Quốc Cường Gia Lai cũng nhận trái đắng từ 'vàng trắng'
LG Display khởi công dự án 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng
Nhật Bản cấp mới hơn 204 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam
Liệu kiều hối sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ngân hàng?
Big C đòi chiết khấu cao, doanh nghiệp rút hàng
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-03-2016
- Cập nhật : 11/03/2016
Những con số khiến chính quyền Trung Quốc đang tái mặt
Những tác động xấu mà tình trạng giảm tốc của nền kinh tế lên Trung Quốc dường như đang được nhân đôi bởi tác động từ tình trạng trì trệ và ảm đạm của nền kinh tế thế giới, dù rằng một trong những nguyên nhân chủ đạo của nó xuất phát từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc. Vì thế, các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế Trung Quốc dường như đang xấu hơn gấp đôi so với dự đoán.
Sự sụt giảm mạnh mẽ của tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 của Trung Quốc cũng đang được xem là một biểu hiện cho các vấn đề kinh tế vĩ mô mà Trung Quốc đang gặp phải. Mức sụt giảm xuất khẩu 25,4% của Trung Quốc trong tháng 2.2016 là mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm, đồng thời cũng là tốc độ giảm mạnh nhất kể từ thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2009. Nó cao hơn mức sụt giảm 15% mà các chuyên gia kinh tế của tờ The Wall Street Journey dự đoán và đồng thời cũng là tháng thứ 8 liên tiếp xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm.
Euro chịu nhiều áp lực trước thềm cuộc họp của ECB
Đồng euro chịu áp lực lớn trong phiên giao dịch châu Á sáng10/3, ngay trước cuộc họp của NHTW châu Âu (ECB), cuộc họp được dự kiến là ECB sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ. Đôla New Zealand cũng trượt dài khi NHTW nước này bất ngờ cắt giảm lãi suất.
Theo đó, đồng đôla New Zealand đã giảm hơn một phần trăm sau khi NHTW New Zealand (RBNZ) quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản xuống còn 2,25%, với lý do giá hàng hóa nguyên liaaju giảm sâu đã làm giảm kỳ vọng lạm phát. RBNZ cũng phát đi tín hiệu có thể tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới.
Hiện đồng đôla của xứ sở kiwi đang được giao dịch ở mức 0,6655 USD thấp nhất trong vòng 1 tuần qua, sau khi giảm mạnh từ mức cao qua đêm là 0,6809 USD.
Trong khi đó theo cuộc thăm dò của Reuters, ECB cũng được dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất huy động lên 10 điểm cơ bản xuống -0,40%, đồng thời mở rộng quy mô chương trình mua vào tài sản tại cuộc họp lần nay để thúc đẩy lạm phát.
Điều đó đã khiến đồng tiền chung đã giảm 0,1% so với đồng USD xuống còn 1,0986 USD và trượt khoảng 0,2% so với đồng yen xuống mức 124,39 JPY.
Trong khi đồng USD đã ổn định so với yên Nhật tại 113,26 JPY.
Trong một diễn biến khác, đồng đôla Canada tăng nhẹ sau khi NHTW nước này hôm qua đã quyết định giữ nguyên lãi suất cùng với nhận định triển vọng kinh tế không có nhiều thay đổi so với tháng 1/2016. Tuy nhiên theo NHTW Canada, những biến động thị trường gần đây “có dấu hiệu thuyên giảm".
Hiện đôla Canada đang đứng ở mức 1,3238 CAD ăn 1 USD.
Hoa Kỳ chính thức kiểm tra cá tra, cá basa Việt Nam từ 15-4
Ngày 1-3 vừa qua, FSIS đã công bố danh sách các doanh nghiệp nước ngoài được phép chế biến xuất khẩu cá và sản phẩm cá họ Siluriformes vào Hoa Kỳ, trong đó có 23 cơ sở của Việt Nam là các cơ sở đang và sẽ xuất khẩu trong danh sách Nafiqad gửi FSIS.
Ngay sau đó, ngày 7-3, Nafiqad đã có văn bản 376/QLCL- CL1 đề nghị FSIS xem xét, công nhận 22 cơ sở còn lại. Tuy nhiên, 22 doanh nghiệp chưa được FSIS đưa vào danh sách và các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa khác có nhu cầu xuất khẩu vào Hoa Kỳ cần gửi hồ sơ, bằng chứng theo hướng dẫn của Nafiqad tại công văn 113/QLCL-CL1 để Nafiqad tổng hợp gửi đăng ký với FSIS.
Đối với các doanh nghiệp có tên trong danh sách được phép xuất khẩu cá tra, basa sang Hoa Kỳ, Nafiqad yêu cầu doanh nghiệp chủ động rà soát hệ thống tự kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm đảm bảo sản phẩm cá tra chế biến xuất khẩu vào Hoa Kỳ đáp ứng các quy định của thị trường này về hóa chất kháng sinh, kim loại nặng, thuốc trừsâu, vi sinh vật, các quy định về ghi nhãn, thông tin về nước xuất xứ, tên và mã số cơ sở sản xuất…
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp gửi văn bản về Nafiqad để được hướng dẫn, phối hợp xử lý.
Trước đó, ngày 2-12-2015, FSIS đã có thư gửi Nafiqad thông báo: Trước ngày 1-3-2016, Nafiqad cần gửi danh sách các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ tiếp tục xuất khẩu sản phẩm cá thuộc họ Siluriformes (trong đó có cá tra, basa) vào thị trường Hoa Kỳ.
Nafiqad đã có công văn số 113/QLCL-CL1 thông báo, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký theo yêu cầu của FSIS. Sau khi tổng hợp, trong 45 cơ sở đã gửi đăng ký, có 23 cơ sở đã gửi đầy đủ hồ sơ, 22 cơ sở được đưa vào phần có nhu cầu xuất khẩu do không cung cấp các hồ sơ, bằng chứng về việc đang và sẽ tiếp tục xuất khẩu.
Ngày 4-2-2016, Nafiqad đã có công thư số 236/QLCL-CL1 gửi FSIS danh sách 45 cơ sở nêu trên. Trong các cuộc họp với FSIS, Nafiqad đã khẳng định cả 45 cơ sở đều đã được kiểm tra, giám sát đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm phù hợp với quy định của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ, 22 cơ sở có nhu cầu xuất khẩu cá tra, basa vào Hoa Kỳ hiện đang đang tích cực tìm đối tác để xuất khẩu trong thời gian tới.
Nga sắp hết dầu thô
“Đừng quên nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản vì cho vay bất động sản”
“Hệ thống các tổ chức tín dụng vừa trải qua thời kỳ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đau đớn, vết thương còn chưa lành, tổn thất chưa khắc phục xong mà một trong những nguyên nhân chính là rủi robất động sản. Xin đừng sớm quên”, NHNN nhắc nhở.
Chúng ta đã có bài học đắt giá mới đây còn nguyên giá trị về tập trung cho vay động sản trong giai đoạn 2006-2010 để rồi tự đẩyngân hàngvào trạng thái rủi ro quá mức cùng với thị trường và nhà đầu tư. Trong đó không ít ngân hàng khó khăn, thua lỗ, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản vì cho vay bất động sản.
“Liệu chúng ta có muốn lịch sử lặp lại? Liệu chúng ta có tiếp tục đặt sự tồn vong, tiền đồ của hệ thống ngân hàng và đặt cược tiền gửi của nhân dân vào rủi ro của thị trường bất động sản?”, NHNN cảnh báo.
Thị trường đang phản ứng khá gay gắt với hai nội dung sửa đổi củaThông tư 36, đó là giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40% và điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%.
Hơn 478.000 tỷ đồng đổ vào bất động sản
NHNN cho biết, đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 393.000 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2014. Nếu tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho lĩnh vực bất động sản thì tổng dư nợ của các TCTD cho lĩnh vực bất động sản là 478.000 tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng dư nợ và chiếm 22,2% tổng dư nợ trung, dài hạn.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng, đầu tư của hệ thống ngân hàng cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng mạnh. Trong đó, hầu hết các khoản tín dụng cho lĩnh vực bất động sản có kỳ hạn trung, dài hạn.
Cơ quan này cũng khẳng định dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng dành cho lĩnh vực bất động sản chưa từng giảm, kể cả giai đoạn khó khăn nhất, thị trường bất động sản đóng băng.
Cụ thể, năm 2012 dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tăng 14%; năm 2013 tăng 15,4%; năm 2014 tăng 19,3% và năm 2015 là 26%.
“Cấu trúc tín dụng hiện nay cho thấy ngân hàng đang tài trợ vốn cho cả bên cung và bên cầu về bất động sản, điều này cho thấy tín dụng ngân hàng cho bất động sảnchịu rủi ro cả từ 2 phía của thị trường bất động sản”, NHNN phân tích.
Theo cơ quan này, khi thị trường bất động sản phục hồi, cần thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và giảm thiểu rủi ro cho cả phía ngân hàng cũng như nhà đầu tư.
Ví như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản đạt khá trong 2 năm gần đây và tiếp tục tăng. Cụ thể năm 2014, FDI đổ vào bất động sản khoảng 2,55 tỷ USD, năm 2015 gần 2,4 tỷ USD.
NHNN cho rằng việc đẩy mạnh cho vay bất động sản đã làm cho những rủi ro mới trong hệ thống ngân hàng có chiều hướng gia tăng trong hoạt động tín dụng ngân hàng trong năm 2015.
Cụ thể, tín dụng trung, dài hạn tăng rất nhanh (29%) và chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ tín dụng (theo chiều hướng tăng liên tục, năm 2013: +43,1%; năm 2014: +45,4%) làm gia tăng rủi ro mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn.
“Việc gia tăng đầu tư tín dụng trung, dài hạn có thể tạo áp lực lên huy động vốn trung, dài hạn cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường”, NHNN phân tích.
NHNN cho biết, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng vừa mới cảnh báo Việt Nam về việc tập trung tín dụng cho lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Vốn cho vay của các TCTD là vốn huy động từ tiền gửi của nhân dân và phải được phân bổ, sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhất chứ không phải dành riêng hay dồn vốn cho bất động sản.
“Trách nhiệm của ngành ngân hàng là phải bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và an toàn tiền gửi của nhân dân. Theo đó, ngân hàng không thể tự đặt mình vào trạng thái rủi ro quá mức do tập trung đầu tư vốn cho một hoặc một số ít lĩnh vực rủi ro”, NHNN nhấn mạnh.
NHNN cũng thừa nhận đã từ lâu hoạt động ngân hàng đã gắn với thị trường bất động sản. “Để ngân hàng bớt phụ thuộc vào nó không dễ gì và phải làm từng bước nhưng không phải không làm được. Vì vậy, nhất định phải làm vì sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản”, NHNN nhấn mạnh.
Cònkhoảng 540.000 tỷ đồng mới đổ vào bất động sản
NHNN phân tích, giả định mọi yếu tố khác không thay đổi, với quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn bình quân của hệ thống các TCTD là 31% (đang có chiều hướng tăng nhanh) thì các TCTD vẫn còn có khả năng cấp tín dụng trung, dài thêm cho nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản với số tiền lên đến khoảng 540.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ này 40% theo quy định của dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36.
Điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% ảnh hưởng trực tiếp không đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn, theo đó tỷ lệ an toàn vốn bình quân của toàn hệ thống các TCTD giảm từ 13% xuống 12,1%.
Với tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2015 là 13% thì các TCTD vẫn còn có thể cho vay kinh doanh bất động sản với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ an toàn vốn 9%.
“Như vậy, việc điều chỉnh quy định tại Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản. Vấn đề là người đầu tư, kinh doanh bất động sản có đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, điều kiện vay vốn để các TCTD rót vốn đầu tư không”, NHNN nhấn mạnh.
Theo NHNN, quy định mới về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn và điều chỉnh tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản sẽ tạo động lực cho NHTM cấp tín dụng trung, dài hạn một cách thận trọng hơn và sàng lọc, lựa chọn cho vay đối với những khách hàng có rủi ro thấp, hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, đánh giá tác động và lấy ý kiến tham gia rộng rãi của các đối tượng liên quan trong xã hội.
Chắc chắn rằng, NHNN sẽ xem xét một cách thận trọng đến nội dung thời điểm hiệu lực và lộ trình thực hiện của một số quy định mới tại dự thảo Thông tư nhằm giảm thiểu các rủi ro, tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường bất động sản và các bên có liên quan.