Kinh tế Trung Quốc "cảm cúm", ngành nào của Việt Nam bị "hắt xì"?
Ba ‘ông lớn’ ngân hàng lãi khủng
TPHCM: Tín dụng đổ vào bất động sản tăng đột biến
Đất sân bay Nha Trang được định giá khoảng 12.000 tỷ đồng
Việt Nam - điểm đến của công nghiệp điện tử
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-01-2016
- Cập nhật : 16/01/2016
TP HCM mở điểm kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tập trung
Ngày 14-1, Cục Hải quan TP HCM đã tổ chức khai trương địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại cửa khẩu cảng Cát Lái và khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Với mô hình này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thay vì phải đi lại nhiều nơi để làm thủ tục thì nay chỉ cần một địa điểm để thực hiện kiểm tra nhiều chuyên ngành.
Một trong hai địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung của TP HCM đặt tại Tân Cảng - Cát Lái (quận 2).
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan, cho biết việc ra đời địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa trung bình khoảng 2 ngày. Tất cả những hoạt động như lấy mẫu và nhận - trả kết quả kiểm tra… đều thực hiện ngay tại cửa khẩu với 6 cơ quan liên ngành.
Đặc biệt, các thủ tục đơn giản hóa thuận tiện được điện tử hóa, đảm bảo tính khách quan trung thực, tuân thủ pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, nhằm tạo tiền đề cho việc áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm tra chuyên ngành trong thời gian tới.
Giảm được 1.600 tỷ đồng nhờ thẩm định dự toán
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị tổng kết ngành xây dựng năm 2015 diễn ra sáng nay 15-1 tại Hà Nội.
Theo đó, trong năm 2015, thống kê chưa đầy đủ tại Bộ Xây dựng và 20 địa phương, qua thực hiện thẩm định dự toán gần 4.600 công trình đã cắt giảm được 1.600 tỷ đồng sau khi thẩm định.
Cũng trong năm qua, thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai 79 đoàn thanh tra, ban hành 30 quyết định xử phạt hành chính, kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền gần 1.000 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Dũng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm của ngành xây dựng đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2015 đạt gần 1.000 tỷ đồng. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người (tăng 1,1 m2 sàn/người so với 2014).
Trong năm 2015, đã có 33 dự án nhà ở xã hội hoàn thành đầu tư xây dựng, trong đó có 13 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp.
Hiện đang tiếp tục triển khai 108 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.
Trong năm 2015, tồn kho liên tục giảm mạnh (giảm 60,41%); tốc độ giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng tiếp tục tăng mạnh.
Tính đến hết tháng 12-2015 đã cam kết cho vay gần 27.000 tỷ đồng (đạt 90%) và đã giải ngân gần 18.000 tỷ đồng đối với 60 dự án và trên 40.000 hộ gia đình, cá nhân.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trong năm qua chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp; tình trạng thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ thi công vẫn còn là vấn đề gây nhiều bức xúc; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, công bố một số định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ quản lý đầu tư xây dựng vẫn còn chậm.
“Trong một số trường hợp nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí, mất an toàn trong đầu tư xây dựng là do thiếu vai trò quản lý, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, áp dụng không đúng các định mức kinh tế - kỹ thuật, sự hạn chế về năng lực hoặc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu” - Bộ trưởng Dũng nhận định
Nhập khẩu gần 500.000 tấn than/năm
Trong năm 2015, VN dù vẫn xuất khẩu 1,26 triệu tấn than “đẹp” (trong nước chưa dùng tới), VN đã phải nhập khẩu gần 500.000 tấn than ...
Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) cho biết trong năm 2015 dù vẫn xuất khẩu 1,26 triệu tấn than “đẹp” (trong nước chưa dùng tới), VN đã phải nhập khẩu gần 500.000 tấn than và dự kiến tiếp tục phải tăng lên trong thời gian tới.
Như vậy, sau một thời gian dài xuất khẩu hàng chục triệu tấn than mỗi năm (riêng năm 2014 chỉ xuất 6 triệu tấn), đến nay VN phải chuyển sang nhập khẩu than.
Cũng theo TKV, dù đã quyết liệt tái cơ cấu nhưng quản trị chi phí ở một số đơn vị trực thuộc tập đoàn này vẫn chưa chặt chẽ dẫn đến chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, hiệu quả hạn chế; tình trạng “thiếu thợ lò và thợ bậc cao nhưng thừa lao động phục vụ, phụ trợ, quản lý” vẫn tái diễn...
Trong năm 2015, TKV khai thác được 37,6 triệu tấn than và dự kiến sẽ khai thác trên 40 triệu tấn than trong năm 2016.
Chứng khoán thế giới mất gần 3.200 tỉ USD chỉ trong 15 ngày
Tính từ đầu năm đến nay, hơn 3.000 tỉ USD đã bị quét khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu - Ảnh: Reuters
Gần 3.200 tỉ USD đã 'bốc hơi' khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu tính từ đầu năm đến nay, hãng tin CNBC (Mỹ) ngày 15.1 dẫn ước tính của giới phân tích thị trường.
Bluechips “gục ngã”, VnIndex giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2016
Sau những diễn biến có phần “buồn ngủ” vào buổi sáng, áp lực bán đột ngột tăng mạnh ngay đầu buổi chiều khi nhà đầu tư không còn kiên nhẫn với thị trường.
Càng về cuối phiên giao dịch, lực bán càng gia tăng khiến 2 chỉ số giảm sâu. VnIndex mất 9,99 điểm (1,81%) và lùi về 543,04 điểm, mức thấp nhất trong phiên giao dịch. Diễn biến tương tự, chỉ số Hnx-Index giảm 0,32 điểm (0,42%) xuống 75,39 điểm.
Phiên giảm điểm hôm nay tiếp tục ghi nhân mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2016.
Thanh khoản thị trường tăng vọt lên 171 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 2.200 tỷ đồng. Số mã giảm điểm áp đao hoàn toàn với 282 mã, trong khi chỉ có 129 mã tăng điểm.
Nhóm Bluechips BVH, STB, VCB, MSN, HPG, GMD, CTD, BID….giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh sâu. Trong đó, STB giảm sàn xuống 11.100đ và không còn dư mua; MSN cũng giảm 4.000đ xuống 70.000đ, mức thấp nhất trong phiên giao dịch; HAG lùi xuống 9.900đ…
Áp lực bán cũng lan tỏa lên nhiều nhóm cổ phiếu khác như bất động sản, xây dựng và nhiều cổ phiếu đã giảm khá mạnh như DLG, KBC, ITA…..
Tương tự, nhóm chứng khoán, dầu khí…. cũng đồng loạt chìm trong sắc đỏ giảm điểm.
Tuy vậy, điểm tích cực là mức điều chỉnh tại các nhóm cổ phiếu này không quá mạnh, đà bán tháo chưa diễn ra. Nhiều cổ phiếu vẫn tăng điểm khá tốt như FDC, TTF, VNE, SVC, AAA, DBC, LIX….
Phiên giao dịch buổi sáng khép lại với diễn biến khá trái chiều. Trong khi VnIndex mất 2,02 điểm (0,37%) thì HNX-Index vẫn giữ được sắc xanh tăng điểm với mức tăng 0,03 điểm (0,03%).
Tâm lý thận trọng chi phối thị trường trong buổi sáng nay khiến thanh khoản có phần sụt giảm, chỉ đạt 68 triệu đơn vị, tương ứng 958 tỷ đồng.
Việc thị trường giao dịch lình xình khiến nhà đầu tư có phần “sốt ruột” và đẩy mạnh bán ra cổ phiếu về cuối buổi sáng. Nhiều Bluechips như BVH, CTG, HAG, VIC, MSN….đã quay đầu đảo chiều và là nguyên nhân không nhỏ khiến VnIndex giảm điểm.
Áp lực điều chỉnh cũng lan rộng ra các nhóm cổ phiếu thị trường như chứng khoán, bất động sản, dầu khí….
Tuy vậy, thị trường vẫn xuất hiện nhiều cổ phiếu giao dịch tích cực trong phiên sáng như TTF, VNE, AAA, DBC, SVC…..
Sự phục hồi của TTCK Mỹ cùng giá dầu bật tăng trong đêm qua đã mang lại những tín hiệu có phần tích cực cho TTCK Việt Nam trong những phút đầu phiên giao dịch buổi sáng nay.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, CTG, HAG, HPG, VIC, VNM, MSN….hay dầu khí GAS, PVC, PVS, PVD….tăng điểm đã giúp sắc xanh hiện diện trên 2 sàn giao dịch.
Mặc dù vậy, lực cầu vào các nhóm cổ phiếu này nhìn chung khá yếu và chỉ chấp nhận mua ở vùng giá thấp khiến tốc độ khớp lệnh tương đối chậm chạp.
Phiên giao dịch hôm nay, 80 triệu cổ phiếu KBC phát hành thêm chính thức được lưu hành sẽ tạo thêm áp lực cung lớn. Trong những phút đầu phiên giao dịch, KBC dao động quanh vùng tham chiếu 11.700đ với thanh khoản ở mức thấp.
JVC tiếp tục rơi vào tình trạng mất thanh khoản và giảm sàn. Cổ phiếu này hiện đang dư bán 1,9 triệu đơn vị tại mức giá sàn 3.600đ. Đây cũng là phiên giảm sàn thứ 7 liên tiếp của cổ phiếu này.
Tại thời điểm 9h50’, chỉ số VnIndex quay đầu giảm nhẹ 0,47 điểm (0,08%) xuống 552,56 điểm. Trong khi đó, Hnx-Index vẫn giữ được sắc xanh khi tăng nhẹ 0,44 điểm (0,58%) lên 76,15 điểm.
CTCK VPBS đã có khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường trong giai đoạn hiện nay.