Giá xăng dầu có thể giảm mạnh ngày mai
Tập đoàn Malaysia đầu tư dự án nhiệt điện công suất lớn nhất Việt Nam
Nợ thuế sẽ không được xếp ưu tiên thông quan
Nga tin giá dầu mất 7 năm để phục hồi
XK gạo có thể đạt trên 6,5 triệu tấn
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-10-2015
- Cập nhật : 13/10/2015
Tháng 12/2015, trình Chính phủ ban hành 7 Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Công an chủ trì soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Nghị định quy định chi tiết về kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Bộ Y tế chủ trì soạn thảo 3 Nghị định: Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; Nghị định quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh; Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dược.
7 Nghị định nêu trên sẽ được trình Chính phủ ban hành vào tháng 12/2015.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ được phân công chủ trì soạn thảo phải trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên tập trung bố trí đủ nhân lực và kinh phí cho việc nghiên cứu, soạn thảo, chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan trong xây dựng các Nghị định, bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Chính phủ theo Quyết định này.
Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xây dựng, ban hành các văn bản theo Quyết định này.
Dell chi 67 tỷ USD làm M&A lớn nhất lịch sử ngành công nghệ<
Theo Wall Street Journal, Dell và công ty tư nhân Silver Lake sẽ mua EMC bằng cả tiền mặt và cổ phiếu của hãng. Theo đó, cổ đông của EMC được trả 33,15 USD cho mỗi cổ phiếu, trong đó 24,05 USD là tiền mặt.Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ máy tính để bàn suy yếu, Dell buộc phải tìm đến các doanh nghiệp làm ăn có lời hơn và lưu trữ dữ liệu được xác định là lĩnh vực tăng trưởng trọng yếu của tập đoàn này.
CNN trích lời phát biểu của Tổng giám đốc EMC - ông Joe Tucci cho biết: "Lĩnh vực công nghệ thông tin đang chứng kiến những làn sóng thay đổi chưa từng có và để thích nghi với sự thay đổi này, chúng tôi phải tạo ra một công ty hướng tới kỷ nguyên mới".
Trong thời gian chuyển đổi, ông Tucci sẽ vẫn là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của EMC, song sẽ được thay thế bởi CEO Michael Dell của bên mua khi quá trình này hoàn tất. Sau thông báo này, cổ phiếu của EMC tăng 5,3% lên 29,27 USD trước giờ giao dịch chính thức tại Mỹ.
Thương vụ được dự kiến hoàn thành vào khoảng giữa tháng 5 - 10/2016 và được giới phân tích đánh giá là bước đi dũng cảm của Dell. "Dell muốn trở thành cửa hàng một điểm đến cho các doanh nghiệp, giống IBM trước kia. Tuy nhiên hai thập kỷ trước, mô hình này đã sụp đổ và tái sinh lại nó là một hành động táo báo của họ", Giáo sư Erik Gordon của Viện kinh doanh Ross (Đại học Michigan) nhận xét.
Sau Dell và EMC, lĩnh vực công nghệ sẽ chứng kiến thương vụ sáp nhập lớn thứ 2 giữa hãng chế tạo chip Avago Technologies và công ty chế tạo bán dẫn Broadcom.
Đã thu được 12,39 nghìn tỷ đồng từ thoái vốn DNNN
Kế hoạch năm 2015, cả nước còn phải cổ phần hóa 289 doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 8 năm 2015 mới cổ phần hóa được 95/289 doanh nghiệp nhà nước, đạt 32,8% kế hoạch.
Đó là thông tin được đưa ra tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 12/10.
Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2015, hoạt động tái cơ cấu DNNN tiếp tục được thực hiện trên hai hướng: đấy mạnh cổ phàn hoá và đổi mới hệ thống quản trị DNNN. Trong năm 2015, các DN bắt đầu chuyển đổi hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2014.
The đó, kế hoạch năm 2015, cả nước còn phải cổ phần hóa 289 doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 8 năm 2015 mới cổ phần hóa được 95/289 doanh nghiệp nhà nước, đạt 32,8% kế hoạch.
Vê thoái vốn ngoài ngành, trong 8 tháng đâu năm đã thoái vốn được khoảng 8,39 nghìn tỷ đồng, thu về khoảng 12,38 nghìn tỷ đồng, bằng 1,48 lần giá trị sổ sách.
Trong đó: lĩnh vực bất động sản là 2,69 nghìn tỷ đồng, thu về 3,18 nghìn tỷ đồng; lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, tài chính là gần 1,3 nghỉn tỷ đồng thu về 1,35 nghìn tỷ đồng; bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp khác là 4,4 nghìn tỷ đồng, thu về 7,86 nghìn tỷ đồng.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc các DN cổ phần hóa bắt buộc phải niêm yết trên thị trường đã tạo điêu kiện cho các nhà đầu tư sớm được giao dịch cổ phiếu sau cổ phần hóa, qua đó cũng góp phần tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của DN và tạo cơ hội cho các DN tập dượt về các chế độ như công bố thông tin, báo cáo tài chính,... trước khi lên sàn niêm yết.
Được biết, đến nay đã có 23 Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015 và 109 doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.
Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón
Tính đến tháng 9/2015, đã có hơn 1.000 sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy. Với số lượng sản phẩm lớn như vậy, việc kiểm soát, kiểm tra mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia nêu tại hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón” do Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức ngày 12/10 tại Hà Nội.
Ông Cẩn cho biết qua theo dõi tổng hợp đánh giá việc tổ chức đấu tranh, bắt giữ, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng phân bón nói chung, số lượng bắt giữ của lực lượng chức năng từ cơ quan hải quan khoảng 4.000 vụ/năm. Tuy nhiên, số vụ việc bị khởi tố khá khiêm tốn, chỉ khoảng 10 vụ.
Ông Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội Phân bón Việt Nam phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng chức năng. Cụ thể như, doanh nghiệp thông qua đường dây nóng chủ động, tích cực thông tin tới lực lượng chức năng về các trường hợp sai phạm.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2015 tại các Sở NN&PTNT và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác tại một số địa phương bước đầu cho thấy do có sự thay đổi căn bản về cách quản lý phân bón từ khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP có hiệu lực, nên một số cán bộ chuyên môn chưa nắm vững quy định mới về quản lý phân bón.
Việc tiếp nhận và ban hành thông báo tiếp nhận công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều loại phân bón không đúng quy định vẫn tiếp nhận và ban hành thông báo tiếp nhận.
Bên cạnh đó, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác có điều kiện sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu so với quy định. Cơ quan quản lý nhà nước của Bộ đã yêu cầu các đơn vị sản xuất phân bón có những hành động khắc phục, bổ sung các điều kiện còn thiếu để đảm bảo đáp ứng điều kiện sản xuất theo qui định của Nhà nước, nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Phần lớn các chuyên gia ngành nông nghiệp đều cho rằng, cần nắm chắc cơ sở và nguồn sản xuất phân bón trong nước như urea, DAP, kali, NPK, các loại phân hữu cơ đã có. Việc mở rộng các nhà máy trong thời gian tới cần hết sức thận trọng.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cho rằng, cần rút giấy phép của các cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phân bón theo công nghệ... cuốc, xẻng. Cơ sở vật chất thiếu thốn, công nghệ lạc hậu,… chắc chắn sẽ cho ra lò những mẻ phân bón chất lượng không đảm bảo.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư lý Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, thế giới đang phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, thì chúng ta không thể đi ngược lại xu hướng đó.
Vì vậy, trong tương lai, cần sản xuất phân bón công nghệ cao vô cơ, hữu cơ bằng các công nghệ như nano, tế bào gốc, enzym, phân tử... Muốn làm được điều này, không thể để thị trường phân bón phát triển kiểu tự phát như hiện nay.
Khó giữ bội chi ngân sách ở 5% GDP
Đây là thông tin được nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách trong phiên họp sáng 12/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thực tế, sẽ khó giữ mức bội chi nêu trên. Vì kết quả giám sát cho thấy, mức giải ngân vốn ODA trong năm 2015 sẽ vượt mức dự toán đã được Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, một số khoản đã chi mà chưa có nguồn bù đắp như nợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam...
Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ rà soát, báo cáo cụ thể các số liệu giải ngân vốn ODA và các khoản nợ của nhà nước để phản ánh sát số bội chi và nợ công, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Với 2016, Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách là 984.500 tỷ đồng, tăng 6,1% so với ước thực hiện năm 2015.
Mức tăng này, dù thấp, song được cơ quan thẩm tra đánh giá là hợp lý, trong bối cảnh thu từ dầu thô đạt thấp do giá giảm mạnh, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm do thực hiện các cam kết quốc tế, một số chính sách thuế đến thời điểm điều chỉnh giảm thuế suất.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra lưu ý, cân đối ngân sách nhà nước đã rất căng thẳng khi tốc độ tăng thu chỉ ở mức 6,1%, tốc độ tăng chi 8,6%, riêng chi đầu tu phát triển tăng 16,4%, chi thường xuyên tăng 6%. Trong khi ngân sách nhà nước còn nợ nhiều khoản chi chưa có nguồn thanh toán.
Trước thực tế này, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cơ bản nhất trí với đề nghị bán bớt cổ phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước để thu về khoảng 30.000 tỷ đồng để bổ sung chi đầu tư phát triển, tập trung cho một số công trình hạ tầng quan trọng có sức lan tỏa lớn
Song, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh số vốn này phải dành cho chi đầu tư phát triển, không dành cho chi thường xuyên.
Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách Trung ương 2016, Úy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị cân nhắc tăng chi cao hơn cho quốc phòng, an ninh so với phương án Chính phủ trình, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vật chất cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tăng cường huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu câu trong tình hình mới
Liên quan đến bội chi của năm sau, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết, Chính phủ dự kiến ở mức 5% GDP (257.000 tỳ đồng, tăng 31.000 so với năm 2015), nợ công đến 31/12/2016 ước khoảng 63,2% GDP.
Đồng tình với việc tiếp tục giữ bội chi theo cách tính cũ ở mức cao (5% GDP), cơ quan thẩm tra lập luận, trước thực trạng nền kinh tế chưa phục hồi mạnh mẽ, đầu tư của nhà nước còn đóng vai trò quan trọng thì việc cắt giảm chi tiêu công quá nhanh sẽ dẫn đến giảm nguồn lực đầu tư trong toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong dài hạn, cần xây dựng chi tiết lộ trình giảm bội chi và nợ công trong giai đoạn 2016-2020 theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng cần tính toán lại chiến lược thu trong trung hạn và dại hạn, phấn đấu mức huy động từ thuế, phí vả lệ phí không thấp hơn 20% GDP/năm trong những năm tới.