BĐS còn “hưng phấn” bao lâu?
PVN ký bản ghi nhớ với hai công ty dầu khí Mỹ
Nợ xấu đang tăng trở lại
Có nên giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc?
Các ngân hàng đang có sự phân hoá về tăng trưởng
Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-05-2016
- Cập nhật : 25/05/2016
Kỳ vọng xuất khẩu điện tử cán mốc 17 tỷ USD trong năm 2016
Tuy đạt được kết quả như trên, nhưng về xuất nhập khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện cũng đặt ra một số vấn đề. Vấn đề lớn nhất là tính gia công, lắp ráp trong lĩnh vực này còn rất lớn. Trong khi XK 4 tháng đầu năm 2016 đạt 5.034 triệu USD, tăng 6,8%, thì nhập khẩu mặt hàng này đã lên đến 8.551 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Đành rằng trong tổng kim ngạch nhập khẩu có một phần để dùng cho nhu cầu tiêu dùng ở trong nước, nhưng có một phần để lắp ráp các mặt hàng cho XK… Cân đối giữa XK và nhập khẩu về mặt hàng này, Việt Nam đã ở vị thế nhập siêu khá lớn, lên tới hơn 3,5 tỷ USD, bằng 69,9% kim ngạch XK. Vì vậy, cần phải phát triển nhanh hơn công nghiệp hỗ trợ vừa để khắc phục tình trạng gia công, đại lý, khắc phục tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu, vừa giải quyết công ăn việc làm, bảo đảm tính lan tỏa của kỹ thuật - công nghệ hiện đại, vừa tăng thị phần của khu vực kinh tế trong nước.
Chính phủ mới Philippines cấm khu vực tư nhân nhập khẩu gạo
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Emmanuel Pinol cho biết chính quyền mới Philippines sẽ cấm tư thương nhập khẩu gạo và dẹp nạn buôn lậu ngũ cốc lan tràn vào quốc gia nhập khẩu ngũ cốc lớn thứ ba thế giới.
Giám đốc AmCham: TPP thúc đẩy Việt Nam tăng tốc hội nhập
Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam, chiều ngày 23/5 tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức buổi tiếp xúc doanh nghiệp. Sự kiện thu hút mối quan tâm lớn của đại diện các bộ, ngành, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Chính phủ Việt Nam nhận thấy các chính sách về quản lý thương mại, quản lý kinh tế đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần cải thiện môi trường thể chế, môi trường kinh doanh, giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng và hiệu quả hơn với cộng đồng quốc tế.
Doanh nghiệp Việt ký hợp đồng triệu USD xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc
Công ty cổ phần Lavifood (địa chỉ ở Long An) vừa ký được hợp đồng có giá trị khoảng 1 triệu USD với Công ty TNHH Semiwon Food của Hàn Quốc về xuất khẩu mặt hàng xoài.
Thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016, nhằm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Hàn Quốc, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức cho các doanh nghiệp tham dự triển lãm với 12 gian hàng trưng bày các mặt hàng như: rau củ quả đóng hộp đông lạnh, sữa, nước mắm, hải sản, tuy nhiên mặt hàng được quan tâm đặc biệt là hàng rau củ quả đông lạnh...
Chương trình diễn ra từ ngày 10 – 13/5/2016, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc (KINTEX), Hàn Quốc. Ngay trong ngày đầu tiên diễn ra triển lãm, Công ty CP Lavifood đã ký được hợp đồng có giá trị khoảng 1triệu USD với Công ty TNHH Semiwon Food của Hàn Quốc về xuất khẩu mặt hàng xoài.
Trong khuôn khổ triển lãm, ngày 11/5, 2 tập đoàn lớn của Hàn Quốc là E- mart và Lotte Mart đã đến làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam tại khu gian hàng, với mục đích đưa các mặt hàng của Việt Nam đến gần với người tiêu dùng Hàn Quốc.Bên cạnh việc trưng bày hàng hoá tại triển lãm, KOTRA còn tổ chức các buổi giao thương với mục đích kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc.
Vào cuối năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Đây được cho là cột mốc mở ra một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Với nhiều dòng thuế được cắt giảm sau khi FTA song phương được đưa vào thực hiện, hàng hóa của hai bên sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường của nhau, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch song phương đạt 70 tỷ USD vào năm 2020.
Với VKFTA, Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với 502 mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam. Cụ thể là các nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí…
Nhóm hàng rau quả và nông sản có 50 dòng sản phẩm, hiện kim ngạch xuất khẩu mới ở mức 800.000 USD, rất có tiềm năng đẩy mạnh hơn nữa vào thị trường Hàn Quốc. Hoặc nhóm sản phẩm đặc thù như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm này, hiện đang có thuế suất lên tới 241-420%.
Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến lớn trên thế giới. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng xuất khẩu nhóm hàng này. Tuy nhiên, hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam vẫn chưa có được thị phần tương xứng so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Hàn Quốc.
Với việc thực thi VKFTA, việc tham gia những hội chợ, triển lãm về nhóm hàng này là một trong những phương thức hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc là thị trường cạnh tranh và có yêu cầu cao về giá trị. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt thông tin để đánh giá được nhu cầu, xu hướng đối với từng nhóm mặt hàng, sản phẩm dự định xuất khẩu sang quốc gia này để tận dụng ưu đãi từ VKFTA.
Doanh nghiệp Việt: nắm vững quy định để nâng cao sức cạnh tranh khi xuất khẩu sang EU
Việc nắm vững và đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với nhà xuất khẩu đến từ các nước khác.
Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội mà FTA Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại và tăng cường xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm vững thông tin hội nhập để có thể phân tích tác động của tiến trình hội nhập đối với doanh nghiệp và sản phẩm của mình. Từ đó, mỗi doanh nghiệp chuẩn bị cho mình một kế hoạch hành động chủ động và tích cực trên các phương diện như định hướng thị trường, đối tác và đổi mới phương thức sản xuất.
Bà Nesti Almufti, chuyên gia chính sách thương mại thuộc Cục Thương mại quốc gia Thụy Điển, cho biết, EU là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới nên Việt Nam cũng có nhiều khả năng tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Chuyên gia này nhận định, các mặt hàng truyền thống của Việt Nam, vốn đang sử dụng nhiều lao động và tài nguyên, vẫn có khả năng cạnh tranh cao ở EU. Song điều này đồng nghĩa với việc phần lớn hàng hoá Việt Nam có hàm lượng giá trị gia tăng thấp và dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động trên thị trường thế giới.
Theo bà Almufti, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU nói chung và Thụy Điển nói riêng, cần nhìn nhận từ góc độ phía cầu, tức là góc độ sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như phân khúc thị trường hay dân số.
“Tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích ứng với những tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh.”
Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải nâng cao khả năng thích ứng với những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác của các thị trường EU. Điều này sẽ tạo ra một quy trình mới về tư duy chiến lược, cách điều hành bộ máy, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bà Almufti cho biết thêm.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã phổ biến, hướng dẫn cho doanh nghiệp những kiến thức cần thiết để có thể tận dụng hiệu quả các lợi ích mà EVFTA này mang lại.
Đồng thời, Bộ cũng đã thành lập tổ công tác thực thi EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổ công tác này có nhiệm vụ tìm ra biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa hiệp định, giảm thiểu tác động tiêu cực cho doanh nghiệp.
EU hiện tại là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam đồng thời cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo thống kê, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm qua. Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 30,9 tỷ USD trong khi đó kim ngạch nhập khẩu đạt 10,3 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU bao gồm giầy dép, dệt may, cà phê, thủy sản và đồ gỗ. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ EU máy móc, thiết bị, máy bay và dược phẩm.
EU cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2015, tăng 6 bậc so với một năm trước đó.