Vay hơn 239 triệu USD xây dựng nhà máy thủy điện
Thêm van an toàn cho nền kinh tế
Lãi suất cho vay chưa tăng theo lãi suất huy động
Campuchia mạnh tay chống buôn lậu gỗ
4 công ty chứng khoán được tham gia mua trái phiếu chính phủ
Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-01-2016
- Cập nhật : 17/01/2016
Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể bất lợi do Thái xả "gạo tồn kho"
Trước thông tin Chính phủ Thái Lan mới đây thông báo sẽ "giải phóng" hoàn toàn khối lượng hơn 13 triệu tấn gạo hiện có trong các kho dự trữ quốc gia từ nay đến năm 2017, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, đây sẽ là một trong những yếu tố kéo giá gạo thế giới giảm xuống và gây bất lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh chung của thị trường thì xuất khẩu gạoViệt Nam trong năm 2016 vẫn có nhiều thuận lợi.
Theo VFA, trong năm 2016, sản lượng gạo Thái Lan được dự báo xuống thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây và chỉ đạt 16,4 triệu tấn gạo xay xát, do tác động của El-nino.
Mặc dù việc tồn kho còn 13 triệu tấn sẽ là một nguồn cung cấp dồi dào bù đắp sản lượng sút giảm nhưng xuất khẩu của Thái Lan được dự báo trong năm 2016 cũng chỉ đạt khoảng 9 triệu tấn, tương đương với lượng xuất khẩu của năm 2015.
“Ngay cả khi Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu gạo tồn kho sang các thị trường truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia và Philippines thì gạo Việt Nam cũng khó có thể bị “đánh bật,” do Thái Lan có số lượng gạo trắng ít, trong khi nhu cầu ở các thị trường này chủ yếu nhập khẩu các loại gạo trắng,” ông Huỳnh Thế Năng cho biết.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, nếu nhìn nhận theo xu hướng chung thì rất dễ lầm tưởng khi Thái Lan đẩy gạo tồn kho sẽ làm giảm cung cầu gạo thế giới. Trên thực tế, điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu của các nước cung ứng gạo cho thị trường thế giới; trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết cách “né” thì sẽ không ảnh hưởng nhiều, vì đây là gạo cũ, có phân khúc riêng và có mức giá riêng.
“Việc Thái Lan định hướng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia trong khi đây là những thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến quyền thương lượng giá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải thị trường nào cũng nhập khẩu hoàn toàn loại gạo cũ mà sẽ có phân khúc gạo mới dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường. Quan trọng là người đi đàm phán, thương lượng phải biết điều đó để có thể bán với giá cao hơn so với giá gạo cũ của Thái Lan,” ông Thòn cho biết.
Mặc dù đánh giá vấn đề tồn kho gạo của Thái Lan là nguy cơ tiềm ẩn khiến giá gạo giảm trong năm tới, song ông Nguyễn Văn Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang cũng cho rằng, việc ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào chính sách điều hành của Chính phủ Thái Lan.
Đối với loại gạo cũ, tồn kho quá lâu, nếu Chính phủ Thái Lan quyết định đưa vào sản xuất Ethanol, sử dụng cho thức ăn chăn nuôi thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến thị trường gạo thế giới. Còn việc cạnh tranh với gạo Thái Lan thì lâu nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt và vẫn phải cố gắng vượt qua để tồn tại.
Mặt khác, theo số liệu mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cân đối cung cầu gạo thế giới cho thấy nhiều sự quan ngại về sản lượng gạo toàn cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu khi tiêu thụ đã vượt qua sản lượng trong 3 năm liên tiếp. Cụ thể, sản lượng gạo toàn cầu dự kiến đạt trên 469 triệu tấn trong năm 2016, giảm 1,9% so với năm ngoái, trong khi tiêu thụ gạo lại tăng 0,5%. Đáng lưu ý, theo dự báo của USDA, tồn kho cuối kỳ trong năm 2016 sẽ giảm 14,8% so với năm 2015.
Nhiều phân tích cho rằng chiều hướng sản lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu năm 2015-2016 gần giống như đầu năm 2000 và dẫn đến khủng hoảng gạo trong năm 2007-2008. Ngoài ra, hiện tượng El-nino đang tác động đến sản xuất làm tăng thêm mối quan ngại về khả năng cung cấp gạo trong năm 2016.
Trong khi đó, gạo tồn kho của Việt Nam trong năm 2015 không còn nhiều như các năm trước, ở mức 300.000 tấn so với bình quân 800.000-1.000.000 tấn như những năm trước. Hợp đồng thương mại và hợp đồng tập trung từ năm 2015 chuyển qua khoảng 1,2 triệu tấn và nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn đến sớm. Do vậy, nhiều khả năng vụ Đông Xuân 2015-2016 không phải mua tạm trữ như vụ năm trước.
Theo VFA dự báo, thị trường xuất khẩu gạo đến hết quý II/2016 khá tốt do các quốc gia nhập khẩu lớn như Philippines, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia sẽ sớm ký hợp đồng nhập gạo để ổn định nguồn cung lương thực trong nước và đối phó với tác động hạn hán do El-Nino gây ra.
Với bối cảnh thị trường thế giới như trên, các chuyên gia nhận định xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 có nhiều yếu tố lạc quan. Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng khuyến cáo doanh nghiệp khi xuất khẩu phải lưu ý đến yếu tố “gạo tồn kho” của Thái Lan để tránh tình trạng bị ép giá./
Sẽ giảm thuế cho một số loại ô tô
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3
Góp ý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế từ kỳ họp QH thứ 10 (tháng 10-2015) về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dưới 24 chỗ, một số đại biểu (ĐB) QH đề nghị không chia thành nhóm nhỏ đối với xe có dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3, không phân loại dung tích dưới 1.000 cm3 và đề nghị không giảm thuế quá sâu đối với dòng xe dưới 2.000 cm3. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc chia nhỏ và giảm thuế suất quá sâu đối với dòng xe có dung tích xi-lanh nhỏ sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước và chủ yếu ưu đãi cho xe nhập khẩu.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo luật là Bộ Tài chính đề nghị không chia nhỏ dòng xe có dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3 như dự thảo luật; đồng thời, điều chỉnh giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô có dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3, mỗi năm giảm 5% so với thuế suất hiện hành và bỏ lộ trình giảm trong năm 2019.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai, băn khoăn việc điều chỉnh chính sách thuế sẽ tác động như thế nào đến ngành sản xuất ô tô trong nước. Giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết ủy ban đã làm việc với DN sản xuất ô tô trong nước. Các DN cho rằng về cơ bản, mức thuế suất này không tác động lớn, bảo đảm được việc sản xuất ô tô trong nước.
Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Đình Long đề nghị tổng kết 3 pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ để có thể xây dựng một luật thuế chống bán phá giá. Trước đề xuất này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết quy định như dự thảo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi và chủ động cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. “Đã có đề nghị làm luật riêng nhưng chúng tôi thấy rằng các nội dung này khá rõ ràng, nếu làm luật riêng sẽ chậm trễ hơn nhiều” - ông Hiển lý giải.
Trước ý kiến cho rằng dự luật giao thẩm quyền cho Bộ Công Thương quy định thuế chống bán phá giá là chưa phù hợp, ông Phùng Quốc Hiển giải thích theo thông lệ quốc tế, khi có vấn đề phát sinh, Bộ Công Thương tiến hành điều tra thuế suất trên nguyên tắc đã được quy định. Khi xác định có chuyện bán phá giá, trợ cấp, Bộ Công Thương đưa ra thuế suất trong thời hạn nhất định để đề phòng các nước có biểu hiện bán phá giá, trợ cấp. “Làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước thì chúng ta mới tự vệ” - ông Hiển nói.
Làm rõ thêm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định khi có biểu hiện bán phá giá, trợ cấp, Việt Nam cũng như nhiều nước giao Bộ Công Thương tiến hành điều ra, xác định thiệt hại, sau đó mới ấn định số phải thu và Bộ Tài chính sẽ tiến hành thu. Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Bộ Tài chính thống nhất đề nghị thời gian có hiệu lực của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) từ ngày 1-9 thay vì từ 1-7-2016.
Cho ý kiến phương hướng nhân sự ĐBQH
Sáng cùng ngày, Đảng đoàn QH và Ủy ban Thường vụ QH đã họp kín cho ý kiến về dự kiến cơ cấu, thành phần ĐBQH; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng Vũ trang Nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử ĐBQH và phương hướng nhân sự đại biểu QH chuyên trách khóa XIV. Đảng đoàn QH và Ủy ban Thường vụ QH cũng cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử ĐB HĐND các cấp.
Doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường nước ngoài
Tại buổi gặp gỡ đoàn tùy viên, tham tán thương mại trước khi đi nhận nhiệm vụ ở các nước diễn ra ở TP.HCM ngày 15-1, nhiều doanh nghiệp cho biết rất thiếu thông tin thị trường nước ngoài.
Trong khi đó, thông tin giữa doanh nghiệp và cơ quan xúc tiến ở nước ngoài còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả công tác xúc tiến không cao.
Ông Bùi Hữu Chí (dệt may Gia Định) dẫn trường hợp bị bạn hàng Nga thông báo ngừng mua hàng với lý do “chợ người Việt không còn muốn bán hàng VN nữa”, nhưng công ty không biết tìm đầu mối nào để được giải thích cụ thể.
Trao đổi tại buổi gặp, ông Dương Hoàng Minh, tham tán thương mại Thương vụ VN tại CHLB Nga, thừa nhận nhiều chợ VN ở Nga không bán hàng VN mà chủ yếu hàng may mặc, giày dép nhập từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, ông Chí khẳng định các đối tác Nga rất quan tâm đến hàng dệt may VN, đánh giá cao chất lượng hàng hóa VN.
Đế chế bán lẻ Walmart đóng cửa hàng trăm siêu thị
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu nước Mỹ Walmart sẽ đóng cửa gần 270 siêu thị, làm ảnh hưởng đến 16.000 nhân viên trong nỗ lực xoay sở trước tình trạng tài chính lao dốc.
Sẽ cho phá sản tổ chức tín dụng yếu kém