vốn Trung Quốc trong năm ngoái, chủ yếu nằm ở ba thỏa thuận lớn về tài chính và bất động sản.


IEA: Giá dầu đã thoát đáy

iea: gia dau da thoat day

IEA: Giá dầu đã thoát đáy

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 11/3 nhận định giá dầu mỏ trên thế giới cuối cùng đã "thoát đáy" và đang có sự "phục hồi rõ rệt" trong những tuần gần đây.

Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ, IEA đã ghi nhận xu hướng phục hồi mạnh mẽ gần đây của giá dầu, từ mức 28,5 USD/thùng hồi giữa tháng 1 lên khoảng 40USD/thùng hiện tại. Dù cho rằng xu hướng tăng giá dầu này không có nghĩa thời kỳ đen tối của dầu mỏ đã kết thúc, song IEA cho biết đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy giá dầu đang đi lên.

IEA cho biết một trong các yếu tố nhằm thúc đẩy giá dầu tăng là việc các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như Saudi Arabia, Venezuela, Qatar và Nga cùng nhất trí "đóng băng" sản lượng khai thác để hạn chế nguồn cung trên thị trường. Đây được coi là hành động phối hợp đầu tiên của các nhà sản xuất dầu chủ chốt với mục tiêu đầy "giá vàng đen" lên 50USD/thùng.

Tuy nhiên, IEA nhận định thỏa thuận trên sẽ không tác động nhiều đến giá dầu trong những tháng tới, do không làm vơi nguồn cung đang dư thừa trên toàn cầu khi mà Iran đã bắt đầu quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới sau khi phương Tây chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này hồi tháng 1 vừa qua.

Giá dầu giảm đã trở thành thách thức lớn với đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Trong tháng 1 vừa qua, đã có lúc giá dầu thế giới giảm xuống dưới 30 USD/thùng - mức giá mà các nhà sản xuất cho rằng không đủ để bù chi phí khai thác.

Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 10/3 giảm nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 tháng. Chốt phiên này, trên sàn giao dịch New York (Mỹ), giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2016 giảm 45 cent Mỹ , xuống 37,84 USD/thùng. Trong khi đó, trên sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2016 giảm 1,02 USD xuống 40,05 USD/thùng.


Xuất khẩu cá ngừ khởi sắc đầu năm

xuat khau ca ngu khoi sac dau nam

Xuất khẩu cá ngừ khởi sắc đầu năm

Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP) cho biết, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh trong tháng 1 tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 1.445 tấn.

Do thời tiết thuận lợi, lại đang chính vụ cá Bắc nên các tàu tích cực ra khơi bám biển. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh trong tháng 1 vừa qua tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 1.445 tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Phú Yên là 640 tấn tăng 16,4% so với năm trước, Bình Định 500 tấn, tăng 1,2%, Khánh Hòa 305 tấn, tăng 9%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan cho biết, xuất khẩu các sản phẩm philê/thăn cá ngừ của Việt Nam trong tháng đầu năm nay tăng mạnh hơn 68%, trong khi các sản phẩm khác đều giảm. Tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 1 đạt hơn 18 triệu USD, tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thời điểm này.

Theo VASEP trong tốp 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ chính của Việt Nam đã có sự thay đổi. Xuất khẩu cá ngừ sang EU, ASEAN và Nhật Bản vẫn giảm, lần lượt là 23,9%, 13,4% và 45%. Do tốc độ sụt giảm nhanh, Nhật Bản hiện đã tụt xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng, sau Israel.

Đối với thị trường Mỹ, VASEP cho biết đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng tốt. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang đây trong tháng 1 đạt gần 12,9 triệu USD, tăng gần 57% so với cùng kỳ năm 2015.

Hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm cá ngừ đóng hộp và philê/thăn cá ngừ của Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý giá trị xuất khẩu các sản phẩm philê/thăn cá ngừ của Việt Nam tăng gần gấp đôi. Cụ thể, giá trị xuất khẩu 2 mặt hàng này lần lượt là 3,9 triệu USD và 8,3 triệu USD, tăng 52% và 91% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU vẫn rất ảm đạm trong tháng đầu năm. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang đây trong tháng 1 chỉ đạt gần 7,8 triệu USD, giảm gần 24% so với cùng kỳ năm trước.

Đức, Italia và Hà Lan hiện đang là 3 thị trường dẫn đầu trong khối. Trong khi, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italia đã tăng trở lại đạt gần 62%, xuất khẩu sang Đức vẫn giảm gần 33%.

Thị trường ASEAN, bước sang đầu năm 2016, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các nước ASEAN giảm so với cùng kỳ năm 2015. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt gần 4,2 triệu USD, giảm hơn 13% so với cùng kỳ năm trước.

Thái Lan vẫn tiếp tục là nước nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong tháng 1, đạt gần 2,9 triệu USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2015.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn tiếp tục giảm trong tháng 1. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang đây trong tháng 1 chỉ đạt gần 2 triệu USD, giảm hơn 45% so với cùng kỳ năm 2015.

Hầu hết xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đều giảm so với cùng kỳ năm 2015, trừ cá ngừ tươi, sống và đông lạnh.

Với tình hình như hiện nay, Vasep dự báo trong thời gian tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ tiếp tục khởi sắc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-03-2016

    Trung Quốc chưa vội kích thích kinh tế
    Malaysia tham gia thị trường “vừa du lịch vừa chữa bệnh”
    Hàng hiệu Zara sắp chính thức có mặt ở Việt Nam
    ECB hạ lãi suất: Được ít, mất nhiều
    Malaysia không nhận thêm lao động nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-03-2016

    Dầu tăng 7,2% trong tuần, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng mạnh
    VW cắt giảm 3.000 việc làm để giảm bớt gánh nặng tài chính
    Hàng loạt doanh nghiệp Hà Nội lại bị bêu tên nợ thuế
    DN sản xuất phân bón lo lắng về Thông tư 41
    Bộ NN&PTNT chưa cho phép nhập khẩu đất về Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-03-2016

    Vì sao Vietnam Airlines chưa bao giờ được coi là thương hiệu quốc gia?
    Người Thái đầu tư gần 7 tỷ USD vào công nghiệp chế biến của Việt Nam
    Sửa quy định về hoàn thuế cho doanh nghiệp trước ngày 15-3
    Bia, cà phê, nước giải khát tăng trưởng mạnh
    45 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-03-2016

    Vì sao Trung Quốc tăng giá nhân dân tệ?
    Kiến nghị giải ngân hết 30.000 tỉ đồng
    Tổng thống Mozambique kêu gọi đầu tư từ Việt Nam
    Kiều hối đầu năm tăng nhẹ
    Thị trường bất động sản 2016 khó mà đi xuống

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-03-2016

    Gót chân Asin ngành sữa từ chuyện ông Thăng bà Liên
    Dự báo CPI tháng 3 sẽ tăng nhẹ
    2 tháng đầu năm, Singapore dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    Tập đoàn IKEA muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam
    2 tháng đầu năm thu hút FDI đạt 2,803 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-03-2016

    Tổ hợp sòng bài ở Lào Cai này đã hút được gần 1 tỉ USD của các con bạc Trung Quốc chỉ trong vòng nửa năm
    Nhân dân tệ lên cao nhất kể từ đầu năm
    VietinBank vay 200 triệu USD từ 18 ngân hàng ngoại
    Xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm
    Bia, cà phê, nước giải khát tiếp tục được người Việt tiêu thụ mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-03-2016

    Đến lượt Lazada Việt Nam đang rao bán?
    Thái Lan chấm dứt áp thuế thép cán nóng của Việt Nam
    Doanh nghiệp Đồng Nai kêu bị làm khó
    Ngân hàng mập mờ thông tin gói 30.000 tỷ sẽ bị xử lý
    Kiều hối sẽ tăng theo bất động sản?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-03-2016

    Lotte lao vào cuộc đấu giá 1 tỷ USD để thâu tóm Big C Việt Nam
    “Bài thuốc” của các ngân hàng trung ương đã hết hiệu nghiệm?
    Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
    Tập đoàn CJ “rót” thêm 500 triệu USD vào Việt Nam
    Đề nghị Mỹ công nhận thêm 22 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đưa cá tra vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-03-2016

    Cuộc đua mua Big C Việt Nam của 3 “gã nhà giàu”
    Thành lập công ty chuyển phát nhanh, Lazada tính chuyển hướng tại Việt Nam?
    Petrolimex sẽ bán cổ phần cho đối tác ngoại, tăng vốn lên 13.500 tỷ đồng
    Bán hàng trực tiếp: Sân chơi mới của công nghiệp dệt may
    Quan chức Trung Quốc muốn biến Hoàng Sa thành trung tâm tài chính

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-03-2016

    CEO Prudential: Trung Quốc vẫn là miếng bánh ngon
    NHNN công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc năm 2016
    Từ tỷ phú tới các NHTW: Không ai muốn lãi suất âm
    PetroVietnam khởi động siêu dự án mỏ khí ở Quảng Nam
    Chủ chuỗi rạp CGV đầu tư thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam