Doanh nghiệp siêu nhỏ “hấp dẫn” ngân hàng
G7 nhất trí thúc đẩy kinh tế
Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
Foxconn thay 60.000 công nhân nhà máy bằng robot
Hy Lạp được cấp 10,3 tỷ USD cứu trợ
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-05-2016
- Cập nhật : 26/05/2016
Tài sản 10 người giàu nhất Hồng Kông tương đương 1/3 GDP
Tổng giá trị tài sản ròng của 10 tỷ phú giàu nhất Hồng Kông tương đương với 35% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vùng lãnh thổ, Bloomberg cho biết.
Khoảng cách giàu nghèo gia tăng và ảnh hưởng lớn của các tỷ phú được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bất mãn của người dân Hồng Kông trong thời gian gần đây.
Tại châu Âu, Thụy Điển là nước có tổng tài sản của 10 người giàu nhất chiếm tỷ lệ lớn nhất so với GDP, ở mức 25%. Tiếp đó là Thụy Sỹ với 9,2% và Nga với 8,8%.
Theo xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index, người giàu nhất Hồng Kông hiện nay là ông Li Ka-shing, người có 27 tỷ USD tài sản ròng. Tiếp đó là ông Lee Shau Kee với 16,5 tỷ USD, và ông Cheng Yu Tung với 9,9 tỷ USD.
Tính đến ngày 24/5, tổng tài sản ròng của 10 người giàu nhất Hồng Kông đạt xấp xỉ 110 tỷ USD.
Huawei kiện Samsung vì bằng sáng chế
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cần gói cứu trợ nghìn tỷ USD
Hệ thống tài chính Trung Quốc cần gói cứu trợ nghìn tỷ USD để giải quyết gánh nặng nợ xấu. Ảnh: Reuters.
Nokia có thể cắt giảm tới 15.000 việc làm trên toàn thế giới
Hãng sản xuất thiết bị viễn thông Nokia sắp tới đây có thể sẽ cắt giảm từ 10.000 đến 15.000 việc làm trên toàn thế giới, trong một nỗ lực nhằm giảm chi phí hoạt động sau khi thâu tóm công ty đối thủ đến từ Pháp Alcatel-Lucent. Thông tin này được tiết lộ từ một đại biểu công đoàn (union representative) của Nokia tại Phần Lan.
Nokia bắt đầu chương trình cắt giảm chi phí này từ tháng 4/2016, với mục tiêu đến năm 2018 sẽ tiết kiệm được 1 tỷ USD chi phí hoạt động. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, số việc làm bị ảnh hưởng bởi chương trình này không được tiết lộ.
"Các con số chính thức vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, dựa vào các thông tin từ công đoàn, tôi dự đoán sẽ có 10.000 đến 15.000 việc làm bị cắt giảm" - Risto Lehtilahti, một đại biểu công đoàn của Nokia tiết lộ.
Người đại diện của Nokia từ chối bình luận về thông tin trên.
Nokia có khoảng 104.000 nhân viên trên toàn thế giới. Tuần trước, công ty tiết lộ các kế hoạch chi tiết cho việc phát triển hoạt động tại quê nhà Phần Lan. Theo đó, hãng sẽ cắt giảm 1.000 việc làm tại đây, ít hơn một chút so với con số đề ra ban đầu (1.300 việc làm).
Nokia nói rằng, hãng muốn giảm thêm 1.400 việc làm tại Đức và 400 tại Pháp, tuy nhiên, riêng ở Pháp sẽ có 500 việc làm mới liên quan đến nghiên cứu và phát triển được tạo ra. Đây cũng là lời hứa của Nokia với chính phủ Pháp trong quá trình đàm phán mua lại Alcatel. Công ty Phần Lan hiện đang tiến hành đàm phán với đại diện người lao động ở 30 quốc gia về các kế hoạch cắt giảm nhân viên nói trên.
Việc công ty viễn thông Phần Lan phải sa thải bớt nhân viên một phần là do nhu cầu về thiết bị mạng đang có xu hướng giảm. Hồi đầu tháng 5 này, Nokia dự đoán doanh số thiết bị mạng của hãng sẽ tụt giảm trong năm nay.
"Một số vị trí công việc sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, còn một số khác bị bỏ là do trồng chéo với bên Alcatel. Cũng có những vị trí sẽ được chuyển qua một quốc gia khác để giảm chi phí" - Tuula Aaltola, một đại diện công đoàn khác tiết lộ.
Risto Lehtilahti lo ngại rằng, Nokia sẽ còn thực hiện các đợt cắt giảm lao động tiếp theo trong tương lai. Ở Phần Lan, công ty trước đây cũng đã từng sa thải hàng ngàn nhân viên sau khi mảng sản xuất kinh doanh điện thoại đi vào ngõ cụt do không cạnh tranh được với các đối thủ. Nokia cuối cùng đã phải bán bộ phận điện thoại này cho Microsoft, tuy nhiên, đến lượt công ty phần mềm Mỹ tiến hành các cắt giảm việc làm do không thể cứu vãn tình hình.
Đồ hiệu ế ẩm ở Trung Đông vì giá dầu sa sút
Vào một buổi chiều nọ, những người phụ nữ vùng Trung Đông trong trang phục truyền thống vẫn nhộn nhịp rảo bước ra vào các cửa hiệu Dior hay Burberry ở Centria. Nhưng trao đổi với hãng tin Bloomberg, ông Mohammed Fahmawi, người quản lý một cửa hiệu Gucci ở đây, tiết lộ rằng hàng hóa không còn bán tốt như năm ngoái.
“Mọi người đều lo ngại”, Fahmawi nói, nhấn mạnh sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế do giá dầu giảm sâu gây ra. “Người ta không muốn tiêu tiền”.
Giá dầu giảm sâu đã kéo theo sức mua hàng hiệu của người tiêu dùng ở Trung Đông. Cùng với đó, đồng Rúp Nga mất giá đồng nghĩa với việc lượng du khách Nga tới Trung Đông sắm hàng hiệu cũng giảm mạnh. Các hãng đồ hiệu nổi tiếng như Burberry hay Prada đều cho biết doanh thu của họ ở vùng Vịnh suy giảm vì vắng du khách.
“Chúng tôi đang chứng kiến lượng khách giảm khá mạnh ở khu vực Trung Đông”, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Hermes, ông Alex Dumas, nói.
Năm 2015, doanh thu thị trường đồ hiệu Trung Đông chỉ tăng 1%, đạt mức 8,1 tỷ Euro, tương đương 9,2 tỷ USD, so với mức tăng 4% của năm 2014 - theo ước tính của hãng tư vấn Bain.
Trong một cuộc khảo sát được công bố kết quả hồi tháng trước, 1/5 số người được hỏi ở các nước vùng Vịnh nói đã cắt giảm chi tiêu hàng xa xỉ trong năm ngoái, so với tỷ lên 13% trước đó 1 năm.
Sự sa sút của thị trường đồ hiệu ở vùng Vịnh càng làm gia tăng thách thức với các nhà sản xuất hàng xa xỉ vốn đã đối mặt khó khăn tại nhiều thị trường ở châu Á, đồng USD mạnh, và các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu.
Theo Fondazione Altagamma, hiệp hội hàng xa xỉ Italy, thị trường hàng hiệu toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2% trong năm 2016, mức tăng thấp thứ nhì kể từ năm 2009.
Việc giá dầu hiện nay thấp hơn 55% so với hồi tháng 6/2014 cũng ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu sắm đồ hiệu của người Trung Đông khi đi du lịch nước ngoài. Hãng LVMH cho biết du khách Trung Đông khi tới châu Âu không còn sắm đồ hiệu mạnh như trước đây, dù đồng Euro giảm giá.
Tuy vậy, Trung Đông vẫn còn là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty đồ hiệu. Tại Qatar, quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người, trong năm 2015, người dân chi trung bình mỗi tháng 4.000 USD cho các hàng hóa và dịch vụ xa xỉ, từ mức 2.500 USD của năm 2014 - theo một nghiên cứu của American Express và Mawarid Group.
Anh Mauricio Manrique, một người bán hàng của thương hiệu Montblanc tại trung tâm thương mại Dubai Mall, vẫn tin rằng sự ảm đạm của thị trường đồ hiệu Trung Đông hiện nay chỉ là nhất thời.
Manrique nói, trong 6 năm anh làm việc ở đây, mỗi khi hàng có vẻ ế, thì du khách Nga lại xuất hiện và nhanh chóng mua những chiếc bút hay ví giá 460 USD/chiếc. “Tôi không cho rằng tình trạng hiện nay là một xu hướng”, Manrique nói.