ADB: Kinh tế Việt Nam duy trì sự ổn định
Giảm thiểu tác động môi trường tới DN đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảo Việt: Lợi nhuận trước thuế đạt 1.469 tỷ đồng
ADB dự kiến cắt giảm ưu đãi ODA cho Việt Nam từ năm 2019
Vốn từ quỹ ngoại sẽ chảy mạnh vào khu vực tư nhân
Tin kinh tế đọc nhanh 30-12-2015
- Cập nhật : 30/12/2015
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Lãi suất khó giảm tiếp
Câu hỏi “Lãi suất có thể giảm tiếp?” được cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đặt ra cho lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng 29/12.Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay vấn đề này đã được hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ bàn kỹ mới đây. Cơ quan này nhận định mặc dù lạm phát thấp (tăng chưa đến 1%) nhưng chủ yếu do các yếu tố bên ngoài tác động như dầu, các mặt hàng thiết yếu của thế giới giảm giá...
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ có chính sách điều hành tỷ giá "ổn định nhưng không cố định". Ảnh: AFP
Theo ông Bình, nếu loại bỏ các yếu tố kể trên, lạm phát năm qua khoảng 3% và phù hợp với mặt bằng lãi suất hiện tại để giữ ổn định lâu dài. “Cho nên dư địa giảm lãi suất rất khó. Nếu giảm xuống giờ thì có thể ngắn hạn ta được nhưng vỡ ổn định lâu dài”, Thống đốc cảnh báo.
Tư lệnh ngành Ngân hàng cũng phân tích, trong 6 tháng cuối năm, đã xuất hiện nhiều áp lực tăng lãi suất như tín dụng trong năm 2015 tăng trưởng gần 18% nhưng huy động vốn chỉ đạt 13%. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần dành nguồn vốn lớn hỗ trợ trái phiếu Chính phủ. Do vậy, ông Bình cho rằng khi áp lực tăng lãi suất cao thì khó mà giảm tiếp.
“Đứng trước biến động tỷ giá, để ổn định thì đúng ra phải tăng lãi suất nhưng chúng tôi vẫn ưu tiên giữ lãi suất để hỗ trợ kinh tế, doanh nghiệp sản xuất”, Thống đốc nói thêm.
Về kế hoạch năm 2016, ông Bình cho rằng cần đặc biệt quan tâm vấn đề lạm phát, bởi các yếu tố bên ngoài như giá dầu khó có thể hạ tiếp, thậm chí sẽ tăng trở lại. Cùng với đó, cần phải điều chỉnh một số giá các mặt hàng Nhà nước hỗ trợ giá nên áp lực lạm phát cao.
Đại diện cơ quan điều hành tiền tệ cho hay, định hướng chung trong năm 2016 của ngành là mặt bằng lãi suất ổn định như thời gian qua, nhưng lãi suất trung và dài hạn sẽ cố gắng để hạ khoảng 0,3-0,5%.
Về tỷ giá, Thống đốc khẳng định từ những tháng đầu năm sẽ có cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng "duy trì ổn định nhưng không cố định". Đối với mục tiêu tăng tưởng tín dụng, lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ duy trì khoảng dưới 20% để tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến trong năm tới là 6-7%.
Mất 3 tỷ USD do giá dầu giảm, xuất khẩu không đạt mục tiêu
Không thể lường trước được mức giảm sâu, liên tục chạm đáy của giá dầu 3 tháng cuối năm 2015, mục tiêu xuất khẩu cả năm đã không đạt được.
Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã nói như vậy tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, năm 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp đã đạt mức cao nhất trong 5 năm với 9,8%. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP.
Trong phát triển công nghiệp cũng đã đưa vận hành nhiều công trình quan trọng, nhất là trong điện, dầu khí, phân bón, hoá chất… Đáng chú ý là tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Lai Châu đưa vào vận hành sớm hơn một năm so với kế hoạch; cùng một loạt các nhà máy điện được đưa vào vận hành, góp phần cân đối nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân; hoặc nhà máy phân bón tạ Lào Cao, Hải Phòng… đáp ứng gần 70% nhu cầu phân bón.
Không lường trước được giá dầu liên tục chạm đáy
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lại không đạt mục tiêu đề ra là 10% trong năm 2015. Theo Bộ trưởng Hoàng, nguyên nhân là do giá nông sản, giá dầu thô giảm và đặc biệt là không lường trước được mức giảm quá nhanh của dầu thô.
“Mất hơn 3 tỷ USD do giá dầu thô giảm, không thể lường trước được giá dầu thô liên tục chạm đáy. 3 tháng cuối năm tụt xuống còn 35 USD/thùng, nếu không giảm như vậy thì chỉ tiêu xuất khẩu sẽ đạt trên 10%. Tuy nhiên, một số hàng hoá đã tăng nên cũng bù lại được, nhờ nỗ lực tìm kiếm thị trường” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng mặc dù xuất khẩu chỉ đạt được mức tăng trưởng trên 8% là nỗ lực lớn, trong bối cảnh các nước xung quanh sụt giảm. Do đó, nhập siêu đã đạt được mục tiêu mà Quốc hội đề ra khi ở mức 2% trên tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tháng 1/2016 sẽ công bố toàn văn TPP bằng tiếng Việt, có thể ký kết vào đầu tháng 5/2016
Về hội nhập, Bộ trưởng Hoàng cũng cho biết chưa có năm nào mà Việt Nam đạt được nhiều thành công trong đàm phán. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, nhiều FTA quan trọng đã được ký kết như FTA với Hàn Quốc, Liên minh Á Âu…
Đặc biệt, quan trọng nhất là việc đàm phán thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bộ trưởng cho biết, hiện Bộ Công Thương đang phối hợp để trình Bộ Chính trị, cho phép ký kết chính thức vào đầu tháng 5/2016.
“Hiệp định FTA với Hàn Quốc có hiệu lực từ 20/12 vừa qua. Hiệp định FTA với Liên minh Á Âu có thể có hiệu lực trong nửa đầu năm 2016, Hiệp định FTA với EU là năm 2017, TPP là 2018… thì sẽ có cơ hội lớn để mở rộng thị trường” – Bộ trưởng Bộ Công Thương thông tin.
Bộ trưởng cũng cho biết, thị trường xuất khẩu ngày càng đặt ra yêu cầu khắt khe, trong bối cảnh đối tác yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nên cạnh tranh ngày càng lớn. Nhiều sản phẩm đang có lợi thế mà vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật nên Bộ trưởng lo ngại những lợi thế của hội nhập thể sẽ không tận dụng được, như các sản phẩm nông sản, thủy sản, dệt may và da giày...
Thị trường trong nước là bộ phận cấu thành trong đấu tranh hàng giả, hàng kém chất lượng… Song Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng so với yêu cầu mức độ chưa đáp ứng được hết, nên vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Liên quan đến việc tăng cường thông tin tuyên truyền hội nhập, Bộ trưởng cũng cho biết hiện nay Bộ đang hoàn thiện, hiệu chỉnh văn bản tiếng Việt cùng Bộ Ngoại giao. Theo đó, đầu tháng 1/2016 sẽ công bố hết văn bản TPP và quý I/2016 sẽ công bố văn bản FTA với EU.
Tượng đài Sharp của Nhật sắp bị bán cho công ty Đài Loan
Tập đoàn Hon Hai của Đài Loan đang có ý định mua lại Sharp với giá 300 tỷ yên kèm theo điều kiện họ sẽ thay thế ban lãnh đạo cấp cao của hãng điện tử này.
Theo đó, Hon Hai – nhà cung ứng lớn nhất thế giới cho các hãng sản xuất điện tử với thương hiệu Foxconn đang kêu gọi đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Sharp bao gồm cả chủ tịch Kozo Takahashi từ chức và tìm người thay thế ngay trong nội bộ công ty.
Mức giá mua đề xuất của thương vụ xấp xỉ 50% so với giá trị thị trường hiện tại của Sharp. Nguồn tin kể trên cho biết thêm, Hon Hai cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm cho khoản nợ lên tới 760 tỷ yên có lãi suất của công ty này.
The Innovation Network Corp - một công ty quỹ tư nhân của Nhật Bản cũng đang cân nhắc đầu tư vào Sharp nhưng hiện họ vẫn đang cân nhắc về kế hoạch này và nếu có thể, đề nghị sẽ được chính thức công bố vào đầu năm 2016.
Quỹ The Innovation Network Corp được hỗ trợ vốn bởi chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu kế hoạch chia tách mảng kinh doanh màn hình tinh thể lỏng của Sharp vốn không mang lại lợi nhuận để kết hợp với Japan Display.
Trong khi đó, The Innovation Network có cổ phần tại Japan Display – đơn vị sản xuất những loại màn hình LCD cỡ nhỏ và trung bình.
Bản thân Sharp thời điểm hiện tại đang tìm cách tự khắc phục khó khăn bằng hàng loạt những động thái tái cấu trúc bao gồm cắt giảm việc làm hay bán trụ sở chính. Tuy nhiên, tất cả dường như đều chưa mang lại hiệu quả.
Thị trường ô tô và những con số kỷ lục
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2015, Việt Nam đã chi khoảng 3 tỉ USD nhập khẩu phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất lắp ráp trong nước.
Thị trường ô tô trong nước tiếp tục tăng tốc khi lượng xe bán ra đạt hơn 215.500 xe trong 11 tháng Nếu cộng thêm 2,97 tỉ USD nhập khẩu xe nguyên chiếc, kim ngạch nhập khẩu ô tô và phụ tùng năm 2015 đạt 5,987 tỷ USD, tăng 59% so với cùng kỳ, một con số kỷ lục từ trước đến nay.
Số tiền chi cho nhập khẩu linh kiện ô tô và ô tô nguyên chiếc góp phần nâng tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính cả năm nay của Việt Nam lên 165,6 tỉ USD, tăng 12% so với năm trước.
Năm 2015 được đánh giá là khoảng thời gian kinh doanh tốt nhất của các hãng ô tô, nên các liên doanh lắp ráp ô tô trong nước cũng có mức tăng trưởng khá cao và được xem là cao nhất kể từ khi họ có mặt ở Việt Nam.
Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô trong nước (VAMA) cho biết thị trường ô tô trong nước tiếp tục tăng tốc nhanh khi có lượng xe bán ra hơn 215.500 chiếc trong vòng 11 tháng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giới kinh doanh dự báo lượng xe tiêu thụ có thể cán mốc 240.000 xe khi kết thúc năm nay - một con số kỷ lục từ trước đến nay của thị trường ô tô trong nước.
Ô tô nhập về Việt Nam tăng gần 80%
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 12, có khoảng 14.000 xe nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam, kim ngạch đạt khoảng 382 triệu USD.
Tính chung cả năm 2015, tổng lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu về ước khoảng 125.000 xe, kim ngạch đạt khoảng 2,97 tỉ USD, tăng 76,6% về lượng xe nhập khẩu và tăng 87,7% về giá trị so với năm 2014.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... Với thị trường Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu dòng xe tải, trong khi các loại xe du lịch cá nhân được nhập từ các thị trường còn lại. Riêng các dòng xe bán tải được nhập khẩu từ Thái Lan.
Theo một số chuyên gia, hoạt động nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nói riêng và sự bùng nổ của thị trường ô tô Việt Nam nói chung năm 2015 do các yếu tố kinh tế-xã hội thuận lợi, chính sách khá ổn định.
Ngành mía đường lo tồn kho, giá xuống thấp
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa cho biết, hiện lượng đường tồn kho của các nhà máy đường và các doanh nghiệp hội viên khoảng 40.000 tấn, thấp hơn khoảng 100.000 tấn so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 12/2015, khi có thêm nhiều nhà máy vào vụ ép mía năm 2015/2016, nguồn cung sẽ vượt cầu, đường tồn kho có thể tăng lên, giá đường khả năng sẽ giảm. Trong khi đó, lượng đường nhập theo hạn ngạch (theo cam kết WTO) năm 2016 là 86.000 nghìn tấn, cùng với đường nhập lậu tiếp tục đe dọa ngành đường trong nước.
Do vậy, để hỗ trợ ngành đường trong nước, Vssa kiến nghị Bộ Công Thương chỉ cho nhập đường thô về để tinh luyện (trước đây cho nhập cả đường thô và đường tinh luyện). Sắp tới, Bộ Công Thương sẽ thành lập hội đồng đấu giá điểm nhập khẩu đường theo hạn ngạch năm 2016.