tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-12-2015

  • Cập nhật : 30/12/2015

Những cú lội ngược dòng của doanh nghiệp địa ốc Việt trong năm 2015

nhung cu loi nguoc dong cua doanh nghiep dia oc viet trong nam 2015

Những cú lội ngược dòng của doanh nghiệp địa ốc Việt trong năm 2015


So với những chu kỳ trước đây, sự phục hồi của thị trường BĐS lần này mang nhiều nét khác biệt. Theo quan sát, ngoài những doanh nghiệp quá lớn trên thị trường hiện nay, chúng ta còn thấy có nhiều nhà đầu tư BĐS mới nổi trong nước đang làm chủ thị trường.

Vươn lên chiếm lĩnh thị phần

Một chuyên gia nước ngoài có nhiều năm làm việc tại Việt Nam nhận xét rằng hầu hết các chủ đầu tư đều lý giải quyết định khởi động dự án vào thời điểm này là để đón đầu thị trường bất động sản hồi phục mạnh vào giai đoạn 2016 - 2018. Mặc dù phân khúc căn hộ cao cấp đang được cảnh báo là dư thừa nhưng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tham gia mạnh vào phân khúc này là bởi vì lợi nhuận và nhu cầu khách hàng mua đầu tư vẫn lớn.

Ông Nguyễn Đăng Phương, Giám đốc Marketing Văn phòng Tp.HCM, Công ty TNR Holdings Việt Nam cho biết thêm, thị trường BĐS đang ngày càng thanh lọc hơn. Những dự án chụp giật, chậm tiến độ, chủ đầu tư thiếu uy tín không còn cơ hội bán hàng bởi người mua tìm hiểu rất kỹ dự án với nhiều sự lựa chọn. “Những doanh nghiệp uy tín cùng chất lượng sản phẩm nhà ở đảm bảo đang đặt nền móng và lấy lại lòng tin cho thị trường BĐS. Cũng giống như việc xây nhà từ móng, các dự án muốn hút khách vẫn phải đảm bảo yếu tố đầu tiên là chất lượng và tiến độ”, ông Phương nhận định.

“Theo quan sát, ngoài những doanh nghiệp quá lớn trên thị trường hiện nay, chúng ta còn thấy có nhiều nhà đầu tư BĐS mới nổi trong nước đang làm chủ thị trường, từ việc hoạch định chiến lược kinh doanh, phát triển dự án quy mô lớn, đến việc chủ động lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn phát triển dự án”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, nói.

Cũng theo ông Châu, cho đến thời diểm hiện nay, đầu tư vào BĐS của DN trong và ngoài nước vẫn được coi là khá cân bằng. Thị trường BĐS Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong sự “thống lĩnh” của doanh nghiệp trong nước. Còn trên thị trường mua bán, chuyển nhượng (M&A), các nhà đầu tư BĐS trong nước vẫn tiếp tục dẫn dắt thị trường chứ không phải là các nhà đầu tư nước ngoài. Phần lớn trong các thương vụ hợp tác, doanh nghiệp BĐS Việt vẫn giữ ưu thế về vốn và điều hành.

Chấp nhận lãi ít để kéo khách hàng

Trong năm 2015, một số doanh nghiệp địa ốc mới nổi đã có sự bứt phá mạnh mẽ trên thị trường. Đó là, công ty địa ốc An Gia mới bước vào thị trường đầu tư dự án BĐS mới được 2 năm, nhưng đã tạo lập được thị phần khá tốt. doanh nghiệp này đang liên kết với quỹ đầu tư Creed Group của Nhật Bản để phát triển hàng loạt dự án chất lượng cao trong năm 2015 và 2016 với một dự án gần 10.000 căn. Theo thông tin tìm hiểu của chúng tôi, An Gia và Quỹ đầu tư của Nhật Bản này đang xúc tiến một chiến lược hợp tác đầu tư một số dự án khu dân cư quy mô hàng chục ngàn căn hộ trong năm 2017.

Song song đó, công ty địa ốc Phúc Khang cũng tạo “sóng” mạnh trên thị trường trong năm nay khi thu hút được quỹ đầu tư nước ngoài để phát triển dự án chung cư xanh tiêu chuẩn LEED của Mỹ đầu tiên tại Việt Nam. Điểm nhấn đối với doanh nghiệp này là hợp tác với các nhà đầu tư Singapore để phát triển và phân phối dự án. Mới đây nhất, tỷ phú người Singapore Adam Khoo đã cam kết sẽ mua 10 sàn gồm 100 căn hộ thuộc chuỗi dự án Diamond Lotus.

Hoàng Anh Sài Gòn cũng từ “kiếp cò con” đi lên, đang trở thành nhà đầu tư cấp 1 với nhiều dự án có tiếng tại Tp.HCM. Khang Điền nổi bật nhất với hàng loạt thương vụ thâu tóm dự án BĐS tại khu Đông, lớn nhất vẫn là “biến” công ty BCI thành một công ty con thuộc Khang Điền Group để chuẩn bị thực hiện chiến lược “Tây tiến”.

Một doanh nghiệp khác tạm thời giảm kinh doanh phân bón để đầu tư BĐS là công ty địa ốc Căn Nhà Mơ Ước. Công ty này trong giai đoạn 2016-2017 sẽ đầu tư nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, Phú Quốc từ nguồn vốn huy động vừa qua.

Hưng Thịnh được đánh giá là doanh nghiệp làm ăn khấm khá của năm 2015 tại Tp.HCM khi lần lượt tung ra hàng loạt dự án, trải đều ở các quận thành phố từ quỹ đất đầu tư và đi thâu tóm. Trong năm 2016, tập đoàn này sẽ mở rộng thị phần tại Tp. Vũng Tàu, Hà Nội…

Trong một cuộc trao đổi mới đây với chúng tôi, ông Châu nhận định thêm rằng nguồn cung nhà ở trong năm 2015 làm ra không đủ bán, luôn khan hiếm và rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, nhất là với nhà ở có giá dưới 20 triệu đồng/m2. Có nhiều dự án bán sạch hàng trong vòng một tháng. Từ đó cho thấy ba vấn đề: lòng tin của người tiêu dùng đã quay trở lại với BĐS Việt Nam; thị trường BĐS Việt Nam luôn có những phân khúc thực sự an toàn; và doanh nghiệp BĐS lúc này biết "chiều" khách hàng nhiều hơn, chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để tăng chi phí đầu tư nhiều hơn vào không gian sống, thực hiện các chương trình hậu mãi hấp dẫn…


Năm 2015, Viettel đạt lợi nhuận 45.800 tỷ đồng

viettel dang la doanh nghiep duy nhat chiem thi phan khong che trong linh vuc di dong.

Viettel đang là doanh nghiệp duy nhất chiếm thị phần khống chế trong lĩnh vực di động.


Theo báo cáo của Bộ TT&TT, năm 2015, Viettel đạt doanh thu 222.700 tỷ đồng và lợi nhuận 45.800 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của Viettel cũng đạt mức 40,8%.

Năm 2015, doanh thu của Viettel đạt 222.700 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2014 và lợi nhuận đạt 45.800 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5% so với năm 2014. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của Viettel cũng đạt mức 40,8%. Hiện Viettel là mạng di động duy nhất trên thị trường di động được xếp vào nhóm chiếm thị phần không chế. Số liệu về doanh thu và lợi nhuận trên cho thấy Viettel đang có tương quan lớn so với VNPT và MobiFone, cho dù trong năm 2015 cả VNPT và MobiFone đã nỗ lực để đẩy con số doanh thu và lợi nhuận của mình.

Theo con số công bố của VNPT, tổng lợi nhuận trong năm 2015 đạt 3.280 tỷ đồng và doanh thu đạt 89.122 tỷ đồng. Năm 2015, MobiFone đạt doanh thu đạt 36.900 tỷ đồng và lợi nhuận 7.395 tỷ đồng.

Mới đây, Viettel cho biết nhà mạng này đã tính đến chuyện không dựa vào thoại, SMS truyền thống nữa mà chuyển sang các dịch vụ số liên quan đến y tế, giáo dục… Viettel đã chuẩn bị cho lộ trình đưa giá dịch vụ thoại, SMS về bằng không. Viettel sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, trong những năm tới Viettel sẽ cho khách hàng chủ động hơn trong việc sử dụng dịch vụ của mình.

Ví dụ, khách hàng có thể tự chọn, tự thiết kế gói cước, tự quản lý hóa đơn tính cước của mình. Viettel cũng chuẩn bị nền tảng để cho người dùng của Viettel có thể tham gia vào quá trình tạo ra nội dung số, chia sẻ và bán nội dung đó cho nhau. Viettel sẽ đứng ra làm nền tảng như vậy để khách hàng tham gia vào quá trình sáng tạo, giúp đưa công nghệ phục vụ tốt hơn cho khách hàng.


Phí bôi trơn chiếm hết lợi nhuận doanh nghiệp

tien boi tron chiem toi 0,72-1,02% loi nhuan cua dn. anh minh hoa.

Tiền bôi trơn chiếm tới 0,72-1,02% lợi nhuận của DN. Ảnh minh họa.


Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp Việt Nam làm được 1 đồng cũng phải chi gần 1 đồng cho bôi trơn.

Tại Hội thảo “Công bố báo cáo khảo sát hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực củadoanh nghiệp”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, tại Việt Nam, phí và thuế chiếm tới 40,8% trong số tổng lợi nhuận doanh nghiệp phải chi trả.

“Ban đầu tôi và nhiều người quả thực không tin. Bởi nếu như thế, nó thực sự là rào cản rất lớn của doanh nghiệp (DN). Song, thực chất nó là điều tra chuẩn xác của WB, cũng được Bộ Tài chính đưa ra trong hội thảo gần đây”, bà Lan cho hay.

Theo bà Chi Lan, DN phải chịu rất nhiều loại thuế, phí mà không thể kiểm soát được. Tiền bôi trơn của DN Việt Nam chiếm tới 0,72-1,02% lợi nhuận của họ. Nghĩa là DN làm ra 1 đồng lợi nhuận thì họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí là cao hơn cả lợi nhuận tới 0,2 đồng cho phí tham nhũng, bôi trơn. Như vậy, DN làm sao có thể phát triển được, bởi việc này khó có thể khởi động tinh thần kinh doanh của người Việt.

Cũng theo thông tin từ hội thảo, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam chỉ chiếm 21% tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Malaysia. Điều này khiến DNVVN Việt Nam ít có khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của FDI.

Trong những năm qua, tỷ lệ xuất khẩu của DNVVV trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn thấp hơn DN lớn, chỉ có 16,8% so với 83,2%, trong khi ở các nước khác là 23% so với 77%. Năng suất lao động của DN Nhà nước và tư nhân đều thấp.

Một điều đáng chú ý là mấy năm gần đây, vốn DN đổ rất nhiều vào bất động sản, ngân hàng, xây dựng… những ngành có năng suất rất thấp và đồng vốn ảo. Trong khi những ngành dệt may, chế biến thực phẩm, bán buôn bán lẻ… có năng suất cao lại nhận vốn đầu tư rất ít.


'Quản' ngoại tệ như siết thị trường vàng

NHNN vừa “hé lộ” năm 2016 sẽ điều hành tỷ giá với điểm nhấn không đưa ra tuyên bố “cứng” về biên độ tăng mà công bố tỷ giá linh hoạt lên xuống hằng ngày theo tỷ giá trung tâm của đơn vị này tính toán.

Đồng thời, tới đây để chống tình trạng găm giữ ngoại tệ, khả năng ngân hàng sẽ thu phí tiền gửi USD.

Thu phí tiền gửi USD nếu còn găm giữ

Trả lời báo giới, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, nguyên nhân chính khiến tỷ giá biến động thời gian vừa qua vẫn là do tâm lý chi phối hành vi găm giữ. “Còn nguồn cung và cân đối ngoại tệ hiện rất tốt”, Thống đốc nói.

Cụ thể, trong hai tháng vừa qua, Việt Nam liên tục xuất siêu. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, cả ở hoạt động giải ngân. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn tăng lên, dù có hiện tượng rút ra ở một số thị trường khác sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. “Nhưng vì sao tỷ giá vẫn tăng? Vì yếu tố tâm lý tác động đến hành vi găm giữ”, Thống đốc giải thích.

Cùng đó, người đứng đầu NHNN bất ngờ công bố: Sau động thái đưa lãi suất ngoại tệ về 0%, tới đây, không loại trừ khả năng NHNN áp dụng mức lãi suất âm, nghĩa là người gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí. Tất nhiên, nói như vậy nhưng sẽ linh hoạt trong điều hành, khi tâm lý găm giữ ngoại tệ không còn, NHNN sẽ nâng lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Cùng đó, bước tiếp theo trong điều hành tỷ giá là sẽ có tỷ giá trung tâm của NHNN.

Một điểm căn bản nữa trong điều hành tỷ giá năm 2016 - định hướng nhất quán của NHNN là chống USD hóa, nghĩa là chuyển từ quan hệ vay và gửi ngoại tệ sang quan hệ mua - bán.

Phản ứng trước thông điệp từ Thống đốc, thị trường tỷ giá 28/12 lập tức hạ nhiệt. Hàng loạt ngân hàng đã giảm mạnh giá giao dịch USD từ 20-35 đồng. Giá bán đã chính thức rời xa mức trần quy định 22.547 đồng. Tại Vietcombank, ngân hàng đã giảm 30 đồng ở cả hai chiều mua bán so với đầu giờ sáng. Hiện, ngân hàng đang giao dịch ở mức 22.440-21.510 đồng (mua vào - bán ra). Vietinbank mua bán USD ở mức 22.435-22.505 đồng, giảm 35 đồng. Trong khi đó, BIDV cũng giảm 15 đồng mỗi chiều xuống còn 22.450 đồng giá mua vào và 22.520 đồng chiều bán ra.

Cầu tỷ giá bị thổi phồng?

Bình luận về việc NHNN có thể thu phí tiền gửi ngoại tệ, TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (BID) cho rằng, đây là điều hợp lý. “Hiện, trên thế giới chỉ còn 3 nước tính cả Việt Nam là các ngân hàng nhận tiền gửi ngoại tệ. Chủ trương của NHNN thu phí tiền gửi là đúng”, TS Nghĩa nói.

Trước quan ngại động thái này sẽ gây phản ứng mạnh trong dư luận, người dân có thể không gửi USD vào ngân hàng nữa và như vậy có thể thiếu hụt nguồn thu ngoại tệ, TS Nghĩa cho rằng, điều này sẽ chỉ là phản ứng tức thời. “Năm 2016, NHNN sẽ đưa ra một cơ chế quản lý ngoại hối đặc biệt phát triển mạnh thị trường ngoại hối, chống USD hóa và đến một ngày nào đó trong tương lai gần thôi, sẽ chấm dứt cho vay ngoại tệ. Khi đó chúng ta có thị trường ngoại tệ với những ai được phép kinh doanh ngoại tệ. NHNN sẽ là người mua người bán cuối cùng, tạo tỷ giá hằng ngày”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, vừa rồi họp về năm 2016, Hội đồng chính sách tiền tệ Quốc gia có kiến nghị với Ngân hàng Trung ương không có nới lỏng biên độ nữa mà sẽ điều chỉnh linh hoạt theo biên độ hằng ngày của thị trường (có thể tăng lên, giảm đi nhưng bao nhiêu là theo cung - cầu thị trường).

“Làm được như vậy dễ dự đoán về tỷ giá hối đoái hơn. Ví như năm 2015, tổng ngoại tệ vào trừ đi tổng ngoại tệ ra tại Việt Nam còn dương đâu đó 3 tỷ USD, điều này chứng tỏ quan hệ cung - cầu ngoại tệ không có gì căng thẳng. Cái chính là “cầu” bị thổi phồng bởi vấn đề tâm lý”, ông Nghĩa nói. Cụ thể hơn, ông Nghĩa đơn cử: Tôi cầm trong tay 1 hợp đồng của một công ty trị giá 11 triệu USD mà ông ấy mua bán 4 lần rồi”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Lê Minh, Phó Tổng Giám đốc Quỹ VFM, hai rủi ro lớn nhất trong hoạt động TTCK 2016 là tỷ giá và lãi suất. “Với tỷ giá, công bố của Thống đốc về tỷ giá linh hoạt hôm qua là bước thay đổi đáng kể, giảm đi lo lắng của nhà đầu tư lớn. Lý do là các quỹ quản lý đặc biệt trái phiếu đã rút tiền hoặc chuyển đổi cơ cấu danh mục đầu tư do lo lắng NHNN phá giá VND trong tháng 1/2016. Nếu có tỷ giá điều chỉnh hằng ngày và có định hướng tương đối rõ ràng hơn để nhà đầu tư có thời gian nhất định thu xếp để không quá bất lợi. Như có quỹ liên quan là tốt nhất trên thị trường đầu tư trái phiếu thu lãi 6,8% VND nhưng trừ 5,34% thì chỉ còn 1,6% trong khi nếu họ mua trái phiếu chính phủ Mỹ lãi suất đã là 2%”, ông Lê Minh nói.


Thanh khoản có dấu hiệu căng thẳng dịp cuối năm

Lãi suất và doanh số giao dịch bình quân/ngày trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục xu hướng tăng, đồng thời NHNN tiếp tục bơm tiền qua thị trường mở cho thấy dường như thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng cục bộ.

31.909 tỷ đồng là doanh số giao dịch bình quân/ngày bằng VND trên thị trường liên ngân hàng trong tuần 21-25/12, tăng 2.252 tỷ đồng so với tuần trước. Lãi suất bình quân tiếp tục tăng ở tất các các kỳ hạn (lãi suất bình quân qua đêm và kỳ hạn 1 tuần lần lượt là 4,83% và 5,00%/năm, tăng lần lượt là 0,16% và 0,15% so với tuần trước).

Hiện tượng lãi suất qua đêm và kỳ hạn 1 tuần trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) tiệp cận rất sát với lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng trên thị trường 1 (thị trường huy động của dân cư) và doanh số giao dịch bình quân/ngày tăng cho thấy dường như thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu thiếu hụt cục bộ trong 2 tuần gần đây.

Diễn biến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND thời gian gần đây

nguon : website nhnn ; so lieu tuan 21-25/12 tinh den ngay 24/12.

Nguồn : Website NHNN ; số liệu tuần 21-25/12 tính đến ngày 24/12.

14.279 tỷ đồng là số tiền NHNN bơm ròng trên thị trường mở (OMO). Tương tự tuần trước, không có giao dịch đối với nghiệp vụ Sell Outright (bán tín phiếu) trong tuần 21-25/12. Tuy nhiên, nghiệp vụ Reserve Repo (mua bán giấy tờ có giá) tiếp tục sôi động với tổng khối lượng trúng thầu là 41.344 tỷ đồng, tổng khối lượng đáo hạn là 27.065 tỷ đồng. Như vậy, trong tuần, NHNN đã bơm ròng 14.279 tỷ đồng trên thị trường mở. Diễn biến trên thị trường mở cho thấy thanh khoản hệ thống dường như đang có dấu hiệu căng thẳng trong những ngày cuối năm.

 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-01-2016

    Philippines sẽ tham gia ngân hàng AIIB của Trung Quốc
    Giá dầu giảm 1 USD/thùng, PVN mất 5.400 tỉ đồng
    Không có chuyện bán thương hiệu bia Larue cho TQ
    Rau quả xuất ngoại tăng ngoạn mục
    Nghi thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt xuất sang EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-01-2016

    Bất chấp giá dầu giảm, thu ngân sách vẫn vượt dự toán gần 46.000 tỷ đồng
    Website thương mại điện tử Deca.vn đóng cửa
    Vietnam Airlines báo lãi trước thuế 1.400 tỷ đồng
    Hàng Thái Lan, Malaysia tăng tốc vào Việt Nam
    May quân phục cho nước ngoài phải xin phép Bộ Quốc phòng, Công an

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-12-2015

    Dồn dập đổ nghìn tỉ vào Phú Quốc
    Năm 2015: Vốn FDI vào bất động sản Tp.HCM cao nhất trong 5 năm qua
    Giám đốc VNPT Hà Nội được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VNPT
    Giám đốc làm giả chứng thư bảo lãnh lừa tiền đối tác
    Bộ Tài chính: Nợ công chiếm 61,3%GDP, vẫn đảm bảo chi trả nợ đúng hạn

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-12-2015

    Thương mại tự do ASEAN sẽ tạo ra 500.000 việc làm
    Kế hoạch bầu trời chung ASEAN gặp khó
    Quy mô TTCK Việt Nam hiện lên tới 57% GDP
    10 năm nữa Hà Nội sẽ có 5 tuyến đường sắt trên cao
    TP.HCM sẽ có thêm 21.000 căn nhà ở xã hội

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-12-2015

    Một doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra 45 lần trong năm
    Tỉ phú Bill Gates, Warren Buffett đang mất hàng chục tỷ USD
    Dầu giảm giá kỷ lục, tiền Nga sụt giá kỷ lục
    Samsung tăng vốn dự án tại Khu công nghệ cao lên 2 tỉ USD
    Intel chi 16,7 tỉ USD mua hãng chipset đối thủ Altera

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-12-2015

    Ngân hàng có tài sản 100.000 tỷ đồng mới được lập công ty tài chính
    Nhân dân tệ rơi xuống thấp nhất 54 tháng
    BIDV quyết làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
    4 nhà mạng thu 360.000 tỷ đồng năm 2015
    Quyết định mới nhất của Ngân hàng nhà nước về vàng SJC

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-12-2015

    Khởi tố 12 kế toán trưởng gây thất thoát hơn 1.200 tỷ đồng
    Thủ tướng trả lời chất vấn về dự án lấp sông Đồng Nai
    Gửi USD sẽ phải trả phí, ​giá USD tuột dốc
    Tỷ trọng thu thuế từ sản xuất kinh doanh ngày càng tăng
    Cổ phần hóa MobiFone có thể thu về hơn 20.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-12-2015

    Ủy ban Giám sát tài chính: Sức ép tỷ giá mạnh lên trong năm 2016
    Chính phủ không bảo lãnh các tập đoàn đang mắc nợ
    Viettel được tăng vốn điều lệ gấp 3
    Nông sản Việt bị tiếng xấu
    Giải ngân FDI 2015 cao kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-12-2015

    Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Lãi suất khó giảm tiếp
    Mất 3 tỷ USD do giá dầu giảm, xuất khẩu không đạt mục tiêu
    Tượng đài Sharp của Nhật sắp bị bán cho công ty Đài Loan
    Thị trường ô tô và những con số kỷ lục
    Ngành mía đường lo tồn kho, giá xuống thấp

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối  29-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-12-2015

    Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt gần 975 nghìn tỷ đồng trong năm 2015
    2 điểm khiến việc nới room vẫn đang ách tắc
    Gần 60% không biết AEC là gì, doanh nghiệp Việt đang bỏ lỡ cơ hội cận kề?
    Cơ chế điều hành tỷ giá mới: Diễn biến bước ngoặt trên thị trường
    VAMC đã thu hồi được 18.075 tỷ đồng nợ xấu