tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-01-2016

  • Cập nhật : 17/01/2016

Nhật Bản tiếp tục viện trợ hơn 95 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam

nhat ban tiep tuc vien tro hon 95 ty yen von oda cho viet nam

Nhật Bản tiếp tục viện trợ hơn 95 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam


Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1992, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam. Tính lũy kế cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ yên.

Chiều ngày 15/1 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ ký công hàm trao đổi với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada về cam kết ODA vốn vay của Chính phủ Nhật Bản dành cho Chính phủ Việt Nam đợt 1 tài khóa 2015.

Tại buổi lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada, thay mặt Chính phủ Nhật Bản, ký Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản ODA vốn vay đợt 1 năm tài khóa 2015 trị giá 95,167 tỷ yên.

Mục tiêu của nguồn vốn vay này nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lới để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cụ thể, khoản vốn vay ODA trên sẽ cung cấp giúp Chính phủ Việt Nam triển khai ​4 chương trình, dự án, bao gồm: Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam, đoạn Đà Nẵng-Quảng Ngãi (30 tỷ yen); Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Cảng Lạch Huyện, phần hạ tầng cảng (32,287 tỷ yen) và phần cầu đường (22,88 tỷ yên); Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ VI (10 tỷ yên).

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Vốn vay của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam; đặc biệt là về giao thông, điện lực…

Bộ trưởng khẳng định Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ ODA của Nhật Bản và cho biết vốn ODA của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng chia sẻ, trong những năm tới vẫn mong muốn Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam.

Như vậy, kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1992, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam. Tính lũy kế cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ yên.


Thấy gì qua thông điệp nợ công "Chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các NHTM"?

thay gi qua thong diep no cong "chuyen dan sang kenh bao lanh cua cac nhtm"?

Thấy gì qua thông điệp nợ công "Chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các NHTM"?


Dường như là lần đầu tiên liên quan đến bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản vay mới, Nghị quyết của Chính phủ đề cập đến việc: “Đồng thời nghiên cứu chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại”.

Trong Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước 2016 mà Chính phủ vừa ban hành có một số nội dung mới, đáng chú ý và hàm ý những thay đổi quan trọng trong thời gian tới.

Về chính sách tiền tệ và tỷ giá, ngoài những câu chữ quen thuộc như “chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô…”, Nghị quyết nhấn mạnh đến mục tiêu kiểm soát lạm phát (theo mục tiêu đề ra là dưới 5%), chứ không có mục tiêu ổn định tỷ giá như trước đây. Thay vào đó, Nghị quyết chỉ nêu “sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ và các công cụ, biện pháp để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ”.

Có thể “dịch” thông điệp trên ra nghĩa là Chính phủ vẫn muốn NHNN ổn định cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên cung và cầu, nhất là ngoại tệ là thứ rất khó nắm bắt, dự đoán và kiểm soát. Vì, ngoài cung và cầu trong nền kinh tế thật còn có cung và cầu trong nền kinh tế “ảo”, hình thành do những biến động tâm lý và môi trường vĩ mô và đầu tư toàn cầu - vốn là những thứ rất… “ảo”, không thể dùng ý chí để nắm bắt nó “hiện hình” ra được. Thế nên cho dù có muốn ổn định cung cầu thì cũng không có nghĩa là ổn định hoàn toàn được tỷ giá.

Như vậy có thể nói thêm rằng nhiệm vụ chủ chốt của NHNN trong năm nay sẽ chỉ là theo đuổi lạm phát mục tiêu (nhờ đó điều chỉnh được lãi suất trong mức hợp lý) và để ngỏ cho tỷ giá biến động hơn nếu môi trường hình thành tỷ giá thay đổi mạnh.

Điều này sẽ giúp NHNN thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan như trong thời gian trước đây khi phải thực hiện “bộ ba bất khả thi” bao gồm ổn định tỷ giá, lãi suất và kiểm soát dòng vốn.

Về chính sách tài khóa, Nghị quyết nêu: “Tiếp tục tái cơ cấu lại nguồn thu ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa. Không đề xuất, ban hành chính sách mới làm giảm thu ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp cắt giảm thuế để thực hiện cam kết quốc tế”. Hàm ý của nội dung này có thể sẽ không còn hy vọng Chính phủ sẽ cắt giảm các loại thuế, phí nội địa, giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng “dễ thở” hơn...

Tiếp theo, dường như là lần đầu tiên liên quan đến bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản vay mới, Nghị quyết nêu ra: “Đồng thời nghiên cứu chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại”.

Mặc dù mới chỉ là “nghiên cứu” để “chuyển dần sang” kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại, nhưng nội dung này cho thấy một biến chuyển rất mới. Các nhà điều hành đã nhận ra những rủi ro quá lớn cho nền kinh tế khi biến nghĩa vụ nợ thương mại, của doanh nghiệp (dù là doanh nghiệp Nhà nước – DNNN) thành nghĩa vụ nợ quốc gia.

Khi “chuyển giao” trách nhiệm bảo lãnh này sang cho các ngân hàng thương mại, có thể Chính phủ kỳ vọng rằng sẽ không phải đáp ứng nhu cầu vay của các DNNN ngay như trước đây (đứng ra bảo lãnh đi vay). Nhờ thế, các DNNN sẽ phải tính toán cẩn trọng và có trách nhiệm hơn với đồng vốn huy động, với sứ mệnh và nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của mình, bởi không phải DNNN nào, khoản vay nào cũng sẽ được các ngân hàng thương mại đáp ứng (bảo lãnh) đầy đủ nếu hiệu quả và tính khả thi của dự án sử dụng vốn vay là thấp nhìn từ góc độ thương mại.

Việc này sẽ không chỉ giúp Chính phủ giảm được gánh nặng nợ công mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, gián tiếp tác động một cách tích cực đến quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN.

Tuy có tác động lớn như vậy nhưng Chính phủ vẫn thận trọng khi chủ trương chỉ “chuyển dần sang” kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, nếu thực thi đồng bộ, trên diện rộng thì sẽ không có mấy DNNN vay được vốn trong khuôn khổ mới này vì rất nhiều trong số các DNNN đang sản xuất kinh doanh không hiệu quả, khó mà được các ngân hàng thương mại bảo lãnh đi vay trừ khi các ngân hàng cho vay theo chỉ định. Trong những tình huống đó, bắt buộc Chính phủ vẫn phải bảo lãnh để các DNNN này tiếp tục vay vốn nhằm vực lại sản xuất, kinh doanh hoặc tái cơ cấu theo hướng lành mạnh hơn.

Nói cách khác, có thể hiểu rằng Chính phủ, trước mắt, sẽ “nhường” cho các ngân hàng thương mại vai trò bảo lãnh đi vay với những DNNN lành mạnh nhất, (có dự án) hiệu quả nhất. Đây cũng là một điều tích cực khi các ngân hàng thương mại sẽ có thêm một nguồn thu tiềm năng tương đối chắc chắn.


Đầu tư nhà máy điện gió tại khu du lịch Khai Long-Cà Mau

dau tu nha may dien gio tai khu du lich khai long-ca mau - anh minh hoa: manh linh/ttxvn

Đầu tư nhà máy điện gió tại khu du lịch Khai Long-Cà Mau - Ảnh minh họa: Mạnh Linh/TTXVN


Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện gió khu du lịch Khai Long​-Cà Mau giai đoạn 1.

Dự án được đầu tư với mục tiêu xây dựng và quản lý nhà máy điện gió đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và bán điện thông qua hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nhà máy điện gió khu du lịch Khai Long sẽ được xây dựng tại Ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Tổng công suất lắp đặt 100MW, diện tích sử dụng đất và mặt biển khoảng 2.165ha.

Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2016-2018.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau hướng dẫn Chủ đầu tư thực hiện các bước lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án theo đúng quy định hiện hành.

Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về giá bán điện của Dự án sau khi chuẩn xác tổng mức đầu tư của Dự án nhưng không vượt quá giá bán điện áp dụng cho dự án tương tự đã xây dựng ven bờ biển.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định các phương án vay vốn của Chủ đầu tư theo quy định hiện hành, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.


Tập đoàn chế biến hải sản Thái Lan lập liên doanh tại Việt Nam

Theo The Bangkok Post, báo chí Thái Lan ngày 15/1 đưa tin, Tập đoàn sản xuất hải sản đông lạnh PFP Group của nước này có kế hoạch thành lập công ty liên doanh ở Việt Nam trong vòng từ 3-5 năm tới nhằm giảm thiếu những rủi do trong kinh doanh.

Giám đốc phụ trách mảng thị trường quốc tế của PFP, bà Piyakarn Piyapatana cho biết, hiện tập đoàn đang đàm phán với một số công ty chế biến hải sản ở Việt Nam về dự án thành lập công ty liên doanh.

Bà Piyakarn nói: "Chúng tôi lựa chọn mở một nhà máy chế biến hải sản ở Việt Nam vì mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao hơn nhiều nước châu Á khác, kể cả Thái Lan. Hơn nữa, Việt Nam còn có nguồn hải sản dồi dào."

Ngoài ra, Việt Nam còn được hưởng nhiều đặc quyền thương mại, vốn có thể giúp PFP đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ và châu Âu trong tương lai.

Dự kiến, thỏa thuận thành lập công ty liên doanh sẽ được hoàn tất trong tương lai gần và PFP sẽ nắm giữ cổ phần lớn.

Theo thỏa thuận, PFP sẽ cung cấp về mặt chuyên môn sản xuất trong khi đối tác Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề nguồn cung hải sản thô và hoạch định chiến lược phù hợp cho công ty.

Ban đầu, công ty liên doanh ở Việt Nam sẽ sản xuất cá xay (tiếng Thái là surimi) trước khi mở rộng sản xuất sang các mặt hàng khác. Sản phẩm này sẽ phục vụ thị trường Việt Nam và sau đó được xuất khẩu sang các nước châu Á khác./.


Thu ngân sách nhà nước: Thuế thu nhập cá nhân sẽ vượt hơn dầu thô

Cách đây 10 năm, nguồn thu từ dầu thô đóng góp 1/4 nguồn thu ngân sách hàng năm của Nhà nước. Đến năm 2016, tỷ lệ này dự kiến chỉ còn 5%.

Ngân sách Việt Nam 2016 dự thu 54,5 ngàn tỷ đồng trên cơ sở sản lượng khai thác 14,02 triệu tấn và giá bình quân 60 USD/thùng.

So với 2015, sản lượng khai thác dự kiến năm nay đã giảm khoảng 25%. Năm ngoái, dù đã khai thác vượt kế hoạch 2,1 triệu tấn, Việt Nam vẫn không thể hoàn thành dự toán nguồn thu từ dầu thô là 92 ngàn tỷ đồng do giá dầu liên tục ở mức thấp.

Tình trạng này vẫn đang tiếp diễn khi giá dầu hiện chỉ ở mức 33 USD/ thùng trong khi kế hoạch ngân sách dự thu được xây dựng trên cơ sở giá bình quân 60 USD/thùng.

Giảm sản lượng và bán ở giá thấp khiến nguồn thu dầu thô của Việt Nam thấp kỷ lục kể từ năm 2005.

Đồng nghĩa với việc tỷ trọng đóng góp của nguồn thu này trong tổng thu ngân sách chỉ còn khoảng 5,4%, so với con số này 10 năm trước là 23,8%

Với mức dự thu 54,5 ngàn tỷ đồng thì dầu thô đang dần trở thành nguồn thu "thứ yếu" của ngân sách, xếp sau cả nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất đai - ước đạt khoảng 63.000 tỷ trong năm nay.

nguon thu tu dau thong trong nsnn va dien bien gia dau the gioi

Nguồn thu từ dầu thông trong NSNN và diễn biến giá dầu thế giới

ty trong nguon thu tu dau tho trong tong thu ngan sach

Tỷ trọng nguồn thu từ dầu thô trong tổng thu ngân sách


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-01-2016

    Toan tính của người Thái trong cuộc thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam
    DOC lùi thời gian áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam
    Một năm có thể điều chỉnh giá điện tới 4 lần
    Doanh nghiệp lấy thưởng Tết tiền tỷ để 'đánh bóng' tên tuổi
    Hơn 30 triệu một đồng vàng lì xì Tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-01-2016

    Sharp thua lỗ năm tài khóa thứ hai liên tiếp
    Apple có thể phải hoàn trả 8 tỷ USD tiền trốn thuế tại châu Âu
    Nửa tháng, tài sản của 400 tỷ phú “bốc hơi” 305 tỷ USD
    Dệt may Việt Nam đón cơ hội từ những FTA thế hệ mới
    TP.HCM: DNNN nộp ngân sách hơn 5.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-01-2016

    Thị trường dược phẩm Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
    Giữ quan điểm về thẩm quyền điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu
    Đến lượt ngân hàng lớn tăng lãi suất huy động
    Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đang tăng
    Thăng trầm cổ phiếu ngân hàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-01-2016

    Kinh tế Trung Quốc "cảm cúm", ngành nào của Việt Nam bị "hắt xì"?
    Ba ‘ông lớn’ ngân hàng lãi khủng
    TPHCM: Tín dụng đổ vào bất động sản tăng đột biến
    Đất sân bay Nha Trang được định giá khoảng 12.000 tỷ đồng
    Việt Nam - điểm đến của công nghiệp điện tử

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-01-2016

    Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể bất lợi do Thái xả "gạo tồn kho"
    Sẽ giảm thuế cho một số loại ô tô
    Doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường nước ngoài
    Đế chế bán lẻ Walmart đóng cửa hàng trăm siêu thị
    Sẽ cho phá sản tổ chức tín dụng yếu kém

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-01-2016

    ​Thị trường vận tải biển: 90% "miếng bánh" đang nằm trong tay DN nước ngoài
    WB: TPP sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 30%
    Chỉ bán được 55 USD/thùng, ngân sách hụt thu 64.000 tỷ đồng vì giá dầu
    Mỹ tiếp tục điều tra chống bán phá giá ống thép cuộn cacbon của Việt Nam
    Ngành cao su Thái Lan "điêu đứng" khi kinh tế Trung Quốc suy giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-01-2016

    Tỷ phú Thái Lan vừa thâu tóm Metro muốn mua tiếp Big C Việt Nam
    Hàng loạt ông lớn BĐS tiếp tục bị Hà Nội "điểm tên" nợ thuế
    SHB chính thức có ngân hàng 100% vốn tại Lào
    3 ngân hàng 0 đồng chiếm gần 50% nợ xấu ngân hàng TP.HCM
    Tổng cục Thống kê nhận định gì về xu hướng điều chỉnh tỷ giá?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-01-2016

    Bất động sản còn tồn kho gần 51 nghìn tỉ đồng
    Sếp Templeton Emerging Markets Group nói gì về thị trường Việt Nam?
    Đấu giá cổ phần năm 2015: Thu về hơn 10 nghìn tỷ đồng
    Bộ Xây dựng: Giá nhà đang tăng nhẹ
    Hà Nội ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-01-2016

    TP HCM mở điểm kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tập trung
    Giảm được 1.600 tỷ đồng nhờ thẩm định dự toán
    Nhập khẩu gần 500.000 tấn than/năm
    Chứng khoán thế giới mất gần 3.200 tỉ USD chỉ trong 15 ngày
    Bluechips “gục ngã”, VnIndex giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-01-2016

    Giữa năm 2017 sẽ có thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh
    Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính đều sụt giảm
    Vietcombank báo lãi 6.655 tỷ đồng năm 2015
    Trung Quốc giảm mua cá sấu tại TP.HCM
    Gạo Việt phải sang Thái kiểm định, tốn 500 USD/mẫu