tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-03-2016

  • Cập nhật : 14/03/2016

Nhà đầu tư Singapore rót hơn 36 tỷ USD vào Việt Nam

khu cong nghiep viet nam - singapore (vsip) tai huyen hung nguyen, tinh nghe an. (anh minh hoa: kt)

Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. (Ảnh minh họa: KT)

Lũy kế đến 20/2/2016, các nhà đầu tư Singapore có 1.569 dự án đầu tư vào Việt Nam còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính riêng 2 tháng đầu năm 2016, Singapore đang dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể, riêng 2 tháng qua, có 30 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 435 triệu USD. Ngoài ra, có 6 dự án của Singapore tăng vốn với tổng vốn tăng thêm đạt 33,8 triệu USD. Tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Singapore trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt gần 469 triệu USD.

Tính lũy kế đến 20/2/2016, các nhà đầu tư Singapore có 1.569 dự án đầu tư vào Việt Nam còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD và xếp thứ 3/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của Singapore khoảng 23 triệu USD, cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 13,96 triệu USD/dự án.

Xét về lĩnh vực đầu tư, các dự án của Singapore chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 481 dự án và 15,6 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 30,65% tổng số dự án và 43,47% tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam). Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 80 dự án và 10,8 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 5% tổng số dự án và 29,95% tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam).

Các ngành nghệ thuật vui chơi giải trí, xây dựng, vận tải kho bãi cũng thu hút nhiều vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Các ngành này đều có tổng vốn đầu tư lần lượt là 1,8 tỷ USD, 1,7 tỷ USD và 1,4 tỷ USD

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút được nhiều nhất dự án của Singapore với 786 dự án và 9,6 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 50% tổng số dự án và 26,71% tổng số vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam).

Thống kê cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Singapore đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với 1.163 dự án và 23,4 tỷ USD (chiếm 74% tổng số dự án và 65% tổng vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam). Còn lại là theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá: “vốn đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”./.


FPT dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% cho năm 2016

ong truong gia binh - chu tich fpt

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT

Trong năm 2016 này, FPT đặt kế hoạch doanh thu toàn tập đoàn là 45.796 tỷ đồng – tăng 14,5% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế 3.151 tỷ đồng – tăng 10,5%

CTCP FPT (mã: FPT) thông báo Nghị quyết của HĐQT về một số nội dung trình tại Đại hội cổ đông thường niên 2016 tới đây.

Theo đó, HĐQT trình cổ đông thông qua mức trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2015 với tỷ lệ 20%. Trong đó, 10% đã được trả trong năm 2015, 10% còn lại sẽ được trả sau khi ĐHCĐ phê duyệt, dự kiến vào quý 2/2016.

Phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% được trả cùng với thời gian trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt. Số cổ phần phát hành thêm để chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được niêm yết ngay khi thực hiện.

Về kế hoạch 2016, HĐQT đề xuất chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20% - căn cứ theo số cổ phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 15%).

Trong năm 2016 này, FPT đặt kế hoạch doanh thu toàn tập đoàn là 45.796 tỷ đồng – tăng 14,5% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế 3.151 tỷ đồng – tăng 10,5% so với năm 2015. Động lực tăng trưởng chính là khối Công nghệ và Phân phối – Bán lẻ với tổng lợi nhuận 2 khối dự kiến tăng trưởng trên 20%.


Mập mờ gói 30 nghìn tỷ: Về mặt đạo đức kinh doanh, ngân hàng đã có sai phạm

Thực tế, hiện tượng nhân viên ngân hàng bị áp lực về chỉ tiêu, doanh số dẫn tới bỏ qua những điều cần hướng dẫn minh bạch cho khách hàng là hoàn toàn có thể xảy ra. Về mặt pháp lý ngân hàng có thể thoái thác trách nhiệm, nhưng về mặt đạo đức kinh doanh, ngân hàng đã có sai phạm

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng sẽ chính thức dừng vào 1/6/2016 - đúng 36 tháng sau khi được triển khai nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản và giúp người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà giá rẻ. Theo đó, ưu đãi lớn nhất là lãi suất bằng một nửa mức vay thương mại thông thường cũng kết thúc theo. Các khoản giải ngân diễn ra sau ngày gói 30.000 tỷ "chốt sổ" cũng phải chịu mức lãi suất mới.

Quy định về giải ngân và cách tính lãi suất của gói 30.000 tỷ đã được Ngân hàng Nhà nước khẳng định có từ khi ra đời gói này. Vậy tại sao khi áp dụng vào thực tế, người mua nhà lại không hề hay biết, thậm chí có sự hiểu nhầm lớn đến như vậy? Xoay quanh những thắc mắc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành công ty luật Basico.

PV: Lãi suất là vấn đề rất quan trọng đối với mọi hợp đồng vay, đối với người đi vay chắc chắn sẽ xem xét kỹ. Vậy tại sao đến thời điểm này, người mua nhà mới ngã ngửa về lãi suất gói 30 nghìn tỷ và đem ra bàn luận một cách rầm rộ như vậy trong khi chỉ còn 3 tháng nữa là phải chịu lãi suất khác mà không phải ngay từ đầu khi gói này được thực hiện?

Luật sư Trần Minh Hải: Tất cả do chính sách thiếu minh bạch rõ ràng từ nội dung cho đến khâu phổ biến áp dụng và thực tế triển khai. Nếu xem xét Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, thì hầu hết các nội dung liên quan đến thời hạn, đối tượng, mức cho vay, chính sách lãi vay đều khiến người ta liên tưởng đến thời hạn rất dài đến cả chục năm (mốc chung về thời hạn thường là tới năm 2023).

Tuy nhiên, tất cả sự dài hạn đó bị một nội dung nho nhỏ tại khoản 1, Điều 2 của Thông tư này khống chế. Quy định này đề cập “Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực”.

Nội dung chính sách như vậy, thì khâu phổ biến chính sách cần sự rõ ràng, nhưng thực tế đã không được triển khai như vậy. Cũng chính từ đó mà ngân hàng, chủ đầu tư và người mua nhà đến với nhau vì chính sách nhưng mỗi bên có một mức độ am hiểu khác nhau, mục đích khác nhau. Đến khi thời hạn tới thì các bên, nhất là người mua nhà mới có được nhận thức toàn diện về chính sách. Lúc này họ mới đối mặt tới những vấn đề trở ngại tới từ chính sách mà trước đây họ không hình dung, không được phổ biến kỹ càng và vốn bị những khuếch trương của những điểm ưu việt trong chính sách cho vay che lấp.

Trách nhiệm của các ngân hàng thương mại ở đâu khi nhiều người phản ánh họ không được nhân viên ngân hàng hoặc chủ đầu tư lưu ý việc này khi bắt đầu làm thủ tục vay mua nhà. Các nhân viên ngân hàng bị áp chỉ tiêu, doanh số mà mập mờ quy định này chăng?

Về mặt pháp lý, rất khó có thể quy kết hay đòi hỏi trách nhiệm từ phía ngân hàng. Các ngân hàng khi thực hiện hoạt động cho vay theo gói tín dụng này đều hiểu rõ mọi nội dung, điều kiện thực hiện chính sách. Ngân hàng sẽ đưa sự hiểu biết này vào các mẫu hợp đồng tín dụng, cam kết nhằm bảo đảm về phần họ sẽ thực hiện đúng các chính sách theo Thông tư 11.

Trên thực tế, hiện tượng nhân viên ngân hàng bị áp lực về chỉ tiêu, doanh số dẫn tới bỏ qua những điều cần hướng dẫn minh bạch cho khách hàng về trong trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra. Về mặt pháp lý ngân hàng có thể thoái thác trách nhiệm, nhưng về mặt đạo đức kinh doanh, ngân hàng đã có sai phạm. Tuy nhiên, có thể coi đây là hậu quả tất yếu xuất phát từ nguyên nhân chính sách pháp luật đã không lường trước vấn đề cần điều chỉnh hợp lý cũng như việc phổ biến thiếu rõ ràng.

 

luat su tran minh hai, giam doc dieu hanh cong ty luat basico.

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành công ty luật Basico.

 

Trước đó, đã có nhiều trường hợp phản ánh họ gặp rất nhiều rắc rối về thủ tục khi vay mua nhà theo gói 30 nghìn tỷ, các ngân hàng cũng không mặn mà cho vay và đến nay một số người chưa giải ngân xong thì thấp thỏm trả lãi theo thỏa thuận gói thương mại. Dường như nhiều khách hàng đang gặp phải bẫy lãi suất?

Đúng là khách hàng đã rơi vào bẫy lãi suất. Nếu vẫn muốn tiếp tục mua nhà thì họ phải chấp nhận phần giải ngân cho vay mới với lãi suất cho vay không ưu đãi của ngân hàng. Trong khi đó, nếu không chấp nhận vay, thì khách hàng bị thiệt hại kép, vừa mất nhà do vi phạm thời hạn thanh toán, vừa cõng khoản nợ vay thiếu tài sản bảo đảm với ngân hàng. Nguy cơ không chỉ dừng ở đó, nếu sau này chậm trả gốc, lãi khoản vay, khách hàng còn có thể bị áp mức lãi phạt cao theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

Theo Số liệu từ Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng cho biết đã cam kết cho vay gói 30.000 tỷ 90% tuy nhiên thực tế, số tiền chi trả cho người vay và doanh nghiệp hiện mới khoảng 59%. Tại thời điểm này một số chủ đầu tư đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải ngân trước ngày 1/6 tuy nhiên theo quy định chi được phép huy động không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà còn 30% còn lại không được hưởng lãi suất ưu đãi 5% từ gói 30 nghìn tỷ này. Vậy sự hiểu lầm và quyền lợi của người mua nhà sẽ được xử lý như thế nào, thưa ông?

Mọi giải pháp cố tận dụng thời hạn để ồ ạt giải ngân tiền vay sẽ không hợp lý vào thời điểm này, bởi hầu hết sẽ không phù hợp với hồ sơ tín dụng và chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn ban đầu. Ngoài các giới hạn trong kinh doanh của chủ đầu tư, thì ngay cả ngân hàng cũng khó mà lý giải việc cấp tốc giải ngân vượt cả thời hạn tiến độ thanh toán trong hợp đồng mua bán nhà… Nhất là khi mọi thứ đang xoay quanh nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách Nhà nước.

Do vậy, tôi cho rằng giải pháp cần xử lý triệt để chính là xem xét điều chỉnh giới hạn thời gian giải ngân theo Thông tư 11. Về nguyên lý những hợp đồng tín dụng đã ký trong khuôn khổ chính sách này cần được xem xét tiếp tục giải ngân và hưởng lãi suất ưu đãi để bảo đảm mục đích trọn vẹn của chính sách hỗ trợ nhà ở cho một bộ phận người dân theo Thông tư 11.


7/10 hãng smartphone lớn nhất thế giới hiện là công ty Trung Quốc

Công ty phân tích thị trường di động TomiAhonen vừa công bố báo cáo thị trường di động toàn cầu 2015 với các số liệu tổng hợp từ các nhà sản xuất và ngành di động. Báo cáo này đưa ra danh sách 10 nhà sản xuất điện thoại lớn nhất năm 2015 cùng với số liệu thị phần của các hệ điều hành di động.

Theo báo cáo này, điểm đáng chú ý nhất trong thị trường di động năm qua là sự lên ngôi của các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc. Cùng với xu hướng đó thì là sự thất thế của những thương hiệu quen thuộc như Sony, BlackBerry, Nokia/Microsoft và HTC. Hiện nay, 7/10 nhà sản xuất điện thoại có thị phần lớn nhất trên toàn cầu là các công ty Trung Quốc. 3 thương hiệu còn lại là Apple và hai công ty Hàn Quốc (Samsung và LG).

 

Trong quý 4/2015, quý tiêu thụ mạnh nhất trong năm thì xu hướng trên vẫn không thay đổi. Apple và Samsung thống trị hai ngôi đầu, trong khi các công ty vẫn tiếp tăng trưởng ổn định.

Trong top 10 của quý 4/2015 có sự xuất hiện của thương hiệu mới Vivo, cũng là thương hiệu Trung Quốc thế chân vị trí của Coolpad. Vivo và OPPO là hai nhà sản xuất trực thuộc công ty mẹ BKK Electronics có trụ sở ở thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. BKK Electronics còn có một thương hiệu smartphone khá nổi tiếng nữa là OnePlus.

 

Về nền tảng hệ điều hành, Android và iOS là hai nền tảng thống trị với tổng cộng 97,4% thị phần (Android có 81,3% và iOS có 16,1%) trong năm 2015. Cả Windows Phone và BlackBerry đều suy giảm mạnh thị phần trong năm vừa qua, đặc biệt nền tảng BlackBerry giờ chỉ còn có 0,3% thị phần.

so may tinh theo don vi: trieu chiec

Số máy tính theo đơn vị: triệu chiếc

 


Venezuela dự định cấp 7 tỷ USD trong hệ thống hối đoái mới

Ngày 12/3, hãng tin Reuters dẫn lời Phó Tổng thống phụ trách Kinh tế của Venezuela, ông Miguel Pérez Abad cho biết chính phủ nước này dự định cấp từ 5,5-7 tỷ USD mỗi năm cho loại tỷ giá thả nổi trong hệ thống hối đoái mới.

Kể từ ngày 10/3 vừa qua, Venezuela đã bắt đầu áp dụng hệ thống hối đoái mới chỉ bao gồm hai tỷ giá thay vì ba tỷ giá như trước đây, trong đó có tỷ giá “được bảo hộ” tương đương 10 bolivar/1 USD dành cho việc nhập khẩu các mặt hàng ưu tiên, và một tỷ giá thả nổi với khởi điểm 206 bolivar/1 USD.

Từ năm 2003, Venezuela vẫn áp dụng chính sách kiểm soát ngoại tệ rất chặt chẽ, khiến thị trường trong nước luôn khan hiếm USD và đẩy tỷ giá chợ đen lên tới mức hơn 800 bolivar/1 USD.

Ông Pérez cũng tiết lộ đội ngũ hoạch định chính sách của Venezuela không loại trừ khả năng tìm kiếm một thỏa thuận tình nguyện với các chủ trái phiếu nợ của Tập đoàn dầu khí nhà nước PDVSA, trụ cột của nền kinh tế Venezuela khi chiếm tới 90% nguồn thu ngoại tệ của quốc gia Nam Mỹ này.

Với mục tiêu giảm bớt gánh nặng nghĩa vụ tài chính quốc tế, ​Venezuela đã gửi một đề xuất tới Trung Quốc để cải thiện điều kiện thanh toán các khoản nợ hiện vẫn được trả bằng dầu thô tính theo giá thị trường thế giới./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-03-2016

    “Giải mã” nguyên nhân giá dầu tăng mạnh
    Đây mới là nguy cơ tiềm ẩn của suy thoái đối với kinh tế Mỹ
    S Trần Đình Thiên “Ngân sách năm nay gay rồi!”
    Áp thuế giá thép tăng vụt, có tích trữ đầu cơ?
    Một số ngân hàng hiện phải liên tục huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-03-2016

    Bốn lý do Nhân dân tệ sẽ mất giá so với USD năm 2016
    Apple sắp bị hạ bệ tại Trung Quốc?
    Ông Trương Văn Phước: Việc chống đô la hoá đã không đạt được mục tiêu
    ANZ dừng cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Lãi suất âm đã đem lại những gì cho kinh tế Nhật?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-03-2016

    "Không có áp lực vượt trần lãi suất huy động USD bằng mọi giá"
    Bột ngọt, bột nêm sẽ tăng giá
    Bộ Tài chính: Hoàn thuế chậm là do lỗi chính sách
    Vi phạm gây thiệt hại, chủ tịch PVN sẽ phải bồi thường
    Đề xuất giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô dưới 9 chỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-03-2016

    Nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy: Lãi suất có thể tăng 1-2% năm nay
    Thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng mạnh
    FPT chi gần 800 tỷ đồng trả cổ tức
    Nhiều cổ phiếu “nóng” bị chốt lời, thanh khoản thị trường tăng vọt lên gần 6.000 tỷ đồng
    Quỹ đầu tư Singapore hoàn tất thoái vốn khỏi Masan, thu về 3.100 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-03-2016

    Nhật Bản đẩy mạnh quảng bá du lịch tại Việt Nam
    Trái phiếu vẫn sẽ là sân chơi của các NHTM
    Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt tay với Ngân hàng Johnan Shinkin
    Xuất khẩu dệt may sang Nga mới đạt 2% dung lượng thị trường
    Thanh khoản, lãi suất ngân hàng có nhiều vấn đề "đáng lo"

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-03-2016

    Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng mạnh nhất hai năm
    Nỗi lo thiếu nguyên liệu chế biến
    Phải trả lãi suất cao gói 30.000 tỉ đồng?
    Hàng trăm triệu USD vốn FDI chảy vào Bình Dương
    Đầu tư 1.300 tỷ đồng xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-03-2016

    Nợ công đã vượt 62% GDP
    Loạn nông sản sạch, lạ trên mạng
    Giá thép tăng mạnh
    Dệt may sẽ rơi vào tay nước ngoài?
    Hàng loạt thủy điện phải ra khỏi thị trường điện cạnh tranh

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-03-2016

    Bạc sắp lên ngôi?
    Facebook sẽ trả phí cho người nổi tiếng
    Tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn trước biến động từ kinh tế Trung Quốc
    Tìm nhà đầu tư có năng lực cho dự án Vũng Tàu Paradise
    Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn từ chênh lệch thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-03-2016

    Trung Quốc chưa vội kích thích kinh tế
    Malaysia tham gia thị trường “vừa du lịch vừa chữa bệnh”
    Hàng hiệu Zara sắp chính thức có mặt ở Việt Nam
    ECB hạ lãi suất: Được ít, mất nhiều
    Malaysia không nhận thêm lao động nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-03-2016

    Dầu tăng 7,2% trong tuần, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng mạnh
    VW cắt giảm 3.000 việc làm để giảm bớt gánh nặng tài chính
    Hàng loạt doanh nghiệp Hà Nội lại bị bêu tên nợ thuế
    DN sản xuất phân bón lo lắng về Thông tư 41
    Bộ NN&PTNT chưa cho phép nhập khẩu đất về Việt Nam