Giá trị thương hiệu Quốc gia Việt Nam chỉ hơn mỗi Campuchia và thua cả Apple
Nielsen: Thị trường nông thôn đang là mỏ vàng cho các ngành hàng tiêu dùng nhanh
Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
IEA: Giá dầu đã thoát đáy
Xuất khẩu cá ngừ khởi sắc đầu năm
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-03-2016
- Cập nhật : 11/03/2016
4 lợi thế của bất động sản Việt trong mắt sếp ngoại
Tại Hội thảo Triển vọng đầu tư năm 2016 - Sự trở lại của bất động sản do kênh truyền hình FBNC tổ chức giữa tuần này, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, Alex Crane có bài thuyết trình dài về tổng quan thị trường, cơ hội và thách thức trong thời gian tới. Chuyên gia này đặc biệt nhấn mạnh đến những lợi thế mà một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam sẽ nhận được khi Chính phủ mạnh dạn hội nhập sâu rộng.
Thứ nhất: Bất động sản công nghiệp (kho bãi, hậu cần) chuyển động tích cực. Có khoảng 299 khu công nghiệp đã đăng ký thành lập, trong đó có 212 khu đang hoạt động và sẽ có 251 khu sẽ được thành lập từ nay đến năm 2020. Giá đất công nghiệp và giá thuê vẫn ổn định dưới 5% trong 5 năm qua. Điều này dự kiến sẽ vẫn được duy trì ổn định. Các Hiệp định tự do thương mại đang hứa hẹn tạo ra sự khác biệt về lợi nhuận nhưng sẽ không làm thay đổi đáng kể giá thuê và giá trị đất. Hấp thụ đạt kỷ lục năm 2015 với 1.300 ha diện tích đã được thuê tại khu vực phía Nam. Các nghiên cứu và khảo sát tiền đầu tư, đón đầu cơ hội đang được tiến hành cho các nhà sản xuất lớn châu Âu cân nhắc gia nhập vào VIPs (Việt Nam, Indonesia và Philippines). Đây là dấu hiệu cho thấy các hiệp định thương mại đang phát huy tác dụng.
Theo chuyên gia Alex Crane, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đón nhận nhiều cơ hội từ chính sách hội nhập sâu rộng của Chính phủ. Ảnh: Lucas Nguyễn
Thứ hai: Các Hiệp định tự do thương mại sẽ cải thiện chuỗi cung ứng ngành bán lẻ, trực tiếp tác động đến bất động sản thương mại. Quy trình kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) vẫn mất nhiều thời gian, song các dấu hiệu tác động đã dần xuất hiện. Các thương hiệu cao cấp đang xem lại chiến lược mở rộng và yêu cầu khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các thương hiệu bình dân/trung bình cũng xuất hiện nhiều. Những nhà đầu tư bất động sản bán lẻ đang định vị lại mô hình hoạt động bằng việc điều chỉnh diện tích, phân bổ ngành hàng để đáp ứng nhu cầu của khách thuê. Xu hướng mới nhất là khu vực ẩm thực được nâng lên thành 30% trên tổng diện tích sàn bán lẻ.
Thứ ba: Luật cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở sẽ góp phần gia tăng nguồn cầu đáng khích lệ cho thị trường bất động sản. Điều này còn cải thiện và nâng cấp thị trường vì khung pháp lý ngày càng minh bạch hơn. Đặc biệt trong năm 2015 Việt Nam nỗ lực hội nhập sâu rộng đã ghi điểm tích cực đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thêm nữa, giá nhà tại Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực cũng là chi tiết thu hút khối ngoại tham khảo, quan tâm nhiều hơn đến thị trường địa ốc.
Thứ tư: Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ đón nhận những sự chuyển đổi đáng kể khi visa được nới lỏng. Những thay đổi đầy triển vọng của luật về lĩnh vực kinh doanh casino rất đáng chú ý. Các chính sách cởi mở hơn dành cho khối ngoại (đặc biệt là tổ chức nước ngoài) sẽ hỗ trợ hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) sôi động hơn hẳn trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Doanh nghiệp xi măng dồn dập ký đơn hàng xuất khẩu lớn
Cụ thể, theo hợp đồng đã ký, trong 10 năm tới, xi măng Xuân Thành sẽ xuất khẩu sang Nam Phi với sản lượng 2 triệu tấn mỗi năm. Tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ USD. Ngoài ra, toàn bộ khâu vận chuyển sản phẩm sẽ được bảo hiểm tại Bảo hiểm Xuân Thành.Ông Nguyễn Xuân Thủy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành cho biết, sau thời gian ngắn làm việc, trải qua các công đoạn kiểm tra giám sát, xi măng Xuân Thành đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, phía đối tác đánh giá cao chất lượng sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn EN, ASTM, thiết bị sản xuất hiện đại.
Đây là một thông tin rất phấn khởi với ngành xi măng, đặt trong bối cảnh xuất khẩu xi măng trong năm 2015 bị sụt giảm mạnh mẽ.
Trước Xuân Thành, một doanh nghiệp tư nhân là Tập đoàn Xi măng The Vissai cũng lập kỳ tích khi có được hợp đồng xuất khẩu 1,2 triệu tấn clinker sang Bangladesh.
Vào thời điểm năm 2010, hợp đồng của Vissai khiến không ít nghi ngại về năng lực, kinh nghiệm do Vissai là DN mới tham gia vào ngành xi măng, tuy nhiên, sau dấu ấn có Hợp đồng xuất khẩu sang Bangladesh, Vissai đã tiến được những bước dài khi tăng nhanh được năng lực sản xuất và đưa xi măng, clinker xuất khẩu sang các thị trường Singapore, Philippines. Tới thời điểm này, Australia, Pháp và Mỹ đã có mặt trong bản đồ xuất khẩu của Vissai với sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
Hiện tại, Vissai đã sở hữu năng lực sản xuất hơn 10 triệu tấn xi măng/năm và dự án đang trong giai đoạn đầu tư giai đoạn 2, dự kiến đưa vào hoạt động trong cuối năm 2016 có công suất lớn, 4 triệu tấn/năm. Sản phẩm của nhà máy sẽ được Vissai xuất khẩu phần lớn cho các đối tác truyền thống của Vissai, trong đó, có hợp đồng xuất khẩu trong 5 năm (2013 - 2017), mỗi năm 1 triệu tấn sang thị trường Australia và một phần cho thị trường Pháp.
Để có được “quả ngọt”, là những đơn hàng xuất khẩu lớn từ đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp xi măng như Xuân Thành, Vissai… đã có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ càng về các điều kiện cần và đủ để sản phẩm của mình được các thị trường quốc tế chấp nhận.
Đơn cử, với mục tiêu thâm nhập thị trường Philippines, Xi măng Xuân Thành đã được Cục Tiêu chuẩn chất lượng Philippines (BPS) cấp Chứng chỉ hợp chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn PNS 07:2005. Trước đó, Xi măng Xuân Thành đã được QUACERT cấp Chứng nhận hợp chuẩn ISO 9001:2008, ASTM C150 và BS EN 197-1:2011
Ngay sau khi nhận Chứng chỉ hợp chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn PNS 07:2005 của BPS, Công ty đã xuất khẩu 10.000 tấn xi măng đầu tiên sang thị trường này. Kế hoạch trong năm 2016 xi măng Xuân Thành tiêu thụ tại thị trường Philippines sẽ lên tới con số triệu tấn. Các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường các châu lục bao gồm Hoa Kỳ, Australia, Myanmar, Papua New Guinea... cũng đang được Công ty triển khai ráo riết.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2016, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành khoảng 75-77 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 59-60 triệu tấn, xuất khẩu 16-17 triệu tấn. Việc Xi măng Xuân Thành và The Vissai có được hợp đồng xuất khẩu lớn sẽ đóng góp đáng kể vào giá trị xuất khẩu của ngành xi măng.
Lazada Việt Nam dè chừng đối thủ nào nhất?
Dẫn đầu doanh thu thị trường thương mại điện tử Việt Nam, với 3.000 nhà bán hàng tham gia, hơn 500.000 sản phẩm thuộc 13 ngành hàng khác nhau, hơn 1,5 triệu lượt truy cập mỗi ngày vào những đợt cao điểm, điều đó không có nghĩa là Lazada Việt Nam không e dè các đối thủ ở thị trường trong nước. Tiki.vn là cái tên được Lazada Việt Nam đưa vào danh sách đối thủ đáng để dè chừng.
Lý giải về điều này, theo ông Dardy, Tiki.vn có mặt trên thị trường khá lâu, lượng khách hàng đông. Doanh nghiệp này cũng tập trung vào chiến lược chăm sóc khách hàng và khâu vận chuyển. Nhiều nhân viên của Tiki.vn đã từng làm cho Lazada.vn“Gần đây, tôi nghe nguồn tin họ cũng vừa được đầu tư bởi một công ty trong nước.”, ông Dardy nói.
Về phần mình, để giữ vững thị phần, Lazada Việt Nam cho biết một trong những chiến lược của Công ty trong năm tới là tăng úy tín với khách hàng bằng cách siết chặt các quy định hàng hóa kinh doanh trên Lazada.vn. Ông Dardy cũng công bố email của mình là alexandre.dardy@lazada.vn để tiếp nhận các thông tin phản hồi của khách hàng.
Thành lập từ năm 2010 bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn, Tiki.vn ban đầu là website bán sách trực tuyến sau đó đã mở rộng thêm 10 ngành hàng khác nhau như thiết bị điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm...
Năm 2012, Tiki.vn nhận đợt đầu tư đầu tiên từ Quỹ CyberAgent ( Nhật Bản). Tháng 8/2013, Tiki nhận đợt đầu tư thứ hai từ Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Sau đợt đầu tư, Sumitomo giữ khoảng 30% cổ phần trong Tiki.vn, CyberAgent giữ 15% (giảm 7% so với ban đầu).
Gần đây, giới thương mại điện tử đang rò rỉ thông tin VNG đầu tư vào Tiki.vn, giá trị thương vụ là 18 triệu USD. Theo báo cáo TMĐT Việt Nam 2014, Tiki.vn là sàn thương mại điện tử đứng thứ năm về doanh thu ở thị trường trong nước với 5,4% thị phần. Lazada.vn đứng đầu với 36,1%.
Singapore vẫn đắt đỏ nhất thế giới
Báo cáo Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu 2016 (Worldwide Cost of Living) EIU vừa công bố cho thấy giá cả trên khắp thế giới năm nay có sự biến động lớn. Đại diện 5 thành phố có giá sinh hoạt đắt đỏ nhất đã có sự thay đổi so với năm ngoái, lần lượt là Singapore, Zurich (Thụy Sĩ), Hong Kong (Trung Quốc), Geneva (Thụy Sĩ) và Paris (Pháp).London (Anh) đứng thứ 6 và New York (Mỹ) thứ 7. Theo sau là Bangalore và Mumbai của Ấn Độ, EIU cho biết. Ở phía cuối bảng xếp hạng, ít đắt đỏ nhất là Lusaka - thủ đô Zambia. Trong 10 thành phố top cuối, Ấn Độ và Pakistan đóng góp 5 đại diện.
Khảo sát của EIU gồm 133 thành phố trên thế giới, so sánh giá cả hơn 160 loại sản phẩm và dịch vụ, như thực phẩm, trang phục, giao thông, giáo dục của các thành phố này với New York. Những thông tin dùng trong báo cáo được đăng tải trực tuyến, giúp tính toán chi phí khi đi công tác hoặc làm việc tại nước ngoài.
Dù Singapore vẫn đắt đỏ nhất, chi phí tại đây đã giảm 10% so với năm ngoái. Các nhà nghiên cứu cho biết xếp hạng năm nay có sự thay đổi lớn, do các thành phố phải ứng phó với nhiều tác động kinh tế, từ đồng đôla Mỹ mạnh lên, nội tệ mất giá, giá dầu thô và nhiều hàng hóa đi xuống, cùng bất ổn địa chính trị.
"Trong 17 năm làm việc với khảo sát này, tôi không nhớ có năm nào lại biến động nhiều như 2015. Giá hàng hóa giảm gây áp lực giảm phát cho nhiều quốc gia. Nhưng với nhiều nước khác, tiền tệ yếu lại khiến lạm phát tăng tốc", Jon Copestake trong nhóm thực hiện báo cáo nhận xét.
Tại Việt Nam, EIU cho biết có tiến hành khảo sát tại 2 thành phố là Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, kết quả cụ thể không được công bố trong báo cáo này.
Châu Âu có thể tung thêm kích thích kinh tế
Lạm phát khu vực này vẫn đang đi xuống, tăng sức ép lên Chủ tịch ECB - Mario Draghi. Lạm phát eurozone hiện là -0,2% - quá thấp so với mục tiêu xấp xỉ 2% của cơ quan này. Số liệu trên cũng cho thấy sự yếu kém của 19 nền kinh tế sử dụng đồng euro.ECB được kỳ vọng hạ lãi suất cơ bản xuống -0,4% hoặc -0,5%, từ -0,3% hiện tại. Trên lý thuyết, động thái này sẽ khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn và thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
Cơ quan này cũng có thể mở rộng chương trình mua lại trái phiếu để tăng bơm tiền vào nền kinh tế. Số trái phiếu được mua lại mỗi tháng sẽ lên hơn mức 60 tỷ euro hiện tại.
ECB sẽ dùng tiền mới để mua trái phiếu Chính phủ và tư nhân từ các ngân hàng. Việc này sẽ bơm thêm euro vào hệ thống nhà băng, với hy vọng chúng được đem cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng vay. Trên lý thuyết, nó sẽ thúc đẩy lạm phát và hoạt động kinh tế. Thời gian thực hiện chương trình cũng sẽ được mở rộng qua tháng 3/2017.
Ben May - nhà phân tích tại Oxford Economics cho biết ECB có thể tăng mua lên 80 tỷ euro mỗi tháng. Ông Draghi cũng được kỳ vọng tuyên bố không bắt các ngân hàng dự trữ nhiều tiền mặt để dự phòng lỗ nữa, từ đó giảm tải áp lực tài chính cho họ.
Dù vậy, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức - Jens Weidmann vẫn luôn phản đối việc tăng kích thích. Bên cạnh đó, trong một báo cáo cuối tuần trước, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cũng cho biết các biện pháp của ECB có thể "đã chạm giới hạn".
Các hãng xuất nhập khẩu cũng rất quan tâm đến việc này. Do việc xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn nếu đồng euro giảm giá so với các tiền tệ khác.
Dù vậy, Marco Valli - kinh tế trưởng khu vực đồng euro tại UniCredit Research cũng lo ngại ECB có thể "mắc kẹt trong cuộc chiến lãi suất âm" với các cơ quan khác tại Nhật Bản, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Vị này cho rằng nếu một tiền tệ mất giá, tiền tệ khác sẽ phải tăng, khiến tác dụng của các biện pháp kích thích biến mất.