Vì sao Trung Quốc tăng giá nhân dân tệ?
Kiến nghị giải ngân hết 30.000 tỉ đồng
Tổng thống Mozambique kêu gọi đầu tư từ Việt Nam
Kiều hối đầu năm tăng nhẹ
Thị trường bất động sản 2016 khó mà đi xuống
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-03-2016
- Cập nhật : 12/03/2016
Cuộc đua mua Big C Việt Nam của 3 “gã nhà giàu”
Thành lập công ty chuyển phát nhanh, Lazada tính chuyển hướng tại Việt Nam?
Sau 4 năm có mặt ở Việt Nam, sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada hiện có khoảng 3.000 nhà bán hàng, cung cấp 500.000 mặt hàng thuộc 13 ngành hàng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người am hiểu về thương mại điện tử cho rằng công ty này đang “đốt tiền” và nguy cơ về “cạn vốn” không phải là không có.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại ông Alexandre Dardy - CEO Lazada kiên quyết bác bỏ những thông tin về việc Lazada "cạn vốn" và khẳng định công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong 5 năm tới.
Ông Alexandre Dardy cho biết những dự báo về thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đến năm 2020 như sau: Nguồn hàng trực tuyến sẽ dồi dào hơn nguồn hàng offline … cụ thể là nguồn hàng độc quyền từ hạng mục cross border; bán hàng trực tuyến được các thương hiệu xem như là một kênh bán hàng và tiếp thị sản phẩm đầy tiềm năng (ở Việt Nam và quốc tế).
Ngoài ra, ông Alexandre Dardy cho rằng tất cả các thương hiệu đều sẽ sử dụng kênh tiếp thị này và hợp tác với một sàn giao dịch trực tuyến hàng đầu; dịch vụ vận chuyển sẽ nhanh chóng và thuận tiện với thời gian giao hàng trong khu vực thành phố là 2h, ngoại ô thành phố là 24hvà khách hàng sẽ tự chủ trong việc chọn lựa hình thức giao nhận.
“Theo tôi, mua sắm trực tuyến sẽ trở thành một hình thức mua sắm phát triển mạnh mẽ và phổ biến. Hơn 50% dân số Việt Nam sẽ có tài khoản trên một sàn giao dịch điện tử. Đồng thời, khách hàng sẽ đặt niềm tin vào sàn giao dịch TMĐT hàng đầu như cách họ tin vào các cửa hàng offline”, ông Alexandre Dardy nói.
Tất nhiên đây chỉ là những dự báo của Lazada và rất có thể trong thực tế thị trường TMĐT của Việt Nam sẽ không phát triển theo hướng đó, hoặc không loại trừ khả năng công ty mẹ của Lazada là Rocket Internet thay đổi chiến lược tại thị trường Việt Nam. Vậy trong trường hợp không bán hàng online nữa thì Lazada có thể làm gì tại Việt Nam?
Trong chiến lược phát triển những năm tới, Lazada dự định sẽ phát triển Lazada Express (LEX) trở thành công ty độc lập về giao nhận. LEX không chỉ cung cấp dịch vụ giao hàng cho Lazada và các đối tác mà sẽ mở rộng ra đối tượng khách hàng bên ngoài có nhu cầu.
Ngoài ra, hiện Lazada đã đầu tư hai nhà kho tại TP HCM, một nhà kho tại Hà Nội và 35 điểm phân phối trên toàn quốc, năm 2016 sẽ tiếp tục đầu tư thêm 1 kho tại Đà Nẵng. Đây phải chăng là những tiền đề cho ngành kinh doanh mới của đại gia thương mại điện tử này tại Việt Nam?
Petrolimex sẽ bán cổ phần cho đối tác ngoại, tăng vốn lên 13.500 tỷ đồng
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), để tăng vốn điều lệ lên mức 13.500 tỷ đồng và giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Petrolimex xuống dưới mức 75% vốn điều lệ, Bộ Công Thương đã thẩm định phương án phát hành tăng vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài của Petrolimex.
Xét đề nghị của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã đồng ý về nguyên tắc chủ trương phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ tại Petrolimex.
Đồng thời, Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Công Thương nắm kỹ tình hình, sửa đổi, hoàn thiện các quy định chưa phù hợp để bảo đảm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ cùng Petrolimex đầu tư dài hạn cho Dự án nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong, phù hợp với cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư nước ngoài trong dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Chỉ đạo Petrolimex tính toán, xác định nhu cầu vốn điều lệ, định giá phát hành và đàm phán với đối tác để đảm bảo khả thi của phương án phát hành, mức giá bán tối ưu và đạt lợi ích tối đa cho các cổ đông hiện hữu (trong đó có cổ đông Nhà nước).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Petrolimex trước đó cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn quý IV/2015 đạt 33.663 tỷ đồng, luỹ kế năm 2015 đạt 146.579 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2014 (206.812 tỷ đồng).
Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015 của Petrolimex đạt 3.669 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 3.138 tỷ đồng trong khi năm 2014 Petrolimex lỗ 9 tỷ đồng.
Trước đó, một số thông tin cho biết, Tập đoàn JX Nippon Oil & Energy Corp (Nhật Bản) sẽ mua đến 10% cổ phần, giá trị thương vụ này khoảng 177 triệu USD.
JX và Petrolimex đã trải qua quá trình đàm phán hợp tác kinh doanh đặc biệt kể từ tháng 12/2014. JX sẽ hỗ trợ Petrolimex trong các vấn đề kinh doanh chuyên môn, bao gồm quản lý trạm xăng và hệ thống thanh toán.
Bán hàng trực tiếp: Sân chơi mới của công nghiệp dệt may
Tỷ phú Warren Buffett khẳng định tất cả quần áo của mình là hàng “made in China”. Đó không phải là một thợ may riêng tại Hong Kong (như hình dung của số đông), người giàu thứ 3 thế giới thích sản phẩm của Dayang Group – một công ty thời trang nam có khoảng 5.000 nhân công.
Hiện nay, công ty quần áo khổng lồ này của Trung Quốc chiếm 30 triệu USD trong cổ phần tại Công ty thời trang Indochino - một startup thời trang tại Vancouver (Canada), chủ yếu bán hàng qua mạng. Indochino sẽ nhận các số đo cơ thể từ khách hàng và may các loại trang phục dành cho nam. Trong hợp đồng, công ty này nêu rõ sẽ chỉ may quần áo theo số đo mà khách hàng cung cấp chứ không trực tiếp thực hiện việc này.
Số tiền mặt 30 triệu USD sẽ giúp Indochino sau 9 năm hoạt động có thể mở rộng dòng sản phẩm và mở thêm các chi nhánh bán lẻ. Giống như Bonobos, Warby Parker và nhiều công ty bán hàng trực tiếp khác, Indochino dần dần chuyển từ mô hình chỉ hoạt động trên web sang việc mở các showroom. Công ty này đã có 7 cửa hàng ở Bắc Mỹ và có kế hoạch mở thêm 10 cửa hàng vào cuối năm.
Indochino hy vọng, vào năm 2020 sẽ có 150 cửa hàng ở khắp thế giới. Đây chính là mô hình kinh doanh Brick and Mortar (công ty hoạt động bán hàng online nhưng có cửa hàng offline để khách hàng có thể xem hàng và tiếp xúc với nhân viên).
Trong khi đó, đối với Dayang, thỏa thuận này là một cách để công ty mở rộng thị trường tại Bắc Mỹ. Công ty Trung Quốc này đã sản xuất quần áo cho Ralph Lauren, J. Crew và Banana Republic. Vào năm 2009, trong video tiếp thị nhân dịp 30 năm kinh doanh của Dayang, Warren Buffett đã tiết lộ ông là khách hàng trung thành của hãng. Nhà đầu tư nổi tiếng cũng tiết lộ bốn nhà đầu tư cho Berkshire Hathaway cũng rất ưa chuộng Dayang, bao gồm cả người giàu nhất thế giới Bill Gates.
Nhà đầu tư 85 tuổi Buffet tất nhiên không phải là biểu tượng thời trang như Nick Wooster hay Lapo Elkann, vì thế, ông không chọn quần áo theo tiêu chí về thời trang. Ông mua quần áo như một nhà đầu tư. "Trước khi một người thông minh click vào nút “mua hàng”, anh ta sẽ cân nhắc tối đa sự tương đồng giữa chất lượng và chi phí", Bloombergbình luận.
Những “quảng cáo” của Buffet không phải là một lời ca ngợi trong hợp đồng giữa hãng và tỷ phú giàu thứ 3 thế giới. Đó chỉ là lời tiên tri cho ngành công nghiệp dệt may, đầy kỳ lạ và thú vị.
Những startup như Indochino hình thành ngày càng nhiều và loại bỏ những bước trung gian giữa hãng sản xuất và khách hàng. Khi đó, bạn muốn một bộ quần áo, bạn sẽ gửi yêu cầu trực tiếp đến hãng sản xuất mà không cần phải đến những cửa hàng lớn, shop quần áo và trả những khoản tiền chênh lệch cho họ. Đó là một sân chơi mới.
Danh sách những công ty tiếp thị theo cách này đã bắt đầu dài hơn vào những năm gần đây. Với hãng chuyên thời trang nam có Bonobos, J. Hilburn, Trumaker; lĩnh vực giày có Jack Erwin, Paul Evans. Đó đều là những thương hiệu xuất sắc, phong cách, dịch vụ khách hàng tốt và các công ty này tìm kiếm nguồn cung ứng trên khắp thế giới.
Dayang, nổi tiếng với những bộ trang phục dành cho quan chức Trung Quốc và đã có những mẫu thiết kế lấn sân sang thị trường Mỹ. Mùa hè năm ngoái, công ty đã có showroom đầu tiên tại Mỹ, rộng hơn 370m2tại Midtown Manhattan, cùng khu vực với những mặt hàng chủ lực của thương hiệu Brooks Brothers.
Sau thương vụ 30 triệu USD, Indochino trở thành thương hiệu bán lẻ cho Dayang, cũng như lãnh trách nhiệm làm marketing, thiết kế, dịch vụ khách hàng cũng như các mặt hàng thời trang đơn giản, lịch lãm và thể thao của Trung Quốc.
Hình thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng ngày càng trở nên phổ biến hơn, đang thay đổi ngành dệt may thế giới.
Quan chức Trung Quốc muốn biến Hoàng Sa thành trung tâm tài chính
Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam nhìn từ trên cao. Ảnh: People's Daily.
Han Fangming, doanh nhân và cố vấn chính trị, tuần này cho rằng chính phủ cần biến tiền đồn phi pháp rộng 2,13 km2 này thành trung tâm đăng ký công ty theo kiểu quần đảo Virgin thuộc Anh, quần đảo Cayman và Bermuda, ba nơi được mệnh danh là "thiên đường thuế".
Những công ty Trung Quốc như Alibaba, Baidu đang kinh doanh ở quần đảo Cayman, vì vậy tại sao không mang tiền đó về nhà, Washington Post dẫn lời ông này cho biết trong thông cáo báo chí.
Han, đại biểu của Hội đồng Tham vấn Chính trị Trung Quốc, chủ tịch Viện nghiên cứu Chaha, ngang nhiên cho rằng bằng việc thúc đẩy dịch vụ ngoài khơi, nước này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Quần đảo Virgin thuộc Anh là lãnh thổ hải ngoại của Anh tại vùng Caribe, có diện tích khoảng 153 km2, dân số 28.000 người. Tuy vậy, có tới 800.000 công ty đăng ký tại quần đảo này. Lợi ích của việc thành lập công ty tại đây là họ không phải chịu các loại thuế như thuế thặng dư vốn, thuế lợi nhuận, thuế doanh nghiệp.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng sa của Việt Nam từ năm 1974 và thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012. Báo chí Trung Quốc cho có khoảng 1.000 người đang cư ngụ ở các đảo. Theo một bài báo mới đây của PLA Daily, trong số cứ 4 người trên đảo này thì có ba người là binh sĩ. Trung Quốc có thể đã đưa tên lửa đất đối không, chiến đấu cơ trái phép lên đảo Phú Lâm.
Việt Nam tuần trước khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. "Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam đều bất hợp pháp", đại diện của Việt Nam khẳng định.