Những cú lội ngược dòng của doanh nghiệp địa ốc Việt trong năm 2015
Năm 2015, Viettel đạt lợi nhuận 45.800 tỷ đồng
Phí bôi trơn chiếm hết lợi nhuận doanh nghiệp
'Quản' ngoại tệ như siết thị trường vàng
Thanh khoản có dấu hiệu căng thẳng dịp cuối năm
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-12-2015
- Cập nhật : 29/12/2015
Chủ tịch TP HCM lo khó vay nợ để đầu tư
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, tân Chủ tịch UBND TP HCM - Nguyễn Thành Phong cho biết địa phương đang rất lo lắng cho việc huy động nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ đột phá mà đại hội Đảng bộ Thành phố vừa đề ra.
Cụ thể đó là thành phố cần một nguồn tiền lớn cho các công tác chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông, chống ngập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…“Tuy nhiên Luật Ngân sách 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017) quy định dư nợ vay của TP HCM không vượt quá 60% thu ngân sách được hưởng theo phân cấp cộng thêm dư nợ vay các nguồn nước ngoài của Chính phủ. Như vậy, nếu tính thêm dư nợ vay nước ngoài vào tổng dư nợ vay của ngân sách địa phương thì thành phố không có khả năng vay mới”, ông Phong nói.
Do vậy, người đứng đầu thành phố kiến nghị Chính phủ quy định mức dư nợ vay của ngân sách địa phương không bao gồm dư nợ vay nước ngoài hoặc xem xét nâng mức giới hạn vay nợ của Hà Nội và TP HCM cho phù hợp thực tế tại địa phương.
“Địa phương cũng đề xuất được xem xét hỗ trợ cơ chế tạo vốn như bảo lãnh Chính phủ, tạo điều kiện cho phát hành trái phiếu đô thị để phục vụ xây dựng các công trình giao thông. Bên cạnh đó mong Chính phủ ưu tiên vay ODA cho thành phố nhằm thực hiện các dự án lớn như: xe buýt nhanh, trung tâm điều hành giao thông đô, dự án thị nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 3, hay cho việc cải thiện môi trường nước”, ông Phong kiến nghị.
Trong một báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết tính đến cuối năm 2014, dư nợ của các chính quyền thông qua phát hành trái phiếu là hơn 24.000 tỷ đồng, trong đó TP HCM chiếm trên 50% với con số xấp xỉ 12.670 tỷ đồng.
Ngoài ra, người đứng đầu thành phố đề xuất Chính phủ chỉnh Nghị định 93 năm 2011 về phân cấp một số lĩnh vực cho chính quyền địa phương như thẩm quyền ban hành văn bản để cụ thể hóa quy định của trung ương cho sát với địa phương; thẩm quyền được ban hành chính sách với phí và lệ phí, xử phạt hành chính…
Ông Phong cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có thế chủ động trong cạnh tranh như xây dựng các hàng rào kỹ thuật, ứng phó với các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp còn hết sức hạn chế. Do vậy, nguy cơ nhiều doanh nghiệp ở không ít các ngành hàng non trẻ bị thua thiệt trong cạnh tranh hội nhập là điều khó tránh khỏi. Từ đó, theo Chủ tịch thành phố, Chính phủ cần có chỉ đạo các bộ đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về hội nhập như: cộng đồng kinh tế ASEAN (EAC), hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình dương (PPP) và các hiệp tự do song phương được rộng rãi, đồng bộ, thường xuyên.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận việc tuyên truyền chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên ông cho biết với PPP thì đã dịch xong 32 chương và đã công bố. Bản cuối cùng sau khi có thống nhất với Bộ Ngoại giao dự kiến sẽ công bố vào đầu tháng 1/2016.
Trong khi đó hiệp định với Liên minh châu Âu cũng sẽ hoàn tất và công khai toàn bộ trong quý I/2016.
TP.HCM sẽ trở thành trung tâm kho vận lớn của châu Á
Báo cáo cho biết TP.HCM sẽ nằm trong danh sách những trung tâm kho vận quan trọng của khu vực này trong giai đoạn tới.
Dựa trên mô hình của CBRE, hiện có tám trung tâm kho vận tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xếp hạng là trung tâm toàn cầu, bao gồm: Hong Kong, Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến, Thiên Tân của Trung Quốc; Tokyo, Osaka-Kobe của Nhật Bản; và Singapore.
Tuy nhiên, những trung tâm khu vực và địa phương mới nổi như Thành Đô, Phúc Châu, Hàng Châu, Ninh Ba của Trung Quốc; Delhi, Mumbai của Ấn Độ; Busan của Hàn Quốc; và TP.HCM của Việt Nam cũng đang dần trở nên quan trọng nhờ vào sự chuyển đổi trong sản xuất hàng bình dân, sức tiêu thụ tăng cao, cơ sở hạ tầng và các chính sách phát triển.
Hàn Quốc đã đầu tư 50 tỉ USD vào VN
Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án và vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN kể từ tháng 10-2014.
Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), đến nay tổng vốn đầu tư đăng ký của Hàn Quốc vào VN đạt 43,64 tỉ USD, với 4.777 dự án còn hiệu lực.
Nếu tính cả các dự án của Samsung, Hyosung và một số tập đoàn khác đầu tư qua nước thứ ba, tổng vốn của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại VN lên tới khoảng 50 tỉ USD, chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI vào VN.
Trong lần trao đổi với các nhà đầu tư Hàn Quốc tại VN gần đây, ông Nguyễn Nội, phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho biết VN đang tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư từ Hàn Quốc kèm theo tận dụng nguồn công nghệ, trình độ quản lý và cơ hội tiếp cận thị trường thứ ba.
Thông qua các dự án FDI, VN có điều kiện tham gia chuỗi sản xuất, cung cấp ở phạm vi khu vực và toàn cầu, phát triển công nghiệp hỗ trợ...
Các chuyên gia cũng nhận định vốn FDI từ Hàn Quốc vào VN sẽ còn tăng mạnh do tác động bởi hiệp định thương mại tự do VN - Hàn Quốc, có hiệu lực ngày 20-12-2015.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thật sự chậm đến mức nào?
Nhiều giấy mực đã tiêu tốn để viết về sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc trong năm nay, thế nhưng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn đang đi đúng hướng, nhắm đến mục tiêu tăng trưởng khoảng 7%.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 vẫn vượt xa Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản
Về cơ bản, mức suy giảm trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng giống với sự sụt giảm trong tăng trưởng của Nhật Bản và Mỹ trước đây
Khác biệt giữa dự báo tăng trưởng trong năm nay so với GDP thực tế 10 năm trước của Trung Quốc vẫn không lớn bằng một số nước bạn là thành viên trong khối BRICS
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 32,6% GDP