Ba doanh nghiệp viễn thông “đua” nhau báo lãi khủng
Thao túng giá, bị phạt hơn 700 triệu đồng
Lock&Lock Việt Nam sẽ đầu tư thêm nhà máy vào năm 2016
Saigontourist đạt doanh thu 3.450 tỉ đồng
9 mặt hàng giảm thuế nhập khẩu từ đầu năm 2016
Tin kinh tế đọc nhanh 31-12-2015
- Cập nhật : 31/12/2015
Ngân hàng có tài sản 100.000 tỷ đồng mới được lập công ty tài chính
Thông tư 30 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 8/2/2016. Theo đó, thời gian hoạt động của các công ty tài chính, cho thuê tài chính theo quy định này có thời hạn tối đa là 50 năm.
Theo đó, Thông tư quy định, để tham gia là cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các nhà băng Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện như có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỷ đồng, trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định, không vi phạm các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động trong năm liền kề trước năm nộp hồ xin cấp giấy phép...
Trường hợp tham gia làm thành viên sáng lập của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì ngoài các điều kiện trên, các nhà băng Việt Nam còn phải đáp ứng các điều kiện như chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, cam kết hỗ trợ về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng gặp khó về vốn hoặc khả năng chi trả, thanh khoản...
Ngoài ra, các ngân hàng này không phải là cổ đông chiến lược, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam...
Trường hợp là các ngân hàng nước ngoài, để tham gia làm thành viên sáng lập công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính thì phải kinh doanh có lãi trong 3 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp giấy phép; có tổng tài sản trên 10 tỷ USD (khoảng 225.000 tỷ đồng) vào cuối năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng nước ngoài này phải được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác... Đặc biệt, các tổ chức này không phải là cổ đông chiến lược, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của các ngân hàng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Trong mùa đại hội cổ đông 2015 vừa qua, hàng loạt ngân hàng xin ý kiến cổ đông thành lập công ty tài chính. BIDV trình xin kế hoạch lập công ty tài chính tiêu dùng với ba phương án là mua lại một công ty tài chính đang hoạt động hoặc chuyển đổi công ty cho thuê tài chính hiện có của BIDV thành công ty tài chính tiêu dùng. Trường hợp không thực hiện được hai phương án trên, BIDV sẽ thành lập mới công ty tài chính. VietinBank cũng tham gia làn sóng này. Với kế hoạch sáp nhập PGBank, VietinBank sẽ chuyển một phần PGBank thành Công ty tài chính PG Finance.
Ở khối cổ phần, ACB dự kiến thành lập công ty tài chính với mô hình hoạt động gồm tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính và bao thanh toán. Sau khi Công ty tài chính ACB được cấp phép thành lập, Công ty cho thuê tài chính (ACB Leasing) sẽ đồng thời xin phép Ngân hàng Nhà nước sáp nhập vào đơn vị này. Hiện nay, vốn điều lệ của ACB Leasing là 200 tỷ đồng, để thành lập công ty tài chính, ACB phải cấp thêm vốn điều lệ là 300 tỷ.
Tương tự, Sacombank, Nam A Bank, OCB, DongA Bank… cũng lên kế hoạch thành lập công ty tài chính với vốn điều lệ 500 tỷ đồng nhằm mục tiêu đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.
Nhân dân tệ rơi xuống thấp nhất 54 tháng
Hãng tin Tân hoa xã cho biết, tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với USD tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp kể từ đầu tuần xuống thấp nhất trong 54 tháng qua.
Theo đó, tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với USD hôm nay tiếp tục giảm 114 điểm cơ bản xuống còn 6,4864 nhân dân tệ/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2011.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới từ đầu tuần đến nay đồng USD lại có xu hướng giảm nhẹ mso với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Vì vậy, nguyên nhân khiến đồng nhân dân tệ giảm giá so với USD được cho là do các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Cuộc khảo sát mới đây của Bloomberg cho thấy, theo ước tính bình quân của các chuyên gia kinh tế tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại chỉ còn 6,5% trong năm tới từ mức 6,9% của năm nay.
Được biết, theo cơ chế hiện hành tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với đồng USD được tính trên cơ cở bình quân gia quyền các mức giá được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường trước khi mở cửa thị trường, cũng như căn cứ vào mức giá đóng cửa phiên hôm trước, đến cung – cầu trên thị trường và giá của các đồng tiền chủ chốt khác.
Trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường trong ngày được phép biến động trong biên độ +/-2% so với mức tỷ giá tham chiếu.
BIDV quyết làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) lần thứ 2 trong tháng gửi văn bản lên Thủ tướng để theo đuổi việc làm cổ đông chiến lược của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Sở dĩ ngân hàng này sốt sắng là bởi trả lời BIDV về nguyện vọng này hồi giữa tháng, Bộ Giao thông vận tải cho biết “Chính phủ không có quy định về việc ưu tiên tổ chức tài chính trong nước tham gia làm nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa doanh nghiệp kết cấu hạ tầng hạ không”, và Bộ đã đề nghị Ngân hàng có thể tham gia với tư cách là một thành viên trong tổ hợp như tiêu chí đã đưa ra.Trong văn bản hồi đầu tháng, người đứng đầu Ngân hàng này bày tỏ nguyện vọng được làm cổ đông độc lập bằng việc mua 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực hàng không nội. Tuy nhiên, đề nghị này khó thành hiện thực vì một trong những tiêu chí mà ngành giao thông đưa ra cho nhà đầu tư muốn có ghế trong hội đồng quản trị là phải có vốn chủ sửu không ít hơn 5 tỷ USD. Trong khi BIDV tự giới thiệu số vốn của họ hiện ở mức 1,85 tỷ USD.
“Bộ tiêu chí đã được ban hành, và đến giờ phút này Chính phủ chưa có yêu cầu nào về việc thay đổi quy định điều kiện cho nhà đầu tư chiến lược”, ông Vũ Minh Anh, Vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp khẳng định vớiVnExpress.
Trong tình thế này, BIDV cho hay nếu đề xuất ban đầu không được chấp nhận thì ngân hàng mong muốn được hợp tác với Tập đoàn hàng không ADP của Pháp - doanh nghiệp đã có văn bản đề nghị tham gia nhà đầu tư chiến lược của ACV - hay một tổ chức khác trong lĩnh vực hàng không do Chính phủ, Bộ hoặc ACV giới thiệu.
“Hiện nay, BIDV đang trao đổi với ADP để thỏa thuận việc hợp tác tham gia tổ hợp nhà đầu chiến lược. BIDV tin rằng sự hợp tác giữa nhà đầu tư tài chính uy tín nội với một tập đoàn hàng đầu trong ngành hàng không sẽ hỗ trợ tốt cho ACV tăng cường năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý điều hành”, lãnh đạo Ngân hàng khẳng định.
Bên cạnh đó, tổ chức tính dụng này cho rằng sự có mặt của mình trong vai trò nhà đầu tư chiến lược của ACV sẽ giúp Tổng công ty hạn chế sự phụ thuộc vào các tổ chức tài chính quốc tế.
Đối tác mà BIDV muốn bắt tay trong thương vụ này - Tập đoàn ADP là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác cảng hàng không với việc đang tham gia vận hành 37 sân bay trên thế giới, trong đó có cả hai sân bay lớn của châu Âu là Paris-Charles de Gaulle và Paris-Orly.
APD là công ty nước ngoài sốt sắng nhất khi đã nhiều lần đề nghị được làm nhà đầu tư chiến lược của ACV. Trong văn bản mới nhất, ông lớn ngành khai thác hàng không của châu Âu đề nghị được mua 20% phần vốn mà ACV sẽ bán cho cổ đông chiến lược.
Theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, Nhà nước sẽ nắm 75% cổ phần ACV. Ngoài 20% sẽ bán cho đối tác chiến lược, đến nay doanh nghiệp đã hoàn tất bán 5% cổ phần cho người lao động và đấu giá ra bên ngoài.
Mới đây, Công ty TNHH Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã xin rút lại đề nghị mua 5% vốn của ACV dù trước đó chỉ hơn 10 ngày còn tỏ ra sốt sắng với thương vụ này.
4 nhà mạng thu 360.000 tỷ đồng năm 2015
Theo báo cáo của Bộ Thông tin Truyền thông, trong số 3 doanh nghiệp viễn thông lớn, 2 đơn vị doanh thu vượt kế hoạch năm. Cụ thể, Tổng công ty Viễn thông MobiFone doanh thu ước đạt 36.900 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 7.400 tỷ, vượt nhẹ so với kế hoạch đầu năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ước đạt gần 50%.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng đạt chỉ tiêu doanh thu với hơn 89.000 tỷ, lợi nhuận gần 3.300 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đạt doanh thu 222.700 tỷ đồng, tuy tăng 13% so với năm 2014 nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra đầu năm. Doanh nghiệp này đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 45.800 tỷ đồng. ROE khoảng gần 41%.
Năm 2015, MobiFone là nhà mạng phát triển được nhiều thuê bao nhất khi tăng 15 triệu số, tăng trưởng gần 54% so với năm 2014. Viettel cũng phát triển mới 6 triệu thuê bao, trong đó ba phần tư là ở thị trường nước ngoài. Hiện lũy kế toàn mạng này có 72,9 triệu thuê bao. VNPT-VinaPhone chỉ tăng 3,3 triệu thuê bao so với cuối năm 2014, đạt 29,7 triệu thuê bao.
Báo cáo cũng cho biết doanh thu của một nhà mạng nhỏ Vietnammobile thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom). Với gần 11 triệu thuê bao, năm 2015 Hanoi Telecom có tổng doanh thu ước đạt 9.950 tỷ đồng, nộp ngân sách 177 tỷ đồng.
Quyết định mới nhất của Ngân hàng nhà nước về vàng SJC
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, cho hay SJC đã được cho phép gia công lại 4.000 lượng vàng một chữ số vàng, móp méo, cong vênh theo đúng số lượng SJC đề xuất. Như vậy số vàng gia công thêm trong năm 2015 sẽ là 4.000 lượng.