Hàng Thái Lan, Nhật Bản tràn từ vỉa hè đến siêu thị nhà bán lẻ nội địa có còn cơ hội?
Tập đoàn Phú Thái bác tin đồn bị đại gia Thái Lan thâu tóm
Người Thái “thâu tóm” Sabeco?
“Chỉ được phép thanh tra 1 năm 1 lần, nếu hơn doanh nghiệp có quyền không tiếp”
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam bán hạt điều thu nhiều ngoại tệ hơn dầu thô
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-05-2016
- Cập nhật : 27/05/2016
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt gần 12,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, tổng giá trị xuất khẩu nông - lâm -thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 12,18 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm ước đạt 2,35 triệu tấn, đạt giá trị 1,06 triệu USD, giảm 2,1% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2016 đạt 445 USD/tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2015.
Một số mặt hàng nông sản chủ lực khác cũng tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 797.000 tấn với tổng giá trị kim ngạch 1,36 tỷ USD, tăng gần 34% về khối lượng và tăng hơn 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; cao su đạt 391.000 tấn với giá trị 561 triệu USD, tăng 20,5% về khối lượng và tăng gần 20% về giá trị; hạt điều đạt 119.000 tấn với giá trị 910 triệu USD, tăng gần 2% về khối lượng và tăng gần 10% về giá trị...
Xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2016 cũng đạt 2,43 tỷ USD, tăng hơn 1% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016, chiếm 51,74% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 2,56 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Doanh số bán nhà mới tháng 4 tại Mỹ tăng mạnh lên cao nhất 8 năm
Doanh số bán nhà mới tại Mỹ trong tháng vừa qua tăng mạnh nhất trong vòng 24 năm và đạt mức cao nhất trong 8 năm qua cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vào triển vọng kinh tế đang được cải thiện tích cực.
Theo Báo cáo được công bố hôm qua (24/5) của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán nhà mới, vốn chiếm khoảng 10,2% của thị trường nhà ở Mỹ, đã tới tăng 16,6% đạt 619.000 đơn vị trong tháng 4, mức cao nhất kể từ tháng 1/2008; trong khi tốc độ tăng là mạnh nhất kể từ tháng 1/1992. Con số này cũng cao hơn rất nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế đã dự báo là 523.000 đơn vị.
Số liệu điều chỉnh cho tháng 2 và tháng 3 cũng tăng hơn 39.000 so với báo cáo trước đó. Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho thấy sự tăng khá đột biến trong giá nhà mới.
Báo cáo doanh số bán nhà mới hòa chung với các con số tích cực về doanh số bán lẻ và các báo cáo sản xuất công nghiệp cho thấy rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phục hồi khá nhanh trở lại sau khi tăng trưởng chậm chạp, chỉ đạt 0,5% trong quý đầu tiên.
Tất cả những điều đó khiến Fed thêm vững tin trong việc sớm tăng lãi suất. "Việc người tiêu dùng Mỹ đẩy mạnh mua sắm những tài sản có giá trị lớn đã cho thấy sự tự tin của họ (về triển vọng kinh tế). Điều đó khiến Fed có thể tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6 tới mà không sợ nền kinh tế sẽ chậm lại", Chris Rupkey - nhà kinh tế trưởng của MUFG Union Bank tại New York nói.
Được biết, Biên bản cuộc họp chính sách diễn ra ngày 26-27/4 của Fed được công bố mới đây cho thấy, hầu hết các quan chức Fed đều cho rằng hoàn toàn có thể tăng lãi suất vào tháng 6 tới nếu các dữ liệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục cải thiện tốc độ tăng trưởng trong quý II.
Thêm một ngân hàng thông báo bị hack 9 triệu USD
ần đây, các cuộc tấn công vào các tổ chức tài chính đã xảy ra liên tục cho thấy một tình trạng đáng báo động trong vấn đề bảo mật ngân hàng.
Chỉ vài ngày trước đây, một ngân hàng tại Ecuador cũng trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công tương tự hồi tháng 1/2015 với số tiền bị đánh cắp ước tính khoảng 9 triệu USD, theo thông tin từ Reuters.
Vụ hack ngân hàng này cũng có những điểm tương đồng của các cuộc tấn công chống lạingân hàng trung ươngBangladesh, hay như vụ TPBank suýt bị hack 1,13 triệu USD.
Trước đó, ngân hàng trung ương Bangladesh cũng đã bị tội phạm mạng đánh cắp khoảng 81 triệu USD thông qua lỗ hổng SWIFT.
Ngoài ra, cuộc tấn công vào ngân hàng Banco del Austro cũng được mô tả trong một vụ kiện ở New York rằng hacker đã chiếm được quyền truy cập vào các mã ngân hàng sử dụng để chuyển tiền hệ thống liên lạc ngân hàng toàn cầu SWIFT.
Điều này cho phép các hacker tích lũy 12 triệu, được chuyển vào tài khoản tại Hồng Kông, Dubai, New York và Los Angeles. Theo báo cáo, SWIFT đã được sử dụng để chuyển tiền từ cácngân hàng Mỹ.
Phản hồi lại thông tin này, phát ngôn viên của SWIFT đã phát biểu trên Reuters rằng: các ngân hàng đã không chủ động trình báo và không minh bạch các thông tin chi tiết về vụ tấn công.
Việc chia sẻ thông tin rất quan trọng, vì nó sẽ góp phần ngăn chặn các vụ hack ngân hàng trong tương lai và giảm thiểu các thiệt hại không đáng có.
SWIFT cũng cảnh báo khách hàng rằng, hai vụ tấn công ngân hàng gần đây tại Bangladesh và Việt Nam dường như là "một phần của chiến dịch tấn công mạng với quy mô lớn và thủ đoạn tinh vi hơn".
Giá dầu lần đầu vượt mốc 50 USD/thùng sau gần 7 tháng
Trong phiên giao dịch ngày 26/5, giá dầu Brent giao sau đã lần đầu vượt mốc 50 USD/thùng sau gần 7 tháng không vượt qua được ngưỡng kháng cự này. Kết quả này có được nhờ các số liệu tiêu cực hơn dự báo của nền kinh tế Mỹ kéo các cổ phiếu dầu mỏ xuống trong tuần trước.
Giá dầu Brent đã tăng 31 cent lên mức 50,05 USD/thùng vào lúc 02:25 giờ GMT, mức cao nhất kể từ ngày 4/11/2015. Ở phiên trước đó, dầu Brent cũng đã tăng 1,13 USD/thùng.
Giá dầu WTI giao sau cũng tăng 23 cent lên mức 49,79 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 12/10/2015. Ở phiên trước đó, dầu WTI đã tăng 94 cent/thùng.
Giám đốc phân tích thị trường Ric Spooner của CMC Markets cho rằng mốc 50 USD/thùng chắc chắn sẽ là một rào cản tâm lý nhưng với động lực hiện nay, thị trường sẽ cố gắng để vượt qua ngưỡng kháng cự này. Ông Spooner cũng cho rằng khi giá dầu được giao dịch quanh mức 50-55 USD/thùng, mặt hàng này sẽ có những cơ hội tốt để phục hồi lên một mốc mới.
Mặc dù nhu cầu sử dụng dầu mỏ đang tăng và sản xuất bị gián đoạn do cháy rừng tại Canada cũng như vấn nạn bạo lực tại Libya và Nigeria, thị trường thế giới vẫn đang rơi vào tình trạng dư cung.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu WTI tồn kho đã giảm 4,2 triệu thùng xuống mức 537,1 triệu thùng trong tuần trước – mức giảm mạnh nhất trong vòng 7 tuần qua. Con số này dù không đạt được mức 5,1 triệu thùng như Viện Dầu khí Mỹ đưa ra nhưng cũng vượt ngoài dự đoán 2,5 triệu thùng được các nhà phân tích đưa ra trước đó.
Mặt khác, EIA cho biết lượng dự trữ xăng của Mỹ đã tăng 2 triệu thùng lên mức 240,1 triệu thùng, trái ngược hoàn toàn với dự đoán giảm 1,1 triệu thùng. Bên cạnh đó, sản lượng dự trữ của các sản phẩm chưng cất như dầu diesel và dầu sưởi đã giảm 1,3 triệu thùng xuống mức 150,9 triệu thùng. Hiện tại, mức nhập khẩu dầu thô của Mỹ
Trong báo cáo ngày 26/5, BMI Research nhận định rằng Indonesia, Malaysia và Việt Nam sẽ nhập dầu ròng trong vòng 5 năm tới bởi năng suất lọc dầu của họ sẽ tăng thêm khoảng 500,000 thùng/ngày trong vòng 10 năm tới.
Ngành thép “cầu cứu” G7 bảo vệ khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc
Các nhà sản xuất thép đang bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá thép và họ đổ lỗi cho việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu thép giá rẻ. Nhu cầu sử dụng thép đã giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và hành động của Trung Quốc càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Trong số những nhà sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề không thể không nhắc tới Tata Steel. Hồi tháng 3, Tata Steel đã phải rao bán cơ sở sản xuất tại Anh do lỗ nặng. Sự kiện này đã gây ra một cuộc đua chính trị nhằm cứu lấy hàng nghìn việc làm.
Phía Mỹ cho biết chương trình nghị sự của nhóm G7 tại Nhật Bản vào ngày 26/5 sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề giảm bớt sự dư thừa năng suất công nghiệp toàn cầu, nhấn mạnh vào sự dư thừa của ngành thép.
Ngày 25/5, một lá thư ngỏ đã được 12 tổ chức của ngành thép toàn cầu gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới với mong muốn rằng trong cuộc thảo luận của nhóm G7 sẽ bao gồm việc hành động đáp trả những quốc gia không tôn trọng các điều kiện kinh tế thị trường, trong đó đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh đó, vấn đề dư cung cũng cần được bàn bạc để giải quyết.
Chủ tịch Hiệp hội Thép châu Âu (EUROFER) – ông Axel Eggert – cho rằng trong môi trường có rất ít hoặc không có sự trợ giúp của chính phủ, sẽ rất khó cho các công ty hoạt động hiệu quả tồn tại trong hoàn cảnh này.
Hồi đầu tháng 5, các nhà lập pháp của Liên minh Châu âu (EU) đã từ chối hoàn toàn việc nới lỏng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với Trung Quốc bởi các cuộc tranh luận vẫn đang tiếp tục nổ ra về việc liệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã hội đủ các điều kiện để trở thành một thực thể kinh tế thị trường hay chưa.
Trung Quốc cho rằng sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc trở thành một thực thể kinh tế thị trường của họ là đương nhiên. Chính quyền Bắc Kinh cũng phủ nhận rằng cuộc khủng hoảng thép hiện nay là do lỗi của họ.
Nếu EU chấp nhận Trung Quốc là một thực thể kinh tế thị trường, họ sẽ gặp khó trong việc áp đặt các rào cản thương mại để bảo vệ nền công nghiệp của chính mình.
EUROFER nhận định rằng gốc rễ của vấn đề chắc chắn đến từ Trung Quốc – quốc gia đã sản xuất một nửa sản lượng thép toàn cầu trong năm 2015, trong khi con số này của năm 2000 chỉ là 15%.