tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-2016

  • Cập nhật : 12/05/2016

Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản?

Tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 vừa ban hành, Chính phủ đã chính thức yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, sửa đổi Thông tư số 36 (quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng) phù hợp với điều kiện thực tế.

Như VnEconomy đề cập ở bài viết gần đây, việc sửa Thông tư 36 đặt ra vào cuối nhiệm kỳ Thống đốc của ông Nguyễn Văn Bình, nên quyết sửa ngay hay không tại thời điểm đó vẫn là điểm để ngỏ.

Và thực tế câu chuyện sửa Thông tư 36 được chuyển tiếp cho đến nay.

Với nghị quyết trên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục bắt tay vào việc. Điểm quan tâm còn lại là sẽ vẫn theo hướng sửa đổi của dự thảo trước đây, hay sẽ có lựa chọn khác?

Theo dự thảo đã công bố, cơ chế đối với tín dụng bất động sản được dự kiến sửa theo hướng siết chặt hơn.

Một là, giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm mạnh, mức chung từ 60% xuống còn 40%. Nhu cầu vay tiêu dùng, đầu tư kinh doanh bất động sản chủ yếu là trung dài hạn, nên bị ảnh hưởng ở điểm này.

Hai là trực tiếp tăng mạnh hệ số rủi ro đối với “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” từ 150% lên 250%.
 


Ngân hàng Nhà nước đã có giải trình nội dung dự thảo, cũng như tham luận với thị trường trước các chiều quan điểm. Tựu trung, nhà điều hành muốn cảnh báo rủi ro và hạn chế dòng tín dụng vốn đã thể hiện tốc độ khá cao và nhanh vào bất động những năm gần đây.

Với chỉ đạo trên của Chính phủ, việc rà soát và sửa đổi Thông tư 36 là chắc chắn. Nếu vẫn giữ nguyên hai điểm sửa đổi trên thì không nói làm gì, còn lại chỉ là vấn đề thời gian áp dụng.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VnEconomy, một hướng lựa chọn khác có thể tính tới, chứ không nhất thiết can thiệp trực tiếp vào dòng chảy tín dụng bất động sản.

Cụ thể, hệ số rủi ro đối với “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” vẫn giữ nguyên ở 150%.

Nếu vậy, một trong những tác động trực tiếp đối với dòng tín dụng vào bất động sản và cả các chỉ số an toàn hoạt động của ngân hàng không bị ảnh hưởng. Điều này cũng có lý do của nó.

Theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, nếu tăng hệ số rủi ro trên từ 150% lên 250%, tác động lên hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống là không lớn. Nhưng, nếu xét theo một số điểm trũng, tác động là đáng kể.

Đặc biệt, tại mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, một số ngân hàng thương mại nhà nước đã tự cảnh báo rằng, CAR của họ đang ở mức đáng quan ngại, và buộc phải tăng thêm vốn điều lệ để cải thiện.

Thêm nữa, năm nay, họ phải thực hiện các chuẩn mực cao hơn của Basel 2, CAR cũng là một điểm trũng cần bồi đắp.

Trong bối cảnh đó, càng có thêm tác động bất lợi tới CAR của các “ông lớn”, ảnh hưởng đối với các dòng chảy chung là đáng kể. Ví như, CAR không đảm bảo yêu cầu, những thành viên có thị phần lớn trong cho vay này sẽ khó đẩy vốn ra tốt hơn cho thị trường, trong khi Chính phủ đang thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế (và vẫn phải dựa nhiều vào đòn bẩy tín dụng).

Trong tình huống trên, nếu không tăng mạnh hệ số rủi ro khi sửa Thông tư 36, Ngân hàng Nhà nước vẫn có nhiều công cụ, cơ chế khác để giám sát và “uốn nắn” dòng tín dụng vào bất động sản, nếu nhận thấy tiềm ẩn rủi ro hoặc tăng trưởng quá nóng.

Đó là, từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể cho từng nhà băng; định kỳ đánh giá để điều chỉnh trong năm.

Cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dựa trên nhiều tiêu chí. Và khi không sửa trực tiếp trong Thông tư 36, nhà điều hành có thể bổ sung thêm một tiêu chí để định hướng gián tiếp, đại ý: nếu anh cho vay bất động sản quá nhiều, tôi sẽ hạn chế chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chung của anh.

Cùng đó, các cơ chế khác ngoài Thông tư 36 cũng được phối hợp đồng bộ. Ví như cơ chế dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn hoặc các chính sách ưu tiên các ngân hàng lái vốn vào các đích ngắm mong muốn.

Nếu ngân hàng nào cho vay bất động sản quá nhiều thì càng bị hạn chế trong ưu tiên chính sách; ngược lại, nếu tăng hỗ trợ vốn cho các lĩnh vực khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa… thì được áp cơ chế dễ chịu hơn.

Tựu trung, thay vì trực tiếp siết tín dụng bất động sản bằng “đánh” trực tiếp như hướng sửa Thông tư 36 đã nêu, thì lựa chọn mới này sẽ gắn trực tiếp với lợi ích và lựa chọn dùng vốn của mỗi nhà băng.


Quốc hội khóa XIV sẽ phê chuẩn TPP ở kỳ họp đầu tiên

Toàn văn nội dung Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được trình Quốc hội khóa XIV phê chuẩn tại kỳ họp diễn ra vào cuối tháng 7 tới. 

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, Chính phủ đã thông qua nội dung báo cáo rà soát sơ bộ pháp luật của Bộ Tư pháp và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới phục vụ Hiệp định.

tpp da duoc ky ket tai new zealand thang 2/2016.

TPP đã được ký kết tại New Zealand tháng 2/2016.

Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn TPP theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Điều ước quốc tế năm 2016, trình Thủ tướng thay mặt Chính phủ ký. Tờ trình này sẽ được Chủ tịch nước xem xét, quyết định trình Quốc hội phê chuẩn.

Chính phủ cũng giao Bộ Tư pháp chủ trì tiếp tục rà soát pháp luật bảo đảm thực thi TPP, đề xuất phương án điều chỉnh pháp luật cụ thể cho phù hợp với lộ trình và yêu cầu của Hiệp định. Hoạt động này sẽ được báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 12/2016.

Trước đó, vào đầu tháng 2/2016, TPP đã được đại diện Chính phủ ký kết tại Auckland (New Zealand), kết thúc quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm qua. Hiệp định có sự tham gia của 12 quốc gia là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Việc đàm phán hoàn tất vào tháng 10 năm ngoái và đến tháng 11, toàn văn hiệp định cũng đã được công bố.

Nếu được Quốc hội các nước phê chuẩn, TPP sẽ có hiệu lực năm 2018. Hiệp định bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và được kỳ vọng bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.


Ngân hàng đầu tư nghìn tỷ vào mía đường

Khoản đầu tư của hai nhà băng này trị giá 1.000 tỷ đồng thông qua việc mua lô trái phiếu có tài sản đảm bảo, đáo hạn năm 2021 của Công ty Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.

Lễ ký kết hợp Hợp đồng đầu tư trái phiếu giữa Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB) với Công ty Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTCS) diễn ra hôm qua 10/5. Theo đó, TTCS phát hành lô 1.000 trái phiếu trị giá 1.000 tỷ đồng cho hai nhà băng này, đáo hạn năm 2021, có tài sản bảo đảm và không chuyển đổi.

Theo hợp đồng ký kết, TPBank mua lô trái phiếu giá trị 600 tỷ đồng. Lô 400 trái phiếu còn lại được phát hành cho VIB. Đồng thời, TPBank cũng là đơn vị quản lý tài khoản và tài sản đảm bảo, đại lý lưu ký và thanh toán cho toàn bộ lô trái phiếu này của TTCS.

Chia sẻ về lý do lựa chọn đầu tư, lãnh đạo của 2 hai ngân hàng đều cho biết việc này nhằm thực hiện định hướng sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho các ngành sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, cả hai ngân hàng đều đánh giá cao tiềm năng và triển vong của ngành mía đường.


Tiêu thụ ximăng nội địa trong 4 tháng qua vượt hơn 15%

Theo Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, tính đến trung tuần tháng Năm này, cả nước đã sản xuất trên 40 triệu tấn ximăng và clinker; trong đó đã tiêu thụ hơn 24 triệu tấn ximăng và clinker.
Mức tiêu thụ này đạt gần 32% kế hoạch năm nay và vượt hơn 15% so với cùng kỳ năm trước.
 


Chỉ tính riêng tháng Tư vừa qua, lượng ximăng và clinker tiêu thụ khoảng 7,57 triệu tấn, tăng gần 10% so với tháng trước đó. Hiện vẫn đang là thời điểm mùa khô nên các hoạt động xây lắp diễn ra sôi nổi. Đây cũng là lý do khiến lượng hàng tiêu thụ trong khoảng thời gian quý 2 này được cải thiện hơn hẳn so với quý 1 vừa qua.

Lượng ximăng tiêu thụ nội địa trong 4 tháng đầu năm là 18,85 triệu tấn trên tổng lượng tiêu thụ 24 triệu tấn. Như vậy, mức tiêu thụ nội địa tiếp tục tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Lượng ximăng tiêu thụ nội địa trong tháng 4 được ghi nhận ở mức 6,07 triệu tấn, đều vượt so với kế hoạch đã xây dựng và tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, Tổng công ty Ximăng Việt Nam (Vicem) tiêu thụ đạt 2,4 triệu tấn trong tháng Tư vừa qua và mức 7,52 triệu tấn kể từ đầu năm đến nay. Con số tiêu thụ nội địa của Vicem tăng hơn 31% so với cùng thời điểm này của năm 2015.

Trong khi đó, tình hình xuất khẩu ximăng vẫn giữ ổn định, đạt khoảng 5,15 triệu tấn, chỉ tăng nhẹ 0,4 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2015; trong đó, riêng Vicem xuất khẩu được 1,06 triệu tấn. Hiện lượng tồn kho ximăng trong cả nước vẫn ở mức hợp lý, chỉ tương đương khoảng 15-16 ngày sản xuất.

Vụ Vật liệu xây dựng đánh giá, sản lượng ximăng tiêu thụ nội địa tăng mạnh so với quý 1 vừa qua là do tình hình bất động sản cải thiện với nhiều công trình xây dựng được triển khai. Tuy nhiên, giá bán ximăng vẫn duy trì ở mức ổn định, không có biến động.

Theo kế hoạch, năm nay cả nước sẽ sản xuất từ 75-77 triệu tấn ximăng./.

Ngành sản xuất dầu ăn trong nước sắp hết được “bảo vệ”

Ngày 10-5, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) cho biết thuế nhập khẩu tự vệ mặt hàng dầu thực vật (dầu nành và dầu cọ tinh luyện) vào Việt Nam chỉ còn 2%, tính từ ngày 8-5-2016 đến 7-5-2017.
Đây cũng là cột mốc thuế cuối cùng cho biện pháp tự vệ đối với mặt hàng nói trên, nếu sau năm 2017 Bộ Công thương không xem xét việc gia hạn thuế. Điều này cũng có nghĩa ngành sản xuất dầu ăn trong nước sẽ chấm dứt được bảo vệsau một thời gian dài “cấm cửa” trước sản phẩm dầu ăn nhập khẩu từ các nước.

Trước đóvào tháng 8-2013, Bộ Công thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng dầu thực vật nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành sản xuất dầu ăn trong nước gặp khó khăn do cạnh tranh không cân sức, có hiệu lực kéo dài trong bốn năm.

Qua từng năm, mức thuế nhập khẩu được giảm dần, từ mức 5% của năm đầu tiên áp thuế sẽ chỉ còn 2% vào tháng 5-2017.

Hiện Việt Nam chỉ mới áp dụng thuế tự vệ chính thức đối với mặt hàng dầu ăn và bột ngọt. Riêng sản phẩm thép dài (thép cây, thép cuộn) và phôi thép chỉ mới áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời kể từ ngày 22-3-2016, dự kiến có hiệu lực trong vòng 200 ngày.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-05-2016

    Năng lượng tái tạo đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam vào 2050?
    Hiệp hội thép dự báo giá thép có thể tăng thêm 10%
    WCO triển khai mô hình dữ liệu hải quan phiên bản 3.6.0
    Sản lượng gạo sụt giảm tại châu Á đe dọa an ninh lương thực
    Tận dụng cơ hội "hậu" xúc tiến thương mại

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-2016

    Kiến nghị huy động vàng trong dân
    Rà soát lại các dự án 10.000 tỷ đồng trở lên
    “Mở kho thóc” cho ngân hàng tư?
    Hanoimilk cắt chức phó tổng giám đốc vì thương hiệu sữa IZZI
    Bất động sản phía Tây Hà Nội: Bất ngờ thêm Dự án 24 ha của Vingroup

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-2016

    Trung Quốc sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam nhằm né thuế bán phá giá
    Một nhà đầu tư bị phạt 550 triệu đồng vì làm giá cổ phiếu
    Công ty bia nội tăng sáp nhập để “chống” bia ngoại
    Liên minh Thái Bình Dương và ASEAN sẽ ký thỏa thuận hợp tác song phương
    250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-2016

    Gang thép Thái Nguyên có thể được bán lại
    IEA: 'Thị trường dầu sắp cân bằng'
    VRN: Trung Quốc lợi nhất nếu làm siêu dự án dọc sông Hồng
    Malaysia dỡ một phần lệnh cấm tuyển mới lao động nước ngoài
    Amazon sẽ là kình địch của Youtube trong tương lai ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-2016

    Sản lượng thóc gạo châu Á sụt giảm
    Tài chính chứng khoán ở Châu Á: Cơ hội cho người đi vay và người cho vay
    Gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới vào năm 2030
    Phấn đấu đưa kim ngạch Việt Nam - UAE lên 10 tỷ USD
    Thủ tướng yêu cầu quyết định số phận dự án thép 8.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-2016

    Hãng dầu lớn nhất thế giới muốn liên doanh với Việt Nam
    Áp thuế tự vệ bột ngọt nhập khẩu: Doanh nghiệp sản xuất lo thiệt hại “nhãn tiền”
    Các ngân hàng trung ương ồ ạt mua vàng
    VAFI kiến nghị Bộ Công thương bán toàn bộ Sabeco và Habeco, thu về 3 tỷ USD cho ngân sách
    Tổng Giám đốc TMT có thể được thưởng hàng triệu USD nếu đạt chỉ tiêu kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-2016

    Mỗi ngày người Việt mua hơn 700 ôtô
    Trung Quốc bơm thêm tiền ra thị trường
    Rà soát dữ liệu chuyển tiền của người Việt trong Hồ sơ Panama
    Vì sao tài sản ngân hàng “hao hụt”?
    Tham vọng của người Arab với hãng dầu 2.000 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-2016

    Việt Nam mất lợi thế khi Trung Quốc đầu tư vào cảng biển Campuchia?
    Lưc lượng Hải quan phát hiện, xử lý 5.485 vụ vi phạm
    Vì sao truy thu thuế mặt hàng điều hòa âm trần?
    Không đạt thành tích xuất khẩu DN không bị "truất" giấy phép?
    Chính phủ khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-2016

    Mỹ, EU lo ngại thiếu hụt cá tra ở Việt Nam
    Khai thác tiềm năng, phát triển logistics
    Xuất khẩu gần 1,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm
    Thay đổi mức thuế tự vệ đối với dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu
    Paul Singer: Đà tăng của vàng mới chỉ bắt đầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-2016

    Công dân các nước đang phát triển giấu diếm lượng tài sản khổng lồ
    Hơn 1 năm rưỡi nữa, kinh tế Nga mới hết suy thoái
    Châu Âu tiến tới một xã hội không cần tiền mặt
    Thái Lan xả gạo, thị trường của Việt Nam có thể bị xáo trộn
    Việt Nam xuất khẩu điện thoại đạt gần 10 tỉ USD