tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 15-03-2016

  • Cập nhật : 15/03/2016

Nhật Bản đẩy mạnh quảng bá du lịch tại Việt Nam

Ngày 13/3, thành phố Sapporo, tỉnh Hokkaido (Nhật Bản) đã tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch đến du khách TP Hà Nội thông qua chương trình quảng bá MV âm nhạc của hai ca sĩ Đông Nhi và Cao Thắng được thực hiện tại thành phố Sapporo.

Ông Kenshuke Mori - Phòng giao lưu quốc tế (Vụ Tổng hợp, thành phố Sapporo) chia sẻ: “Đây là hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch đầu tiên tại Việt Nam, thông qua sự kiện này sẽ có nhiều người Việt Nam biết đến  Sapporo. Hy vọng, chúng tôi sẽ xây dựng mối quan hệ giao lưu về kinh tế thương mại dụ lịch giữa Sapporo và Việt Nam trong tương lai”.

“Ngoài phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp cũng như ẩm thực thì người dân Sapporo cũng thân thiện, dễ mến như người dân Việt Nam. Tôi hy vọng có nhiều người dân Việt Nam có thể tìm hiểu về Sapporo và khi có điều kiện hãy đến thăm thành phố của chúng tôi”, ông Kenshuke Mori cho biết thêm.

quang ba du lich nhat ban

Quảng bá du lịch Nhật Bản

Sapporo được khách du lịch biết đến với các điểm du lịch hấp dẫn như bảo tàng bia, công viên, nhà hát, đền thờ, tháp đôi… Tất cả tạo nên một dấu ấn riêng cho thành phố lớn thứ 5 Nhật Bản và cũng là thủ phủ của Hokkaido. 

Sapporo đã trở nên nổi tiếng trên thế giới vào năm 1972 khi Thế vận hội Olympic mùa đông được tổ chức tại đây. Ngày nay, thành phố Sopporo nổi tiếng với món canh bún “Ramen”, bia và lễ hội Tuyết được tổ chức hàng năm vào tháng 2.

Thành phố Sapporo còn có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với từng lễ hội riêng biệt vào các mùa như lễ hội tuyết nổi tiếng khắp thế giới hay lễ hội biểu diễn nghệ thuật đường phố mùa hè Yosakoi Soran. 

Các sản phẩm du lịch đã được thành phố Sapporo giới thiệu đến du khách đó là các tour du lịch trượt tuyết mùa đông; tour tham dự các sự kiện lễ hội như lễ hội hoa lilac (một loài hoa đặc trưng của thành phố Sapporo), lễ hội ngắm hoa anh đào…

Theo thống kê của thành phố Sapporo, lượng khách du lịch Việt Nam đến với Sapporo từ tháng 4/2013 đến năm 2014 là 448 người. Nếu tính từ năm 2014-2015 con số này lên tới hơn 900 người, tăng gấp đôi năm trước.


Trái phiếu vẫn sẽ là sân chơi của các NHTM

Với độ mở ngày càng lớn của kênh trái phiếu, các chuyên gia dự báo rằng, chắc chắn trái phiếu vẫn tiếp tục là sân chơi thu hút các NHTM trong thời gian tới.

Thị trường trái phiếu Việt Nam từng chứng kiến những thời điểm mà các NHTM là khách hàng chính. Đó là khi tín dụng đạt mức tăng trưởng thấp. Như năm 2012, tín dụng chỉ tăng 7%, còn năm 2013 khá hơn cũng chỉ 12%, nên các NHTM đã đua nhau mua trái phiếu Chính phủ để tìm kiếm thêm lợi nhuận.

Chính thị trường này đã “cứu thua” cho các nhà băng. Khi các hoạt động khác khó khăn thì nguồn thu từ kinh doanh trái phiếu có vai trò quan trọng đối với các NHTM, vào những thời điểm họ luôn phải “đốt đuốc” đi tìm khách hàng vay vốn.

trai phieu van se la san choi cua cac nhtm- anh minh hoa

Trái phiếu vẫn sẽ là sân chơi của các NHTM- Ảnh minh họa

Một chuyên gia của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho rằng, với danh mục của các nhà đầu tư trên thị trường, với điều kiện thị trường trái phiếu còn khá non trẻ của Việt Nam, thì thời gian vừa qua đối tượng nhà đầu tư đóng vai trò chủ đạo là các NHTM cũng dễ hiểu.

Thống kê cho thấy, chỉ trong năm 2014 các NHTM đã nắm giữ 85% khối lượng trái phiếu lưu hành trên thị trường, số ít còn lại là các nhà đầu tư như quỹ đầu tư công ty chứng khoán, bảo hiểm và một số DN nước ngoài.

Tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu còn khá lớn và cũng là cơ hội cho các NHTM “năng nhặt chặt bị”. Thống kê cho thấy, mặc dù thị trường trái phiếu của Việt Nam tăng trưởng nhanh, nhưng so với GDP thì chỉ chiếm 20%, trong khi đó với nhiều nước đang phát triển khác thị trường trái phiếu chiếm tới 100%, hay Nhật Bản thậm chí chiếm tới 200% GDP.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký VBMA cho biết, theo định hướng phát triển thì đến năm 2020 thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng 38-40% GDP, nên dư địa thị trường trái phiếu còn nhiều tiềm năng. Đây là điểm quan trọng trong tái cơ cấu thị trường tài chính, với chủ trương đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu để nâng quy mô.

Đặc biệt, trái phiếu Chính phủ thời gian qua được Bộ Tài chính phát hành kỳ hạn càng ngày càng dài. Nếu như năm 2012-2014, kỳ hạn vay bình quân trái phiếu Chính phủ phát hành trên thị trường chỉ 3,1 năm thì đến cuối năm 2015 là 4,44 năm. Chính quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đạt kết quả tích cực đã tạo niềm tin tốt hơn cho các nhà đầu tư, nhất là các tổ chức.

Trước đây, giai đoạn đầu, các tổ chức thích đầu tư vào trái phiếu kỳ hạn ngắn, nhưng khi nền kinh tế có khả năng hồi phục tích cực và niềm tin trở lại thì nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài hơn.

Bên cạnh đó, thanh khoản của thị trường trái phiếu hiện cũng đã khá tích cực. Nếu năm 2010 khối lượng trái phiếu giao dịch chỉ 354 tỷ đồng/ngày, thì năm 2014-2015 con số này tăng lên khoảng 2.500 tỷ đồng/ngày; 2 tháng đầu năm 2016 cũng cho thấy diễn biến thị trường tích cực, với hầu hết các trái phiếu phát hành thì số lượng đăng ký mua đều vượt mức phát hành của Bộ Tài chính.

Lãnh đạo một NHTM cho biết, mấy ngày gần đây các NH đã rục rịch mua lại trái phiếu. Bởi trừ thời điểm khủng hoảng, đa số các NH luôn thừa vốn. Phần vốn dư thừa này phải tìm đến các công cụ đầu tư như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc… để hưởng lãi suất, khi cần có thể bán bất cứ lúc nào.

Với độ mở ngày càng lớn của kênh trái phiếu, các chuyên gia dự báo rằng, chắc chắn trái phiếu vẫn tiếp tục là sân chơi thu hút các NHTM trong thời gian tới.


Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt tay với Ngân hàng Johnan Shinkin

Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) và Ngân hàng Johnan Shinkin (JSB- Nhật Bản) đã cùng ký vào biên bản ghi nhớ.

Đại diện cho phía SMEDF ký vào biên bản này là Giám đốc Hoàng Thị Hồng. Bà Hồng cho biết, với những thỏa thuận tại Biên bản ghi nhớ, JSB sẽ hỗ trợ việc cung cấp thông tin và tư vấn cho Quỹ SMEDF về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

JSB cũng sẽ hỗ trợ kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Nhật Bản.

“Các biện pháp triển khai cụ thể cũng như việc phân bổ tài chính cho các hoạt động tham gia thực hiện nội dung biên bản ghi nhớ đã được hai bên cam kết sẽ trao đổi kỹ lưỡng, đảm bảo hiệu quả nhất cho các bên. Công việc này đã được hai bên bàn thảo trong cả năm 2015”, bà Hồng cho biết thêm.

Cam kết với JSB có thể coi là sự kiện đầu tiên của SMEDF trong năm 2016 này, cũng như là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ theo đúng mục tiêu Chính phủ yêu cầu trong quyết định thành lập quỹ.

JSB là một trong những ngân hàng tín dụng có quy mô lớn nhất tại địa phương của Nhật Bản. Với kinh nghiệm và bí quyết đã tích lũy nhiều năm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, JSB tin rằng, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hoạt động của SMEDF.

Chủ tịch JSB, ông Masao Morita sau khi đặt bút ký vào Biên bản ghi nhớ với SMEDF đã cam kết, sẽ tích cực giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản là khách hàng của JSB kết nối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng của SMEDF để hai bên có điều kiện tiêpa cận và đi tới hợp tác trong tương lai.

Theo kế hoạch đầu tiên, trong hai tháng 3 và 4/2016, JSB sẽ tìm kiếm doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu để chọn lọc các doanh nghiệp phù hợp với chương trình này trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9. Các doanh nghiệp này sẽ được JSB đưa sang Việt Nam tham dự Chương trình kết nối kinh doanh dự kiến sẽ tổ chức vào cuối năm nay.


Xuất khẩu dệt may sang Nga mới đạt 2% dung lượng thị trường

Ngành dệt may Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga lượng hàng hóa trị giá khoảng 350 triệu USD, chỉ tương đương hơn 2% dung lượng thị trường này.

Đây là số liệu được ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) nêu ra tại buổi gặp với Cơ quan đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Hà Nội.

nganh det may ky vong xuat khau 1 ty usd sang thi truong lien minh kinh te a - au.

Ngành dệt may kỳ vọng xuất khẩu 1 tỷ USD sang thị trường Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Trưởng đại diện Thương mại Liên bang Nga, ông Maxim Golikov cho biết, Liên bang Nga là thị trường có nhu cầu lớn, mỗi năm nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD hàng dệt may các loại, đồng nghĩa với cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng nhanh xuất khẩu.

Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nga đạt khoảng 350 triệu USD, tương đương hơn 2% dung lượng thị trường. “Khi Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu (Việt Nam-EAEU FTA) có hiệu lực, ngành dệt may kỳ vọng kim ngạch sang thị trường Nga đạt khoảng hơn 1 tỷ USD, tương đương 10% dung lượng thị trường.

“Việt Nam-EAEU FTA có hiệu lực, việc kỳ vọng có những đơn hàng lớn ngay lập tức là điều khó xảy ra. Tuy nhiên, việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan cũng như giảm thuế xuất nhập khẩu về 0% sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tiếp cận thị trường nhanh chóng hơn, giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn so với các đối thủ, và là động lực để mở rộng đầu tư các sản phẩm phù hợp với thị trường Nga”, ông Trường nói.


Thanh khoản, lãi suất ngân hàng có nhiều vấn đề "đáng lo"

Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, sự chênh lệch về huy động và cho vay hiện nay đang khiến thanh khoản ngân hàng trở thành vấn đề đáng lo.
phat bieu tai hoi thao tong quan thi truong tai chinh nam 2015, do uy ban giam sat tai chinh quoc gia to chuc sang nay (14/3), ong vu viet ngoan cho rang, khu vuc ngan hang van con “mong manh”.

Phát biểu tại Hội thảo Tổng quan thị trường tài chính năm 2015, do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng nay (14/3), ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng, khu vực ngân hàng vẫn còn “mỏng manh”.

 

Thứ nhất, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn còn rất lớn. Nợ xấu nằm trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng hiện chỉ có 120 nghìn tỷ đồng, song số nợ vẫn nằm tại VAMC lên tới 245.000 tỷ đồng.  

Thứ hai, cơ cấu kỳ hạn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, các ngân hàng vẫn chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) trong khi cho vay trung, dài hạn đã chiếm tới 55% tổng tín dụng.

“Hệ thống ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Nguyên nhân chủ yếu do tín dụng trung và dài hạn chiếm tới 55%, trong khi vốn huy động trung và dài hạn chỉ 10%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn lên tới 31,8%, năm 2014 chỉ là 20,2%. Nếu nhà điều hành không có giải pháp điều chỉnh kịp thời thì các ngân hàng sẽ lâm vào khó khăn thanh khoản, sức khoẻ tiếp tục “mong manh” và không thể được coi là trụ cột, bệ đỡ bền vững của nền kinh tế”, ông Vũ Viết Ngoạn cảnh báo.

Theo ước tính của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2015 vừa qua, tín dụng tăng tới 19%, đồng thời cũng khiến nợ xấu phát sinh mới lên tới 45.000 tỷ đồng. Đây là nguy cơ của hệ thống ngân hàng những năm sau.

Đặc biệt, nợ xấu hiện đang tập trung ở một số ngân hàng yếu kém. Trong đó, riêng  nợ xấu của 3 ngân hàng được mua 0 đồng năm 2015 chiếm 30,8% nợ xấu của hệ thống ngân hàng. 3 ngân hàng này bao gồm: NH thương mại cổ phần (TMCP) Xây dựng Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đại Dương và NH TMCP Dầu khí toàn cầu.

 Liên quan đến rủi ro tín dụng bất động sản, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng, tín dụng trung dài hạn tăng tới quá nhanh đòi hỏi cần có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu nói rằng tín dụng trung, dài hạn năm qua tập trung vào bất động sản cũng không chính xác. Tín dụng trung, dài hạn tăng thời gian qua một phần do chính sách cơ cấu nợ theo Quyết định 780 (NHNN cho phép chuyển một phần nợ ngắn hạn thành nợ trung, dài hạn). Mặc dù vậy, tín dụng bất động sản tăng tới 29% là con số cần cảnh báo.

Cùng với thanh khoản, nợ xấu, một vấn đề nữa được nhiều chuyên gia kinh tế lo lắng là lãi suất đang có chiều hướng tăng lên.

"Áp lực thanh khoản đang có hiện tượng tăng lên. Lãi suất đang tiếp tục tăng và theo tính toán của chúng tôi, có thể tăng 1-2% so với mặt bằng năm 2015. Như vậy không thể đơn giản nói rằng doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bình thường như năm ngoái được", ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN băn khoăn.  


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh  sáng 16-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-03-2016

    Khó dự báo kiều hối 2016
    Soi tài sản khủng của tỷ phú Amancio Ortega - ông chủ Zara
    Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gồm những khoản nào?
    Thông tư số 39/2016/TT-BTC:Nâng mức tạm ứng các khoản chi ngân sách lên đến 50% giá trị hợp đồng
    Thị trường bất động sản: Phân khúc nào phục hồi mạnh nhất?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-03-2016

    Điểm mặt các doanh nghiệp niêm yết vượt mục tiêu lợi nhuận “nhiều lần”
    Saigon Co.op đặt kế hoạch doanh thu 1,2 tỷ USD năm 2016
    Công ty Trung Quốc chi 6,5 tỷ USD mua khách sạn Mỹ
    Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập đồ án xây dựng KKT Đông Nam Quảng Trị
    Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Rosneft (Nga): Các dự án tại Việt Nam là ưu tiên của chiến lược mở rộng ra quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-03-2016

    “Giải mã” nguyên nhân giá dầu tăng mạnh
    Đây mới là nguy cơ tiềm ẩn của suy thoái đối với kinh tế Mỹ
    S Trần Đình Thiên “Ngân sách năm nay gay rồi!”
    Áp thuế giá thép tăng vụt, có tích trữ đầu cơ?
    Một số ngân hàng hiện phải liên tục huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-03-2016

    Bốn lý do Nhân dân tệ sẽ mất giá so với USD năm 2016
    Apple sắp bị hạ bệ tại Trung Quốc?
    Ông Trương Văn Phước: Việc chống đô la hoá đã không đạt được mục tiêu
    ANZ dừng cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Lãi suất âm đã đem lại những gì cho kinh tế Nhật?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-03-2016

    "Không có áp lực vượt trần lãi suất huy động USD bằng mọi giá"
    Bột ngọt, bột nêm sẽ tăng giá
    Bộ Tài chính: Hoàn thuế chậm là do lỗi chính sách
    Vi phạm gây thiệt hại, chủ tịch PVN sẽ phải bồi thường
    Đề xuất giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô dưới 9 chỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-03-2016

    Nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy: Lãi suất có thể tăng 1-2% năm nay
    Thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng mạnh
    FPT chi gần 800 tỷ đồng trả cổ tức
    Nhiều cổ phiếu “nóng” bị chốt lời, thanh khoản thị trường tăng vọt lên gần 6.000 tỷ đồng
    Quỹ đầu tư Singapore hoàn tất thoái vốn khỏi Masan, thu về 3.100 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-03-2016

    Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng mạnh nhất hai năm
    Nỗi lo thiếu nguyên liệu chế biến
    Phải trả lãi suất cao gói 30.000 tỉ đồng?
    Hàng trăm triệu USD vốn FDI chảy vào Bình Dương
    Đầu tư 1.300 tỷ đồng xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-03-2016

    Nhà đầu tư Singapore rót hơn 36 tỷ USD vào Việt Nam
    FPT dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% cho năm 2016
    Mập mờ gói 30 nghìn tỷ: Về mặt đạo đức kinh doanh, ngân hàng đã có sai phạm
    7/10 hãng smartphone lớn nhất thế giới hiện là công ty Trung Quốc
    Venezuela dự định cấp 7 tỷ USD trong hệ thống hối đoái mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-03-2016

    Nợ công đã vượt 62% GDP
    Loạn nông sản sạch, lạ trên mạng
    Giá thép tăng mạnh
    Dệt may sẽ rơi vào tay nước ngoài?
    Hàng loạt thủy điện phải ra khỏi thị trường điện cạnh tranh

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-03-2016

    Bạc sắp lên ngôi?
    Facebook sẽ trả phí cho người nổi tiếng
    Tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn trước biến động từ kinh tế Trung Quốc
    Tìm nhà đầu tư có năng lực cho dự án Vũng Tàu Paradise
    Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn từ chênh lệch thuế