tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-2016

  • Cập nhật : 13/05/2016

Gang thép Thái Nguyên có thể được bán lại

Phương án bán Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên là một trong 3 hướng giải quyết được Chính phủ tính tới để xử lý vướng mắc cho dự án thép trị giá hơn 8.000 tỷ đồng đã "đắp chiếu" suốt 4 năm nay tại đơn vị này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo về hướng xử lý dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) sau cuộc họp của Thường trực Chính phủ về vấn đề này. 

Theo đó, Bộ Công Thương được giao thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập để đánh giá toàn diện dự án và đưa ra phương án xử lý theo 3 hướng: bán dự án, bán Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên hoặc kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư.Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ khả năng đàm phán với đối tác Trung Quốc để có thể hoàn thiện nhà máy, vận hành và ra sản phẩm. Phương án xử lý cần được đề xuất, báo cáo Chính phủ trước ngày 1/7 tới.

du an dau tu mo rong san xuat giai doan 2 cua gang thep thai nguyen da "dap chieu" suot thoi gian dai vi nhieu vuong mac. anh: h.d

Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên đã "đắp chiếu" suốt thời gian dài vì nhiều vướng mắc. Ảnh: H.D

Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên gây chú ý khi đã “đắp chiếu” nhiều năm nay, sau khi gặp nhiều vướng mắc về vấn đề tài chính. Theo tính toán của TISCO, tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh lên tới 9.031 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư cũ. Trước đó, theo đề nghị của nhà thầu Trung Quốc, dự án này đã tăng vốn từ 3.843 tỷ đồng lên 8.014 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh đã “đội” lên hơn 2 lần so với ban đầu.

Hồi tháng 2/2016, Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo trình Thủ tướng liên quan tới vấn đề tài chính của TISCO, đồng thời đề nghị chấp thuận những đề xuất của TISCO liên quan tới dự án này. Tuy nhiên, cơ quan này cũng thừa nhận với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh lên tới 9.031 tỷ đồng thì cơ bản dự án không còn hiệu quả.

Ngược lại, sau khi TISCO và đơn vị tư vấn tính toán lại, nếu tổng mức đầu tư chỉ còn 7.871 tỷ đồng thì có thể hiệu quả, lợi nhuận trên vốn sẽ đạt 10,78%, cao hơn lãi suất ngân hàng bình quân 9,38%. Và để đảm bảo tính hiệu quả của dự án khi triển khai tiếp, TISCO đã đưa ra một loạt kiến nghị về ưu đãi “khủng” về miễn tiền trả lãi vay, ưu đãi thuế… đối với dự án này gửi Thủ tướng xem xét.

Cụ thể, TISCO kiến nghị Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khoanh nợ gốc, đồng thời miễn 100% lãi vay thời gian dự án dừng thi công, số tiền khoảng 386 tỷ. Tiền vay từ ngân hàng này chỉ tính lãi 5,5%/năm.

Với VietinBank, TISCO cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo khoanh nợ gốc, miễn tối thiểu 50% lãi vay thời gian dự án ngừng thi công, cho TISCO đến năm 2019 mới bắt đầu trả nợ và đến năm 2034 mới trả xong...

Với khoản thuế giá trị gia tăng, Nhà nước đã hoàn lại cho TISCO khoảng 330 tỷ đồng, đề nghị không đưa khoản này vào tổng mức đầu tư dự án. Đặc biệt, TISCO kiến nghị miễn luôn thuế nhà thầu cho nhà thầu Trung Quốc, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp 2%, giá trị gia tăng 5%... tương đương giá trị khoảng 133 tỷ đồng.

Cách đây ít lâu, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản từ chối kiến nghị của Bộ Công Thương dành một loạt ưu đãi của dự án này. Theo các chuyên gia kinh tế, trong lúc các dự án và thị trường thép đã bão hoà thì việc đầu tư thêm khoảng 3.000 tỷ đồng nữa cho một dự án thép, mà đầu ra của sản phẩm không có gì đặc biệt hơn các dự án thép đã triển khai là điều cần cân nhắc.


IEA: 'Thị trường dầu sắp cân bằng'

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng dự trữ dầu toàn cầu sẽ chỉ tăng 200.000 thùng mỗi ngày trong nửa cuối năm 2016.

Trong báo cáo cập nhật thị trường hằng tháng công bố hôm nay (12/5), IEA nhận xét sau khi được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt, Iran đang tăng sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ với tốc độ "nhanh hơn dự báo". Hiện quốc gia này đã nâng sản lượng lên bằng tháng 11/2011.

Tháng trước, Iran sản xuất 3,56 triệu thùng mỗi ngày, tăng 300.000 thùng so với tháng 3. Xuất khẩu cũng chạm 2 triệu thùng mỗi ngày, tăng mạnh so với 1,4 triệu thùng trước đó.

Dù vậy, IEA cho rằng thị trường dầu toàn cầu đang tiến tới điểm cân bằng trong nửa cuối năm, do giá thấp sẽ khiến các quốc gia ngoài OPEC giảm hoạt động. Sản xuất tại các nước này sẽ giảm thêm 800.000 thùng một ngày năm nay.

Dự trữ dầu toàn cầu sẽ chỉ tăng 200.000 thùng một ngày trong nửa cuối năm, từ 1,3 triệu thùng nửa đầu năm. IEA cũng tự tin rằng tiêu thụ xăng dầu toàn cầu sẽ tăng thêm 1,2 triệu thùng mỗi ngày năm nay.

Sản lượng tháng 4 của OPEC tăng 330.000 thùng một ngày, lên 32,76 triệu thùng do nguồn cung từ Iran, Iraq và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Chúng đã bù đắp lại sự thiếu hụt từ Kuwait và Nigeria. Trong khi đó, sản lượng của Saudi Arabia vẫn ổn định tại 10,2 triệu thùng một ngày.


VRN: Trung Quốc lợi nhất nếu làm siêu dự án dọc sông Hồng

Diễn đàn Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) vừa có kiến nghị loại bỏ hẳn dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng, tránh việc làm bổ sung quy hoạch gây tốn kém cho ngân sách.

Sau khi lãnh đạo Chính phủ có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật, Diễn đàn Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) vừa tiếp tục có đề nghị loại bỏ hẳn dự án này.

VRN là một diễn đàn mở, hiện thu hút khoảng 300 thành viên là đại diện các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ của các cơ quan Nhà nước và người dân ở các cộng đồng có quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước và phát triển bền vững ở Việt Nam. VRN được thành lập vào tháng 11/2005, hiện được điều phối bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD).  

Tại kiến nghị, VRN đưa ra phân tích về 5 lý do nên loại bỏ hẳn dự án Giao thông Xuyên Á. Thứ nhất, hiệu quả điện năng từ dự án giao thông thủy xuyên Á mang lại quá nhỏ (228MW, tương đương với 912 triệu KW một năm), đóng góp chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia trong khi dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn khi làm thủy điện bậc thang.Bên cạnh đó, dự án này không nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020. Trong khi đó, các nguồn năng lượng sạch và tái tạo khác đang bị bỏ ngỏ chưa được đầu tư khai thác thì việc đầu tư làm thủy điện bậc thang loại nhỏ có hiệu quả kinh tế thấp trên sông Hồng không thực sự cần thiết.

theo mang luoi song ngoi viet nam, nhung he luy co the xay ra khi trien khai du an giao thong thuy xuyen a la rat lon. 

Theo Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, những hệ lụy có thể xảy ra khi triển khai dự án giao thông thủy xuyên Á là rất lớn. 

Thứ hai, VRN cho rằng nếu dự án được triển khai sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Bởi vì việc làm các đập thủy điện và nạo vét trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt, gây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng. Như vậy, cấp phép cho dự án sẽ đồng nghĩa với việc thiếu nước tưới cho các tỉnh này, ảnh hưởng tới nguồn sinh kế của hàng triệu người dân tại đây phụ thuộc vào dòng sông để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt.

Thứ ba, dự án sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng sông Hồng. Thượng nguồn sông Hồng là sông Thao và sông Lô – Gâm là nơi có những bãi cá đẻ và duy trì nguồn gen cho thủy sinh. Nếu nạo vét làm âu thuyền cũng như đập thủy điện trên sông Hồng sẽ chặn đường di cư của cá và các loài thủy sinh khác vào mùa sinh sản. Ngoài ra, đáy sông Hồng hiện nay đã được cảnh báo tụt xuống 1m. Việc đáy sông tụt xuống càng sâu càng nguy hiểm, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở dưới nước mà còn cả trên cạn. Vậy dự án này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến đáy sông, hệ lụy đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, đa dạng sinh học vùng sông Hồng sẽ dần biến mất.

Thứ tư, đối tượng hưởng lợi chính của dự án không phải là các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể thấy rằng việc phát triển dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương ở các địa phương trong nước tại vùng Đồng bằng sông Hồng và quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, dự án giao thông xuyên Á sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng hóa tới các nước trong tiểu vùng Me Kong, các quốc gia châu Phi thông qua Biển Đông, vịnh Thái Lan và Ấn Độ Dương, đồng thời, chở nguyên liệu thô từ châu Phi về Trung Quốc qua con đường này thay vì phục vụ các các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa (logistics).

Theo VRN, hiện Trung Quốc đang đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nối tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua một số tỉnh thuộc Lào và kết nối cảng Sivihanoukvilla tại Campuchia để phục vụ mục đích trên. Dự án giao thông thủy Xuyên Á được triển khai sẽ giúp doanh nghiệp Trung Quốc vận chuyển hàng hóa từ châu Phi về qua đường Biển Đông tới các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Nam của Trung Quốc với thời gian ngắn và chi phí rẻ nhất so với tuyến đường sắt xuyên biên giới. Như vậy các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án này.

Lý do thứ năm theo VRN là hệ lụy và rủi ro trong việc giao quyền sở hữu dòng sông cho một công ty tư nhân quản lý là vô cùng lớn.

"Không thể áp dụng tư duy quản lý xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) hoặc xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) của quản lý đường bộ vào đường sông, vì đường bộ chỉ phục vụ chức năng giao thông, trong khi sông ngòi còn nhiều chức năng quan trọng khác như đảm bảo an ninh tài nguyên nước, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thoát lũ, duy trì và cân bằng hệ sinh thái", VRN cho hay. 

Theo tổ chức này, hiện các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, chưa có tiền lệ giao quyền sở hữu dòng sông, vốn thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân cho một doanh nghiệp tư nhân thai thác và quản lý. Nếu dự án này được giao cho doanh nghiệp tư nhân triển khai, quản lý và thai thác, rõ ràng mục tiêu quản lý của nhà nước về tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển dân sinh sẽ khó đảm bảo thực thi và bị phụ thuộc mục tiêu chạy theo lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, nếu tính tới bài toán rủi ro trong kinh doanh thì khi doanh nghiệp thua lỗ, theo luật, họ có quyền bán tài sản này hoặc nhượng quyền sở hữu, quyền khai thác cho đối tác hay một liên doanh khác nào đó, kể cả người nước ngoài để quản lý và khai thác và có thể xảy ra các hệ lụy về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng đáng tiếc.

Từ các lý do đó, VRN kiến nghị Chính phủ loại bỏ hẳn đề xuất dự án này, không yêu cầu làm bổ sung quy hoạch để tránh tốn kém không cần thiết cho ngân sách Nhà nước. 

Trước đó, Công ty TNHH Xuân Thiện có đưa ra đề xuất xây dựng tuyến đường thủy xuyên Á từ biên giới Trung Quốc, kéo dài 288km về phía hạ lưu. Để đảm báo hiệu quả, Xuân Thiện sẽ xây dựng 6 nhà máy thủy điện với sản lượng dự kiến đạt 912 triệu kW một năm và 7 cảng sông. Bộ Kế hoạch & Đầu tư sau đó đã có công văn đề xuất Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, gần đây, Thủ tướng vừa có ý kiến hiện chưa xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này.


Malaysia dỡ một phần lệnh cấm tuyển mới lao động nước ngoài

Chính phủ Malaysia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm tuyển mới lao động nước ngoài trong bốn lĩnh vực, bao gồm chế tạo, xây dựng, trồng trọt và sản xuất đồ gỗ.

Theo tờ The Star, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Liow Tiong Lai cho biết Chính phủ nước này đang tìm cách cải thiện hoạt động tuyển dụng công nhân nước ngoài. 

Chính phủ muốn có một hệ thống dễ vận hành hơn, minh bạch và có trách nhiệm hơn. Còn trước mắt, Chính phủ Malaysia sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm đối với từng trường hợp một.

Do lệnh cấm tuyển mới lao động nước ngoài, được Chính phủ Malaysia đưa ra vào tháng Hai, nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh của nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. 

Một cuộc điều tra mới đây cho thấy, có đến 84% số doanh nghiệp được hỏi cho biết phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực. Giới chủ và các hiệp hội Malaysia đã có nhiều kiến nghị lên Chính phủ nhằm xóa bỏ lệnh cấm trên.

Amazon sẽ là kình địch của Youtube trong tương lai ?

Gã khổng lồ ngành bán lẻ đang phát đi nhiều tín hiệu thể hiện sự quyết tâm trong cuộc chiến với lão làng Youtube. Hôm 8/5, Amazon công bố dự án Amazon Video Direct – dịch vụ mới cho phép mọi người tự quay video sau đó đăng lên nền tảng trực tuyến của hãng.

5 năm trước, Amazon bày tỏ ý muốn trở thành đối thủ của Netflix trong dịch vụ cung cấp tất cả các chương trình truyền hình và phim của Hollywood cho người xem. Giờ đây, gã khủng lồ ngành bán lẻ lại đánh tầm mắt sang Youtube – kênh cung cấp video lớn nhất trên mạng.

Hôm 8/5, Amazon công bố dự án Amazon Video Direct – dịch vụ mới cho phép mọi người tự quay video sau đó đăng lên nền tảng trực tuyến của hãng. Người đăng video có thể bán, cho thuê, cung cấp riêng cho thành viên Prime của Amazon hoặc cũng có thể đăng miễn phí có quảng cáo.

Youtube vẫn làm mưa làm gió trên thị trường video online bằng cách chất hàng đống video lên mạng và thuyết phục giới marketing gắn quảng cáo lên đó. Suốt nhiều năm, trang này không có một đối thủ nào cho đến khi Facebook đẩy mạnh video năm 2014. Hiện nay, với một hầu bao rủng rỉnh và công cụ kỹ thuật, Amazon sẽ trở thành đối thủ đáng gờm thứ hai trong tương lai.

Tuy nhiên, Amazon sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để chiếm lĩnh thị trường của những người khổng lồ. Không giống Facebook hay Youtube, video của Amazon không dựa trên nền tảng xã hội. Tác giả video trên Youtube phát triển bằng cách xây dựng cộng đồng người xem trên mạng, Facebook tận dụng hiệu ứng lan tỏa của công cụ chia sẻ video nhanh và dễ dàng trên nền tảng Facebook để biến video thành công cụ lan truyền.

Nhưng Amazon không có những lợi thế trên. Với vai trò là một trang web bán hàng truyền thống, khán giả của Amazon nghiêng về độ tuổi trung niên – những người không bị ám ảnh bởi video của các ngôi sao trên mạng - đối tượng người xem Youtube điển hình. Nếu không có Youtube, thật khó thể tưởng tượng nổi game thủ PewDiePie có thể nổi lên từ Amazon Video Direct như thế nào.

Quy mô không phải là vấn đề vì cả Youtube và Facebook đều có hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu và đều có lượng traffic nhiều hơn Amazon. Theo thông tin Amazon cung cấp, khán giả xem video trên Amazon chủ yếu là thành viên Prime vơi số lượng đếm trong hàng chục triệu.

Có thể Amazon sẽ hướng tới xây dựng dịch vụ xem trả tiền ở giữa video tự làm của Youtube và phim của Netflix. Đối tác đầu tiên của Amazon Video Direct bao gồm Conde Nast, The Guardian và mạng lưới đa kênh Machinima.

Nhưng video kiểu đó cũng bị cạnh tranh nhanh chóng. YouTube tổng hợp những video từ môt vài cá nhân nổi bật nhất vào môt gói mới gọi là YouTube Red. Facebook cũng đang thuyết phục nhiều đơn vị đưa tin trực tuyến qua Facebook Live.

Amazon sẽ phải rút hầu bao nhiều hơn nếu muốn cạnh tranh với những đối thủ đáng gờm này. Một vài dấu hiệu đầu tiên đã cho thấy quyết tâm của gã khủng lồ bán lẻ. Ngoài doanh thu quảng cáo và tiền hoa hồng Amazon sẽ trả 1 triệu USD/tháng cho 100 người đăng tải video có lượt view cao nhất trên Amazon Video Direct


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-05-2016

    Canh bạc mới của "Warren Buffett Trung Quốc"
    Úc xem xét nhập khẩu thanh long Việt Nam
    Tập đoàn HTC Group (Hàn Quốc) rót 8 triệu USD vào Hà Nam
    Hàng loạt đại gia Trung Quốc bị rò rỉ thông tin trên Twitter
    Apple không còn là công ty giá trị nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-05-2016

    Ngành than tồn kho gần 10 triệu tấn than: Than ngoại giá rẻ lấn lướt than nội
    Việt Nam có tên trong ‘bộ ngũ hùng cường” ở Châu Á
    Sức hút hàng tiêu dùng Thái Lan đang "đánh bật" hàng Trung Quốc
    "Doanh nghiệp cần có cơ chế phòng ngừa rủi ro khi gia nhập TPP"
    Đạm Ninh Bình: Nhà máy 12.000 tỷ, 4 năm lỗ 2.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-05-2016

    NHTW Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục tháng thứ 11 liên tiếp
    Vietcombank đầu tư 100 tỷ đồng cho Dự án xây dựng nhà máy của Công ty Duhal
    Những 'đại bàng' đang gãy cánh: Tiếp tục 'đổ' tiền xuống biển
    Bỏ hàng tỉ đô vào Việt Nam, nhưng những gì Central Group thu về vẫn còn là dấu hỏi
    Thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 24,14%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-05-2016

    Năng lượng tái tạo đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam vào 2050?
    Hiệp hội thép dự báo giá thép có thể tăng thêm 10%
    WCO triển khai mô hình dữ liệu hải quan phiên bản 3.6.0
    Sản lượng gạo sụt giảm tại châu Á đe dọa an ninh lương thực
    Tận dụng cơ hội "hậu" xúc tiến thương mại

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-2016

    Kiến nghị huy động vàng trong dân
    Rà soát lại các dự án 10.000 tỷ đồng trở lên
    “Mở kho thóc” cho ngân hàng tư?
    Hanoimilk cắt chức phó tổng giám đốc vì thương hiệu sữa IZZI
    Bất động sản phía Tây Hà Nội: Bất ngờ thêm Dự án 24 ha của Vingroup

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-2016

    Trung Quốc sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam nhằm né thuế bán phá giá
    Một nhà đầu tư bị phạt 550 triệu đồng vì làm giá cổ phiếu
    Công ty bia nội tăng sáp nhập để “chống” bia ngoại
    Liên minh Thái Bình Dương và ASEAN sẽ ký thỏa thuận hợp tác song phương
    250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-2016

    Sản lượng thóc gạo châu Á sụt giảm
    Tài chính chứng khoán ở Châu Á: Cơ hội cho người đi vay và người cho vay
    Gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới vào năm 2030
    Phấn đấu đưa kim ngạch Việt Nam - UAE lên 10 tỷ USD
    Thủ tướng yêu cầu quyết định số phận dự án thép 8.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-2016

    Hãng dầu lớn nhất thế giới muốn liên doanh với Việt Nam
    Áp thuế tự vệ bột ngọt nhập khẩu: Doanh nghiệp sản xuất lo thiệt hại “nhãn tiền”
    Các ngân hàng trung ương ồ ạt mua vàng
    VAFI kiến nghị Bộ Công thương bán toàn bộ Sabeco và Habeco, thu về 3 tỷ USD cho ngân sách
    Tổng Giám đốc TMT có thể được thưởng hàng triệu USD nếu đạt chỉ tiêu kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-2016

    Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản?
    Quốc hội khóa XIV sẽ phê chuẩn TPP ở kỳ họp đầu tiên
    Ngân hàng đầu tư nghìn tỷ vào mía đường
    Tiêu thụ ximăng nội địa trong 4 tháng qua vượt hơn 15%
    Ngành sản xuất dầu ăn trong nước sắp hết được “bảo vệ”

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-2016

    Mỗi ngày người Việt mua hơn 700 ôtô
    Trung Quốc bơm thêm tiền ra thị trường
    Rà soát dữ liệu chuyển tiền của người Việt trong Hồ sơ Panama
    Vì sao tài sản ngân hàng “hao hụt”?
    Tham vọng của người Arab với hãng dầu 2.000 tỷ USD