'Kền kền' Mỹ kiếm lời 800% trên nợ Argentina
Kinh tế Nga suy thoái nhưng đây là điều khiến ông Putin mỉm cười mãn nguyện
Ả Rập Xê Út cố giành khách mua dầu lớn nhất của Iran
Gia đình Samsung giàu có nhất Hàn Quốc
Ả rập Xê-út: 'Gã nhà giàu hư hỏng' bị nhấn chìm bởi dầu mỏ
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-12-2015
- Cập nhật : 28/12/2015
Báo Pháp: 'Việt Nam chứng tỏ sức đề kháng trước suy giảm Trung Quốc'
Tuy nhiên, với tăng trưởng xuất khẩu tăng 8,1% trong vòng 12 tháng qua, và nhập khẩu tăng 12%, Việt Nam đã chứng tỏ sức đề kháng của nền kinh tế nước này trước ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế Trung Quốc.
78 nhà đầu tư sẽ tham gia phiên IPO Phú Thọ Tourist
Phú Thọ Tourist có những đơn vị kinh doanh trực thuộc như Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát, Trung tâm dịch vụ du lịch Đầm Sen (Đầm Sen Travel)…
Sở GDCK TP.HCM (HSX) vừa có thông báo về thông tin đăng ký tham gia phiên IPO Công ty TNHH MTV Du lịch Phú Thọ (Phú Thọ Tourist).
Cụ thể, có 78 nhà đầu tư tham gia phiên IPO của Phú Thọ Tourist. Trong đó, có 75 nhà đầu tư cá nhân và 3 nhà đầu tư tổ chức trong nước tham gia phiên IPO với tổng lượng đăng ký mua đạt 37,39 triệu cổ phần, cao hơn so với lượng cổ phần chào bán (30,26 triệu cổ phần, tỷ lệ 25,5%).
Nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 26,79 triệu cổ phần và tổ chức đăng ký mua tổng cộng 10,6 triệu cổ phần.
Theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, Phú Thọ Tourist sẽ chào bán cho cổ đông chiến lược 28,26 triệu cổ phần (23,81%), bán đấu giá công khai qua Sở GDCK 30,26 triệu cổ phần (25,5%), chào bán 2 triệu cổ phần (1,69%) cho cán bộ CNV và nhà nước sẽ nắm giữ 49% cổ phần còn lại. Vốn điều lệ Phú Thọ Tourist sau cổ phần hóa lên tới 1.186 tỷ đồng.
Hiện Phú Thọ Tourist chưa công bố danh sách cổ đông chiến lược, tuy nhiên vào đầu tháng 10/2015, Sacom (SAM) đã có nghị quyết HĐQT về việc đầu tư vào một số công ty thuộc Saigon Tourist khi IPO, trong đó có PhuTho Tourist.
TGĐ Sacom- ông Đỗ Văn Trắc được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá và báo cáo đầu tư chi tiết về kế hoạch đầu tư và điều này cho thấy Sacom hẳn đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho thương vụ này.
Được biết, Phú Thọ Tourist có 4 ngành nghề kinh doanh cốt lõi, bao gồm dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng ẩm thực, khách sạn và kinh doanh khác với 7 đơn vị kinh doanh trực thuộc, bao gồm Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát, Trung tâm dịch vụ du lịch Đầm Sen (Đầm Sen Travel), Nhà hàng Phong Lan, Nhà hàng Thủy tạ Đầm Sen, Khách sạn Ngọc Lan, Khách sạn Phú Thọ, Trung tâm chăm sóc sức khỏe và Giải trí Đầm Sen (Đầm Sen Plaza)
Vốn Singapore tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản TP.HCM
Theo FIA, các dự án bất động sản của các nước ASEAN tập trung chủ yếu tại Tp.HCM và Hà Nội do đây là hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước, rất thuận lợi cho việc phát triển các dự án BĐS. Chẳng hạn, đến nay dự án BĐS lớn nhất trong khối ASEAN tại Việt Nam là dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An tại Quảng Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỉ USD của một nhà đầu tư Singapore.
Trong đó, các nhà phát triển BĐS lớn của Singapore đang chiếm số đông hiện đã có mặt tại Việt Nam gồm CapitaLand, Keppel Land, Sembcorp, Mapletree, Ascott Limited,...Những doanh nghiệp này đã và đang gặt hát nhiều thành công đáng kể tại Việt Nam.
Các dự án đầu tư này đang “rót” nhiều vốn đầu tư trực tiếp các phân khúc trên thị trường từ nhà ở, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ, cho đến BĐS du lịch, nghỉ dưỡng và cả BĐS công nghiệp.
Bà Nguyễn Hoài An, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn, Công ty CBRE Việt Nam cho rằng đối với các chủ đầu tư Singapore, thị trường BĐS Việt Nam còn mới phát triển, các loại hình BĐS chưa quá đa dạng, do đó còn rất nhiều cơ hội để phát triển, bắt kịp với khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhanh, quy mô dân số lớn, 90 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh và lượng vốn FDI đổ vào cũng ngày càng mạnh, nên nguồn cầu lớn, tạo cơ hội cho các chủ đầu tư triển khai dự án.
“Đối với các nhà đầu tư cá nhân, thì lợi tức cho thuê là một trong những chỉ số để đánh giá sức hấp dẫn đầu tư của thị trường BĐS. Nếu như con số này ở Bangkok, Singapore là 2-3%, thì ở Việt Nam là 7-9%. Ví dụ, giá trung bình của 1 căn hộ tại Singapore khoảng 1 triệu USD (tương đương 17 tỷ đồng). Để có lợi nhuận, nhà đầu tư phải đợi 5 – 10 năm, trong ngắn hạn thì hầu như không có cơ hội sinh lời. Còn ở Việt Nam, cơ hội sinh lời là lớn hơn do thị trường vẫn đang phát triển”, bà An phân tích thêm.
Chẳng hạn, vào đầu tháng 11/2015 quỹ đầu tư Genesis Global Capital của Singapore đã cam kết đầu tư vào tập đoàn địa ốc Phúc Khang trong 6 năm với tổng số vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD. Song song với đó, quỹ này cũng đã “đặt hàng” Phúc Khang mỗi năm tương đương 50 triệu USD để xây dựng các dự án căn hộ theo tiêu chuẩn toàn cầu, tức là căn hộ theo tiêu chuẩn xanh của Mỹ (LEED).
Ngoài ra, Genesis Global Capital cũng cam kết sẽ mua 30% sản phẩm của dự án Diamond Lotus do công ty Phúc Khang đầu tư phát triển nhằm bán cho các thương gia, chuyên gia, nhà đầu tư và khách hàng là người nước ngoài.
Ngày 27/12, doanh nghiệp BĐS này và một quỹ đầu tư khác của Singapore là Quỹ Providence đã ký kết hợp tác đầu tư vào một dự án xanh theo tiêu chuẩn Mỹ mới được công bố – dự án Diamond Lotus Lake View. Quỹ này sẽ mua 30% số lượng căn hộ thuộc dự án này. Được biết, dự án này toạ lạc tại quận Tân Phú, có quy mô 1,2ha với 799 căn hộ diện tích từ 50-65m2. Chủ đầu tư dự án dành diện tích đất gần 8.000m2 phát triển mảng xanh, vườn thiền trên không…
Theo ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Singapore, hiện tại thị trường Singapore không còn hấp dẫn nhà đầu tư như trước đây do chính sách “giảm nhiệt” của Chính phủ nên giới đầu tư Singapore đang tìm kiếm cơ hội bên ngoài; trong đó có Việt Nam.
“Bản thân nhà đầu tư ngoại, trong đó có Singapore cũng sẽ mất thời gian để quan sát thị trường và quyết định đầu tư ở Việt Nam. Nhìn chung, sẽ có nhiều doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Việt Nam. Hiện trong tổng số 10 doanh nghiệp lớn của Singapore đầu tư vào Việt Nam thì có đến 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực BĐS”, ông Jeff Foo cho biết thêm.
Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 50% so với năm 2011
Riêng năm 2015, mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm khoảng 0,2-0,5%/năm, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
NHNN cho biết như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2016 tổ chức ngày 25/12 vừa qua.
Theo NHNN, năm 2015, NHNN duy trì ổn định lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng VND, kết hợp với điều chỉnh giảm trần lãi suất USD, đảm bảo duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND và lãi suất USD.
Để tạo điều kiện giảm lãi suất, NHNN giữ ổn định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND, các TCTD trên cơ sở nhu cầu vốn của thị trường cân đối điều chỉnh giảm lãi suất cho vay so với trần quy định; điều tiết thanh khoản của các TCTD hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực xuống mức khoảng 6,5-6,6%/năm; tiếp tục yêu cầu các TCTD rà soát giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ về mức lãi suất cho vay hiện hành.
Mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với cuối năm trước (lãi suất ngắn hạn giảm khoảng 0,3%/năm, lãi suất trung và dài hạn giảm khoảng 0,3-0,5%/năm), đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với thời điểm cuối năm 2011.
Lãi suất huy động giảm khoảng 0,2-0,5%/năm và hiện ở mức tương đối thấp nhưng lòng tin vào đồng Việt Nam tiếp tục được củng cố và các TCTD tiếp tục huy động được vốn.
Chủ tịch Công ty Viễn thông nhà nước Trung Quốc bị điều tra
Ngày 27/12, theo trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), đảng Cộng sản Trung Quốc mở cuộc điều tra Chủ tịch Công ty Viễn thông nhà nước China Telecom, ông Thường Tiểu Binh với cáo buộc "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - cụm từ thường chỉ tội phạm tham nhũng.
Theo tạp chí kinh doanh Caijing, ông Thường "đã bị bắt" và biến mất chỉ vài ngày trước cuộc họp của China Telecom ngày 28/12. Một bản ghi nhớ ngày 26/12 cho hay ban lãnh đạo công ty viễn thông hoãn cuộc họp. Điện thoại ông Thường tắt và ông đã không trả lời các cuộc gọi.
Hồi tháng 8, sau 11 năm giữ chức chủ tịch và bí thư của hãng viễn thông lớn thứ hai của Trung Quốc China Unicom, ông Thường đảm nhận vị trí người đứng đầu China Telecom, theo AFP.
Quyết định điều tra người đứng đầu hãng China Telecom được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang mở rộng chiến dịch chống tham nhũng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" từ khi ông lên nắm quyền năm 2012. Kể từ đó, hàng nghìn quan chức nước này bị điều tra, nhiều người phải giải trình về những sai phạm nhỏ. Hàng chục quan chức cấp cao phải ngồi tù.