tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-10-2015

  • Cập nhật : 14/10/2015

Chính phủ phê duyệt Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào

Chính phủ phê duyệt Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào
Lễ ký Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào (Nguồn: Bộ Công thương)
Việt Nam-Lào hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD năm 2015.

Chính phủ vừa phê duyệt Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào được ký ngày 27/6/2015.

Chính phủ giao Bộ Ngoại giao làm thủ tục đối ngoại về việc phê duyệt, lưu chiểu điều ước quốc tế và thông báo hiệu lực của Hiệp định theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 27/6/2015, tại Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã diễn ra Lễ ký Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào.

Việc ký kết Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giao thương qua cửa khẩu, đồng thời tạo sự thống nhất để giải quyết một số vấn đề trong hoạt động thương mại biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội các tỉnh biên mậu và sẽ thúc đẩy, đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD trong năm 2015


Giao dịch liên ngân hàng tăng vọt

Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng hơn 40% nhưng lãi suất lại giảm, đồng thời phân bổ đều hơn cho các kỳ hạn chứ không tập trung quá lớn vào kỳ hạn qua đêm, 1 tuần như tuần trước đó.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng tuần cuối tháng 9 đầu tháng 10, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 177.046 tỷ đồng (bình quân 35.409 tỷ đồng/ngày), tăng 51.418 tỷ đồng, tương đương 41% so với tuần từ 21/9 – 25/9/2015.

Giao dịch liên ngân hàng bằng USD quy đổi ra VND trong khi đó đạt 36.371 tỷ đồng (bình quân khoảng 7.274 tỷ đồng/ngày), tăng 4.101 tỷ đồng tương đương hơn 10% so với tuần trước đó.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 1 tuần (chiếm 33%) và qua đêm (chiếm 28% tổng doanh số giao dịch VND). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 51% và 23% tổng doanh số giao dịch bằng USD.

Như vậy, kỳ hạn giao dịch liên ngân hàng tuần qua đã phân bổ đều hơn cho các kỳ hạn xa, thay vì mức tập trung tới hơn 90% cho kỳ hạn qua đêm và 1 tuần như tuần trước đó.

Về lãi suất, so với tuần từ 21/9 - 25/9/2015, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND tuần đến ngày 2/10 tiếp tục giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt từ 1 tháng trở xuống. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn mức 2,56%/năm, 3,26%/năm và 4,15%/năm.

Đối với các giao dịch USD, so với tuần từ 21/9 – 25/9/2015, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng giảm trái chiều. Trong khi lãi suất bình quân ở kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng giảm, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 1 tuần tăng. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 1 tuần tăng lần lượt 0,03%/năm, 0,07%/năm. Lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng giảm là 0,27%/năm.


Các quan chức ngân hàng: FED không nên hoãn tăng lãi suất

Trong cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Peru, một số nhà hoạch định chính sách đã mang đến một thông điệp cho ngân hàng trung ương Mỹ rằng không nên hoãn tăng lãi suất.

Việc chờ đợi quyết định của FED làm cho các quan chức tại thị trường mới nổi lo ngại về khả năng họ sẽ tiếp tục phải đối mặt với vấn đề về đồng tiền mất giá, luồng vốn và nợ.

Trong cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Peru mới đây, một số nhà hoạch định chính sách đã mang đến một thông điệp cho các đối tác Mỹ: Hãy kiên định.

Phó thống đốc ngân hàng trung ương Malaysia – ông Sukhdave Singh - cho rằng việc trì hoãn tăng lãi suất không giải quyết được tình hình hiện nay, mà nó có thể còn trở thành một vấn đề lớn đối với các thị trường mới nổi nếu họ đang nợ quá nhiều.

Những lo ngại của FED đang ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế mới nổi trong 2 năm qua. Tuy nhiên, sau cuộc họp hôm 11/10/2015 của IMF, nhiều quan chức nói rằng giờ đây họ muốn sự chắc chắn thay vì cứ phải chờ đợi.

Phó Thủ tướng Singapore - ông Tharman Shanmugaratnam – cho rằng năm nay thống đốc ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt là các nước mới nổi, mong muốn FED sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất - không phải vì muốn lãi suất tăng, mà họ muốn sự ổn định.

Trong khi đó, ông Jens Weidmann – chủ tịch ngân hàng trung ương Đức – bổ sung rằng triển vọng của các thị trường mới nổi cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt do dòng vốn rút ra khỏi các thị trường này do tác động của việc FED hoãn tăng lãi suất. Ông cho rằng việc sớm tăng lãi suất của Mỹ sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế này đã tốt hơn và sẽ là một tin tốt với kinh tế thế giới.


Cần 3.600 tỉ đồng để cải tạo hơn 300km đường sắt

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa đề xuất với Bộ GTVT chủ trương đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đường sắt cũ, cải tạo bình diện bán kính nhỏ đường sắt thuộc đoạn Hà Nội-Vinh và Sài Gòn-Nha Trang với tổng mức đầu tư lên tới hơn 3.600 tỉ đồng (gần 170 triệu USD).

Theo đó, hệ thống đường sắt thuộc khu đoạn Hà Nội-Vinh sẽ được nâng cấp đường cũ, giữ nguyên bình diện; cải tạo nền đường thay kiến trúc tầng trên ray, ghi, tà vẹt; kéo dài đường ga… với tổng mức đầu tư 2.534 tỉ đồng, chiều dài dự kiến 288,5 km. Đồng thời, trên đoạn đường này sẽ tiến hành cải tạo 33 vị trí/40 đường cong, chiều dài cải tạo 14,5 km với số tiền 641 tỉ đồng.

Đối với đoạn đường sắt Nha Trang-Sài Gòn chỉ cải tạo bình diện, nâng bán kính đường cong kết hợp xử lý đồng bộ trắc dọc, nền đường và kiến trúc tầng trên cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan. Khối lượng dự kiến 11 vị trí/33 đường cong, chiều dài cải tạo 10,2 km với nguồn vốn là 449 tỉ đồng.

Theo VNR, tuyến đường này có nhiều đoạn đường sắt xuống cấp, lạc hậu, nền đường nhiều đoạn bị sạt lở do lâu năm chưa được nâng cấp cải tạo, ảnh hưởng đến tốc độ chạy tàu.

Ông Đới Sỹ Hưng, Phó Tổng giám đốc VNR cho rằng, để phát huy hiệu quả của toàn tuyến đường sắt Bắc-Nam, việc cải tạo nâng cấp khu đoạn Hà Nội-Vinh, Sài Gòn-Nha Trang rất quan trọng.

Khi dự án được triển khai sẽ tăng cường khối lượng vận chuyển, lưu thông hàng hoá và hành khách giữa các vùng miền, giảm chi phí vận tải đồng thời khắc phục được tình trạng vận chuyển quá khổ, quá tải, giảm áp lực cho vận chuyển bằng đường bộ và phát triển du lịch, dịch vụ trên phạm vi cả nước.

Theo Quyết định số 214/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, thì vận tải đường sắt chiếm 1-2% thị phần vận tải hành khách và 1-3% thị phần vận tải hàng hóa vào năm 2020.

Giai đoạn từ năm 2020-2030 đáp ứng khoảng 3-4% thị phần vận tải hành khách và 4-5% thị phần vận tải hàng hóa. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đáp ứng tối thiểu 5%-8% thị phần vận tải hành khách và 5-6% thị phần vận tải hàng hóa.


Dòng vốn FDI từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam có xu hướng giảm

Từ năm 2011 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn trong xu hướng giảm, từ mức 2,6 tỷ USD (năm 2010) xuống còn ​hơn ​600 triệu USD (năm 2014), do kinh tế thế giới vẫn còn chưa phục hồi.

Theo Báo cáo từ Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2011 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn trong xu hướng giảm, từ mức 2,6 tỷ USD (năm 2010) xuống còn ​hơn ​600 triệu USD (năm 2014), do kinh tế thế giớivẫn còn chưa phục hồi.

Hiện, trên cả nước có 23 quốc gia thuộc khu vực EU có hoạt động đầu tư với tổng số 1.688 dự án, tổng vốn đầu tư 21 tỷ USD, quy mô trung bình một dự án khoảng 12,6 triệu USD.

Về cơ cấu địa bàn đầu tư, dòng vốn FDI từ châu Âu tập trung chủ yếu ở các khu vực thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh có nguồn tài nguyên dầu khí và khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Hải Dương.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư EU tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (573 dự án và 6,29 tỷ USD tổng vốn đầu tư và chiếm 32%).

Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất điện (19 dự án và 3,5 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 17,8%) đồng thời đứng thứ ba là lĩnh vực là lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Trong số đó, các quốc gia có đầu tư FDI cao tại Việt Nam là Hà Lan, Vương quốc Anh, Pháp, Luxembourg và Đức, chiếm đến 82% tổng vốn của khu vực.

Trước đó trong năm 2005, dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam ​đạt mức cao khoảng 1,7 tỷ USD, đến năm 2008, mặc dù đầu tư từ châu Âu bắt đầu sụt giảm do suy thoái kinh tế song FDI đăng kí sang Việt Nam vẫn tăng và riêng trong năm 2010 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 2,6 tỷ USD./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-06-2016

    Trái phiếu Kho bạc Mỹ bị bán mạnh nhất kể từ năm 1978
    IMF cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương
    New Zealand công bố thặng dư tài khoản vãng lai quý I
    IMF thông qua gói tín dụng trị giá hơn 11 tỷ USD cho Colombia
    BOJ vẫn không thay đổi chính sách tiền tệ dù quan ngại lạm phát yếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-06-2016

    Chứng khoán Trung Quốc “đốt tiền” của các nhà đầu tư tư nhân
    Lượng dự trữ dầu mỏ cao cản trở đà tăng giá của "vàng đen"
    Boeing có thể bán hơn trăm máy bay cho Iran
    Nhân dân tệ chạm đáy 5 năm vì sợ Brexit
    Yên lên cao nhất 6 tuần so với USD do lo ngại Brexit

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-06-2016

    Lộ diện các chủ nợ khác của Phương Trang: SCB, NCB, VPBank
    Thị phần trong nước giảm không ngừng, Nam Ngư, Chinsu tìm đường sang Thái
    Tasco thu lợi nhuận “khủng” từ đâu?
    Chiến lược “làm lụt” thị trường của OPEC phát huy hiệu quả
    Microsoft bất ngờ chi 26,2 tỷ USD mua mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-06-2016

    Nới lỏng tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lời?
    Panama sẽ thanh tra một số cơ sở thủy sản tại Việt Nam vào tháng Bảy
    25 doanh nghiệp trong “tầm ngắm” của Hải quan Hải Phòng
    2 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD
    Nói sữa không đạt chuẩn, Meiji muốn chỉ định nhập khẩu độc quyền tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-06-2016

    Quan ngại lợi tức trái phiếu sụt giảm
    NHTW Nhật sẽ nới lỏng thêm tiền tệ – vấn đề chỉ là tháng 6 hay tháng 7
    OPEC tự tin giá dầu sẽ phục hồi mạnh mẽ
    ECB chi 348 triệu euro mua trái phiếu theo gói QE mở rộng
    Cổ phần hóa 4 đơn vị sản xuất vắc xin thuộc Bộ Y tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-06-2016

    IEA dự đoán thị trường dầu mỏ cân bằng trong năm 2016, dư thừa xuất hiện vào năm tới
    Nhập khẩu lúa mì Indonesia trong năm 2016 đạt mức cao kỷ lục
    Chiến lược sản lượng dầu của OPEC đã phát huy hiệu quả
    Năm 2015 Chi Lê sử dụng quá nhiều kháng sinh trong chế biến cá hồi
    Morgan Stanley nâng dự báo giá dầu Brent năm 2016, 2017

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-06-2016

    Giá dầu lao dốc với lo ngại tăng trưởng toàn cầu giảm sút
    Hãy cẩn trọng với cổ phiếu ngành tiện ích và hàng tiêu dùng
    Tài sản của ông chủ LinkedIn tăng gần 1 tỷ USD sau thương vụ sáp nhập với Microsoft
    Nhập khẩu thép 5 tháng vẫn phi mã
    Cá tra xuất khẩu không bị Hải quan làm khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-06-2016

    Đồng Yên lên cao nhất trong 3 năm
    Ngành công nghiệp bơ sữa toàn cầu trước làn sóng M&A
    General Motors mở rộng hoạt động tại Canada
    Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng 1,8%
    OPEC thấy nhu cầu dầu vượt sản xuất lần đầu tiên trong 3 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-06-2016

    Đầu tư của Trung Quốc tăng chậm nhất kể từ năm 2000
    Fitch hạ triển vọng nợ của Nhật Bản từ ổn định xuống tiêu cực
    Kinh tế Pháp bội thu nhờ EURO sắp vượt mọi kỷ lục về tài chính
    Trung Quốc: Dự báo tăng trưởng kinh tế quý II ổn định
    FDI tháng 3 của Philippines được cải thiện

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-06-2016

    Chìm sâu vào khủng hoảng, Lotte hủy kế hoạch IPO 4,5 tỷ USD
    Yên Nhật tăng mạnh do lo ngại Brexit
    Standard Chartered hợp tác chiến lược với Disneyland Hồng Kông
    Tập đoàn CBA cam kết sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam
    Dự báo nhiều kỷ lục tài chính mới được xác lập tại Euro 2016