Doanh nghiệp FDI dẫn đầu về số lượng trong bảng xếp hạng đóng thuế 2015
Khối FDI chiếm số lượng lớn nhất với 460 doanh nghiệp, chiếm 37% tổng số thuế, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp 18%.
Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam năm 2015. Bảng xếp hạng này tính trên số thuế nộp của các doanh nghiệp năm 2014.Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) giữ vị trí quán quân nộp thuế năm nay. Đây là lần thứ 2 tập đoàn này xếp thứ nhất về chỉ tiêu nộp thuế. Trong năm 2014, Viettel đạt doanh thu 197.000 tỷ đồng, tăng trưởng trên 20%, lợi nhuận trước thuế 42.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15%.
Khối doanh nghiệp FDI xuất hiện nhiều nhất trong bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam.
Vị trí thứ hai và ba lần lượt thuộc về Tổng công ty khí Việt Nam, Tổng công ty viễn thông Mobifone. Ngoài ra, top 10 còn có sự góp mặt của Tập doàn Dầu khí Quốc gia và một số thương hiệu quen thuộc: VietinBank, Honda Việt Nam, Vinamilk, Samsung, Unilever, Vietcombank.
1.000 doanh nghiệp trong bảng xếp hạng đã nộp 82.344 tỷ đồng, tăng 2,34% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách năm 2014. Trong bảng xếp hạng, 229 doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 45% tổng số thuế, giảm 20,6% so với năm 2014.
Đáng chú ý, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI chiếm số lượng lớn nhất với 460 doanh nghiệp nhưng chỉ đóng góp 37% trong tổng số thuế. Khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp 18% trong tổng thuế của bảng xếp hạng.
“Điều này cho thấy sự bất tương xứng và là một nghịch lý khi khối doanh nghiệp FDI đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô nền kinh tế Việt Nam, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng được đánh giá là thành phần kinh tế chủ chốt”, Vietnam Report cho biết.
Ngành viễn thông, tin học, công nghệ thông tin đóng nhiều thuế nhiều nhất với tỷ lệ 76% trong tổng số thuế. Theo sau là ngành tài chính; Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; Khoáng sản, xăng dầu; Điện. Về địa phương, TP HCM dẫn đầu về số lượng nộp thuế, thứ hai là Hà Nội với tỷ lệ lần lượt là 37,3% và 33,4%.
Cần Thơ muốn giảm giá thuê đất để thu hút đầu tư
Giá cho thuê trong các khu công nghiệp tại Cần Thơ hiện từ 100 đến 150 USD một m2 trong 50 năm, cao gấp 3-4 lần so với các địa phương khác.
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - Lê Hùng Dũng vừa quyết định thành lập Tổ nghiên cứu, khảo sát, để sớm tìm giải pháp giảm giá cho thuê đất trong các khu công nghiệp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ngay trong tháng 10 này.
“Cùng với việc rút ngắn thời gian giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính thì phải giảm ngay giá cho thuê đất trong các khu công nghiệp trên địa bàn”, ông Lê Hùng Dũng nói và cho biết, hiện giá cho thuê đất trong các khu công nghiệp tại Cần Thơ từ 100 đến 150 USD một m2 trong 50 năm, cao gấp 3-4 lần so với các địa phương lân cận, khiến 3 năm qua không thu hút được nhà đầu tư. Đa phần doanh nghiệp đều về các tỉnh sát Cần Thơ như Hậu Giang, Vĩnh Long… để triển khai dự án.
Thành phố Cần Thơ hiện có 8 khu công nghiệp tập trung dọc sông Hậu, quốc lộ 91, đường Nam Sông Hậu, với tổng diện tích khoảng 2.267ha. Đến nay, các khu công nghiệp tại đây mới chỉ cho thuê được gần 300 ha đất với 220 dự án đầu tư trong và ngoài nước còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD.
Lan vũ nữ đi Nhật
Nhờ liên kết chặt chẽ với một công ty trên địa bàn mà nông dân Trần Trung Thứ (52 tuổi, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã vươn lên làm giàu với việc trồng hoa lan vũ nữ xuất khẩu sang Nhật.
Ông Trần Trung Thứ trong vườn lan vũ nữ đang cho thu hoạch của mình - Ảnh: G.B
Theo lời kể của Trần Trung Thứ, ông mới đến với nghề trồng lan vũ nữ (oncidium) chỉ khoảng 3 năm nay, nhưng như là duyên số bởi đây đang là hướng lựa chọn đúng giúp ông phát triển kinh tế gia đình.
Sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, năm 1982 ông Thứ theo gia đình vào vùng đất Đức Trọng này sinh sống. Năm 1991 ông lập gia đình rồi làm nghề lái xe, nuôi cá và xuống tận Bạc Liêu nuôi tôm. Hơn 11 năm trời, cuộc sống của gia đình ông cứ “bầm dập” mãi bởi làm ăn không hiệu quả. Năm 2002, ông quay về Đức Trọng gom góp, vay mượn tiền mua 1,8 ha đất rồi sử dụng một nửa trồng rau, một nửa đào ao nuôi cá. Thế rồi cây rau thì giá cả không ổn định, cảnh “được mùa mất giá…” tái diễn thường xuyên, còn ao cá thì chọn giống không phù hợp nên đời sống gia đình ông luôn gặp nhiều khó khăn. Dù đổi nghề mãi vẫn thất bại, nhưng ông Thứ không nản, ông luôn suy nghĩ phải tìm ra cây gì đó mà trồng để “đổi đời”.
“Năm 2011, tình cờ tôi gặp lãnh đạo Công ty Hoa Mặt Trời đóng chân trên địa bàn, qua trao đổi, bên đó có hướng trồng hoa lan vũ nữ để xuất khẩu. Anh ấy nêu ra một số thuận lợi về khí hậu, đất đai ở đây phù hợp với cây lan vũ nữ và đặc biệt là nhu cầu thị trường xuất khẩu của cây này đang rất lớn. Về nhà suy nghĩ thấu đáo, 2 năm sau tôi quyết định đến gặp công ty để hợp tác trồng lan vũ nữ ”, ông Thứ kể lại. Cũng theo ông Thứ, khi hợp tác, phía công ty cung cấp giống cây sạch đảm bảo tiêu chuẩn và một số dịch vụ đầu vào thiết yếu khác, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và là đầu mối tập trung sản phẩm, đóng gói, vận chuyển thực hiện xuất khẩu; còn mình thì cứ yên tâm sản xuất làm sao cho hoa đạt chất lượng tốt là được.
Thỏa thuận xong điều kiện hợp tác, ông Thứ đầu tư xây dựng 3.500 m2 nhà lưới và sau đó thêm 3.500 m2 nữa để trồng 70.000 chậu lan vũ nữ. “Nhờ được hướng dẫn chi tiết, đầu tư bài bản nên tôi không gặp khó khăn với kỹ thuật trồng. Đến tháng 9.2014, tôi bắt đầu thu hoạch và cứ 1 tuần cắt cành 1 lần được khoảng 3.000 - 4.000 cành/lần bán với giá tối thiểu 10.000 đồng/cành và như vậy mỗi tháng cũng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cây lan vũ nữ cho thu hoạch trong vòng 8 - 10 năm và thu hoạch ổn định từ năm thứ 3 trở đi (5 - 6 cành/chậu), với đà này thì chuyện kiếm tiền tỉ mỗi năm với nông dân như chúng tôi sẽ trở nên đơn giản…”, ông Thứ vui vẻ cho biết.
Ông Thứ cho biết thêm: “Với việc hợp tác này, nông dân không phải lo đầu ra, tất cả sản phẩm chuyển về công ty cả, họ lo chuyện bán cho mình. Giá bán hoa không phải do công ty quyết định mà do thị trường Nhật Bản quyết định. Sau khi hoa đến Nhật Bản, được đưa lên sàn đấu giá và bán được bao nhiêu đối tác thông báo về công ty, công ty sẽ công khai giá bán. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, còn lại nông dân mình hưởng theo số hoa mình cung cấp và tùy nhiều hay ít, chất lượng cao hay thấp mà mình có thu nhập tương xứng”.
Cũng theo ông Thứ, bên cạnh việc xuất khẩu, vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, công ty thông báo, mình cũng đưa chậu lan vũ nữ xuống để công ty bán hoa tết trong nước. “Dịp tết năm ngoái, tôi bán được 5.000 chậu thu về 500 triệu đồng, dự kiến tết năm nay bán khoảng 5.000 - 7.000 chậu với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/chậu. Nếu không gặp cơ duyên để liên kết với công ty trồng lan vũ nữ thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới có được kết quả như ngày hôm nay, và có lẽ cũng chẳng bao giờ mà nông dân như tôi có sản phẩm lên sàn đấu giá ở Nhật Bản…”, ông Trần Trung Thứ thổ lộ.
Doanh nghiệp nhà nước đóng thuế nhiều nhất
Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá VN (Vietnam Report) hôm nay 13.10 công bố bảng xếp hạng V1000 - 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất VN năm 2015. Thứ tự xếp hạng được căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trong năm 2014.
Trong đó, top 10 doanh nghiệp (DN) nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhiều nhất đa phần là các DN nhà nước hoặc có vốn nhà nước như Viettel, Tổng công ty khí VN, Mobifone, Tập đoàn dầu khí quốc gia VN, Ngân hàng Công thương VN, Vinamilk, Ngân hàng Ngoại thương VN; ngoài ra còn có các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là Honda VN, Unilever VN, Samsung VN.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Viettel đứng đầu bảng. Theo số liệu báo cáo của tập đoàn này, trong năm 2014, Viettel đạt doanh thu 197.000 tỉ đồng, tăng trưởng trên 20%, lợi nhuận trước thuế đạt 42.000 tỉ đồng, tăng trưởng 15%.
Tổng số thuế mà các DN trong V1000 đóng góp vào ngân sách Nhà nước đạt 82.344 tỉ đồng, tăng 2,34% so với mức 80.460 tỉ đồng của năm trước, chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách của Nhà nước năm 2014. Trong đó, top 100 DN đứng đầu đóng góp khoảng hơn 50.000 tỉ đồng, chiếm tới hơn 60% tổng số thuế TNDN toàn bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng V1000 năm 2015 có sự xuất hiện của 229 DN Nhà nước. Tuy nhiên, số DN này lại đóng góp khoảng 45% tổng số thuế TNDN của toàn bảng xếp hạng. Mức đóng góp này đã giảm đáng kể so với 65,6% của khối trong bảng xếp hạng V1000 năm 2014.
Khối FDI có tỷ lệ DN xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay nhiều nhất, với 460 DN, nhưng tỷ lệ đóng góp vào tổng số thuế TNDN của toàn bảng chỉ dừng lại ở mức khoảng 37%. Khối tư nhân trong bảng xếp hạng đứng ở vị trí thứ 2 là 311 DN, nhưng tỷ lệ đóng góp chỉ đạt khoảng 18%. Điều này cho thấy sự bất tương xứng trong số lượng DN và mức đóng góp của các DN trong 2 khối này trong bảng xếp hạng. Đây được xem là một nghịch lý khi khối DN FDI đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô nền kinh tế VN.
Trong năm 2014, các DN vẫn gặp phải một số vấn đề vướng mắc chủ yếu liên quan đến thuế, bao gồm các quy định pháp luật, chính sách thuế, với 33% số DN lựa chọn ý kiến này; biểu mẫu rườm rà hay thay đổi (16%); thủ tục hành chính phức tạp (13%); quá trình thanh tra kiểm tra (12%); và các vấn đề liên quan đến kê khai thuế qua mạng (11%).
Trong rất nhiều yếu tố mà các DN phản hồi mong muốn được cải thiện, dẫn đầu vẫn là những vấn đề liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, với 27% số DN bày tỏ mong muốn này.
Nuôi gà ‘chạy bộ’ để cạnh tranh với Mỹ
“Thực sự việc chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sẽ không cạnh tranh được. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm có những lợi thế nhất định. Thế mạnh của Việt Nam là chăn nuôi thả vườn”.
Đó là nhận định của ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, tại tọa đàm trực tuyến “TPP trong mắt doanh nghiệp (DN) Việt” do báo Diễn Đàn Đầu Tư tổ chức ngày 12-10.
Theo ông Khanh, nhu cầu thế giới là cần gà sạch. Ví dụ 1 kg gà “chạy bộ” ở Mỹ là 10 USD, gà công nghiệp là 2,6 USD/kg. “Gia nhập TPP, Việt Nam nên chọn phân khúc mình có lợi thế. Người Việt có thế mạnh gà “chạy bộ” hơn là gà lông trắng. Vậy sao không phát triển lợi thế này để cạnh tranh với gà của Mỹ?” - ông Khanh đặt vấn đề.
Cũng tại tòa đàm có ý kiến cho rằng vào TPP, việc đấu thầu thuốc sẽ công khai, các hãng dược trên thế giới tham gia bình đẳng với các doanh nghiệp (DN) trong nước nên sẽ có cạnh tranh khốc liệt. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Lập, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Dược Tín Đức Hà Nội, cho rằng trong đấu thầu thuốc công khai, nếu chúng ta không có các chế tài đặc biệt thì các DN dược nước ngoài sẽ lấn sân và chiếm một thị phần lớn trong việc cung ứng thuốc tại Việt Nam.
“Trong khi đó, các DN dược Việt Nam hiện nay vừa nhỏ vừa yếu, lại không có sự gắn kết với nhau nên một số công ty dược nước ngoài sẽ bắt tay nhau để thỏa sức tung hoành trên phần lớn miếng bánh thị phần của ngành dược. Các DN dược Việt Nam chỉ còn biết cạnh tranh với nhau trên phần nhỏ còn lại để tồn tại” - ông Lập cảnh báo.
(
Tinkinhte
tổng hợp)