tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-03-2016

  • Cập nhật : 14/03/2016

Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng mạnh nhất hai năm

Sản lượng tăng 4,9% góp phần đưa ngành hàng FMCG tiếp tục phục hồi tích cực với mức tăng 5,7%.

Theo báo cáo Market Pulse mới nhất được công bố bởi Nielsen, trong quý cuối cùng của năm 2015, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố chính của Việt Nam tiếp tục phục hồi tích cực với mức tăng trưởng 5,7%, chủ yếu nhờ vào sản lượng tăng đạt mức 4,9%. Thống kê của công ty đo lường này cũng cho thấy tăng trưởng trong quý IV/2015 đạt mức tăng mạnh nhất trong hai năm qua.

Nganh hang tieu dung nhanh tang truong manh nhat hai nam

Theo báo cáo này của Nielsen, sự phục hồi tích cực này xảy ra ở hầu hết 7 ngành hàng lớn (thức uống  - bao gồm cả bia, thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và sản phẩm chăm sóc em bé). Ngành hàng đồ uống tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định với mức tăng 7,7% sản lượng, đóng góp 38% vào tổng doanh số của toàn ngành hàng FMCG. Quý IV/2015 cũng chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của ngành hàng thực phẩm và sữa (mức tăng sản lượng đạt 0,9% và 3,7%). Các ngành hàng cũng cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi. Duy chỉ có ngành hàng chăm sóc cá nhân vẫn thể hiện sự trì trệ.

Nganh hang tieu dung nhanh tang truong manh nhat hai nam

“Mặc dù ngành hàng FMCG trong quý 4 tiếp tục phục hồi sự tăng trưởng, nhưng thị trường đã không còn trông chờ vào sự tăng trưởng đạt mức 2 chữ số nữa. Sự biến đổi liên tục của thị trường đã mang đến cho các nhà sản xuất nhiều thách thức để đưa ra quyết định kịp thời nhằm nắm bắt những cơ hội trên thị trường để giúp tăng trưởng lợi nhuận cho công ty”, theo quan sát của chị Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc cấp cao Bộ phận Dịch vụ Đo lường bán lẻ Nielsen.

Điều đáng nói, doanh số của ngành hàng FMCG tại khu vực nông thôn trong năm qua đạt mức tăng trưởng đầy ý nghĩa 5,5%. Cộng đồng nông thôn ở Việt Nam chiếm 68% của 90 triệu dân và hiện nay chiếm 54% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh đến từ nông thôn. Hơn nữa, cư dân nông thôn hiện nay đang ưu tiên đầu tư vào giáo dục, và đang có sự tăng trưởng thu nhập vào khoảng 44% trong 3 năm qua, Nielsen nhận định.

Báo cáo Market Pulse của Nielsen dựa trên kết quả đo lường bán lẻ của ngành hàng tiêu dùng nhanh, trên những nhóm sản phẩm chính, để theo dõi liên tục việc lưu thông sản phẩm thông qua các kênh thương mại và cửa hàng bán lẻ được xác định. 


Nỗi lo thiếu nguyên liệu chế biến

viec phu thuoc vao nguon nguyen lieu nk se gay nhieu tac dong khong tot den dn. anh: tran viet.

Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK sẽ gây nhiều tác động không tốt đến DN. Ảnh: Trần Việt.

Với những cơ sở nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp còn nhỏ lẻ, không đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều DN chế biến thực phẩm của Việt Nam đang phải đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu sản xuất.

NK nhiều

Là một DN khá có uy tín trong ngành chế biến thực phẩm từ thủy sản, với 75% lượng sản phẩm dành cho XK, hiện Công ty Cổ phần Sài Gòn Food (Saigon Food) đang cung cấp gần 500 tấn thành phẩm mỗi tháng với hơn 40 chủng loại mặt hàng cho các thị trường khó tính như Nhật Bản, các nước châu Âu… Tuy nhiên, theo ông Vũ Huy Quang, Giám đốc XK của Saigon Food, lượng nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu của DN, còn lại DN đang phải NK từ các quốc gia như Nhật Bản, Na Uy, Canada…

Về nguyên nhân của vấn đề trên, ông Quang cho hay, hầu hết sản phẩm của Công ty được XK cho các thị trường có đòi hỏi khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm. Trong khi, phần lớn nguồn nguyên liệu nội địa chưa đáp ứng được yêu cầu. Ví dụ như sản phẩm cá hồi chế biến sẵn, hiện cá hồi tại nước ta được nuôi với quy mô nhỏ lẻ, không đúng quy trình nên gây khó khăn trong việc tìm nguồn; kích cỡ cá nhỏ hơn so với cá NK nên việc chế biến thành phẩm không đẹp, không đúng quy chuẩn. Nguồn nguyên liệu từ tôm, cá tra... tuy trong nước có lượng nuôi thả nhiều, nhưng Công ty lo ngại về dư lượng kháng sinh nên cũng hạn chế dùng.

Đồng “cảnh ngộ”, ông Nguyễn Thượng Uyển, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh cho biết, so với năng suất nhà máy và lượng đơn hàng của DN, nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cả về số lượng cũng như chất lượng. Hơn nữa, nhiều loài cá vẫn chưa được nuôi thả phổ biến ở Việt Nam. Do đó, DN phải đi NK, chấp nhận giá thành cao hơn. Chính vì hoàn cảnh này mà có những khoảng thời gian, kinh tế biến động, tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường hoặc việc XNK xảy ra sự cố, nguyên liệu không đủ sản xuất, Công ty phải cho công nhân, thiết bị hoạt động cầm chừng.

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), hầu như các DN thủy sản Việt Nam chưa thực sự tạo lập được toàn bộ quy trình khép kín cung ứng nguồn nguyên liệu, nên tình trạng thiếu hụt, không đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu luôn là bài toán nan giải. Sản lượng 2 loài thủy sản chính là tôm và cá tra vẫn chưa ổn định do dịch bệnh, thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất và do giá cá bất ổn làm ảnh hưởng tâm lý người nuôi. Hơn nữa, sản lượng các loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực, bạch tuộc vẫn thấp, trong khi sản lượng tăng lại tập trung chủ yếu vào các loài cá có giá trị thấp. Các DN khó thu mua nguyên liệu vì nông dân không bán chịu, trong khi vòng quay vốn chậm do thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn.

Đối với các DN chế biến thực phẩm từ rau củ quả, tuy nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, nhưng theo ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm Thông Tấn, trình độ và ý thức của người nông dân về sản xuất nông sản sạch, đúng tiêu chuẩn chưa cao, nếu không có sự kiểm soát và hợp đồng chặt chẽ giữa DN và nông dân thì nguồn nguyên liệu dù có thừa cũng không thể sử dụng được.

Xây dựng vùng nguyên liệu

Từ những trăn trở trên, ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm Thông Tấn cho biết, để có nguyên liệu phục vụ các dây chuyền sản xuất rau củ quả đóng hộp XK, Công ty đã liên kết, tạo lập vùng nguyên liệu nuôi trồng ở các địa phương như: Hà Nam, Thái Bình…, ký kết hợp đồng bao tiêu chặt chẽ với người nông dân. Cách làm này không những giúp Công ty đảm bảo số lượng nguồn hàng mà chất lượng cũng được kiểm soát ở từng khâu.

Đối với một DN lớn, có lượng hàng XK đứng top đầu cả nước như Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú, để đáp ứng nguồn nguyên liệu lớn, DN này đã xây dựng quy trình nuôi trồng, tạo thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất con giống sạch bệnh đến nuôi tôm, sản xuất thành phẩm đạt chứng nhận BAP, ASC (các tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản). Hơn nữa, Minh Phú cũng phát triển chuỗi cung ứng bền vững bằng việc ký hợp đồng với hơn 20.000 hộ nuôi tôm nhằm đảm bảo lợi ích giữa các hộ nuôi tôm với DN và đồng thời kiểm soát được toàn bộ quá trình nuôi tôm, đảm bảo tôm không hoá chất kháng sinh.

Trên thực tế, các DN đều nhận thức được sự bức thiết trong việc phải lập ra được quy trình cung ứng nguyên liệu thành một chuỗi sản xuất từ khâu nuôi trồng đến sản xuất, bởi việc phụ thuộc vào nguyên liệu NK không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà về lâu dài, còn tác động tiêu cực đến uy tín sản phẩm thủy sản XK của Việt Nam. Nhưng với cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đến nay, đa phần DN lớn mới có thể thực hiện được.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Thượng Uyển cho rằng, việc xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm là chủ trương đã được nhắc đến nhiều. Tuy nhiên, việc liên kết giữa DN và nông dân theo chuỗi ngang và dọc vẫn lỏng lẻo, DN không đủ vốn để hướng dẫn, xây dựng lại vùng nuôi trồng theo đúng tiêu chuẩn. Điều này cần đến sự vào cuộc của các cơ quan chức năng với những chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện theo đúng tiêu chuẩn khoa học trong chăn nuôi.


Phải trả lãi suất cao gói 30.000 tỉ đồng?

Kiến nghị kéo dài thời gian giải ngân gói 30.000 tỉ đồng đến hết tháng 12-2016.

Những ngày gần đây, nhiều người vay tiền mua nhà ở thương mại từ gói 30.000 tỉ đồng như ngồi trên đống lửa trước thông tin từ 1-6-2016 phải trả lãi suất theo thị trường với lãi suất có thể cao hơn gấp hai lần so với mức 5% như hiện nay.

Để giúp người mua nhà không bị thiệt thòi, các doanh nghiệp, hiệp hội và chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp cũng như đề xuất cách tháo gỡ.

Trách người mua nhà là không đúng

Chị Trương Thị Miền, một khách hàng tại quận Tân Bình, TP.HCM ký hợp đồng vay gói tín dụng ưu đãi trên từ đầu tháng 12-2015, cho biết khi làm thủ tục vay vốn chỉ thấy các công ty địa ốc quảng cáo là lãi suất sẽ ổn định trong vòng 10-15 năm.

“Do vậy, tôi cứ đinh ninh ký hợp đồng mua nhà trước ngày 1-6 năm nay thì hiển nhiên được hưởng lãi suất ưu đãi 5% chứ không biết phải giải ngân trước 1-6-2016 mới được hưởng mức lãi suất này. Nếu biết rõ ngay từ đầu thì tôi đã yêu cầu chủ đầu tư phải cam kết giao nhà trước thời hạn này rồi” - chị Miền bức xúc.

Không chỉ chị Miền mà rất nhiều khách hàng vay gói 30.000 tỉ đồng cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trong đó đến nay không ít người mới được ngân hàng giải ngân 1/2, 2/3 tiền đã ký hợp đồng mua nhà. Số tiền còn lại phải trả theo lãi suất thị trường sau thời điểm ngày 1-6 tới vì dự án bị chậm tiến độ, trong khi ngân hàng chỉ giải ngân theo tiến độ dự án.

Chính vì vậy nhiều người ngậm ngùi cho hay có thể đành phải trả lại nhà cho chủ đầu tư, gác lại giấc mơ có nhà nếu phải vay theo lãi suất thị trường vì không có khả năng trả nợ.

Trước bức xúc của khách hàng, một số chủ đầu tư và ngân hàng cho rằng lỗi là do khách hàng đã không chịu đọc kỹ hợp đồng nên khi sự việc xảy ra mới cảm thấy hụt hẫng, hoang mang. Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nói rằng việc các ngân hàng, chủ đầu tư trách khách hàng không hiểu biết, có lỗi khi không đọc kỹ hợp đồng là không đúng.

Ông Châu nói: “Ngay trong hợp đồng vay mua nhà ở thương mại gói 30.000 tỉ đồng mà tôi đọc được không có điều khoản nào ghi tới hết 31-5-2016 thì khách hàng không được giải ngân gói 30.000 tỉ đồng nữa. Nếu trong hợp đồng có ghi rõ điều khoản là “đến hết 1-6-2016 những khoản tiền giải ngân sau đó phải chịu mức lãi suất thương mại” thì đã không có sự hiểu lầm, rắc rối như hiện nay”.

Tháo gỡ vướng mắc

Để giải quyết một cách thấu tình đạt lý, qua đó tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở, HoREA vừa tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài gói tín dụng này đến năm 2018 hoặc giải ngân hết gói này, không quy định thời gian kết thúc.

Ngoài ra, HoREA phân tích trước khi ký hợp đồng tín dụng vay gói ưu đãi, người thu nhập thấp đã phải ký hợp đồng mua nhà ở thương mại dưới 1,05 tỉ đồng/căn hộ với chủ đầu tư và đã phải trả trước 20% giá trị hợp đồng. Nếu đến ngày 31-5 năm nay mà người vay chưa được giải ngân hoặc mới chỉ được giải ngân một phần và gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng chấm dứt giải ngân thì người thu nhập thấp sẽ lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, không biết xoay xở như thế nào để có tiền mua nhà.

Do vậy HoREA đề nghị cho phép những người vay tiền đã ký hợp đồng được tiếp tục giải ngân cho đến hết hợp đồng.

Bên cạnh đó, trước nguy cơ khách hàng phải chịu lãi suất thị trường sau ngày 1-6 tới, một số chủ đầu tư cũng đang tìm cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân trước thời điểm bàn giao nhà. Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Giám đốc Công ty Thanh Yến Land, đề nghị: “Để đảm bảo cho bên vay được hưởng lãi suất ưu đãi 5%, Nhà nước cần cân nhắc kéo dài thời gian giải ngân thêm sáu tháng nữa (tức đến tháng 12-2016), đồng thời các chủ đầu tư cũng phải nhanh chóng bàn giao nhà để giải ngân cho khách hàng”. Công ty Địa ốc Hoàng Quân thì cam kết với dự án nhà ở thương mại giá rẻ mà khách hàng được vay gói 30.000 tỉ đồng sẽ được giao nhà trước ngày 1-6 tới đây.

Dưới góc nhìn chuyên gia, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, khuyến cáo với những dự án tiến độ giao chậm rơi vào tháng 6 năm nay, khách hàng có thể yêu cầu giải ngân sớm trong tháng 5 để được hưởng chính sách về lãi suất cố định thấp.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến “hiến kế” nếu khách hàng mua nhà mới xây xong móng hoặc thanh toán theo tiến độ xây dựng thì tỉ lệ giải ngân sẽ thấp. Do đó khách hàng nên tìm mua những dự án nhà ở thương mại giá rẻ đã cất nóc hoặc xong phần thô. Như vậy khách hàng có thể sẽ vay được số tiền lớn vào thời điểm ký hợp đồng mua nhà, đồng thời cũng sẽ được giải ngân vốn vay nhiều hơn.


Hàng trăm triệu USD vốn FDI chảy vào Bình Dương

Đầu tháng 3, UBND tỉnh Bình Dương đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 28 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư 682 triệu USD. Trong đó, có 19 dự án cấp mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 541 triệu USD, số còn lại là các dự án điều chỉnh tăng vốn.
Trong số các dự án mới được cấp phép vào Bình Dương, các nhà đầu tư đến từ Đài Loan  dẫn đầu về số vốn (204 triệu USD), tiếp theo là Singapore (188 triệu USD), Hàn Quốc (65 triệu USD), Nhật Bản (54,5 triệu USD)…

Lý giải việc dòng vốn của các doanh nghiệp Đài Loan rót mạnh vào Bình Dương, ông Ngô Kiến Hoành, Chi hội trưởng Chi hội Thương gia Đài Loan tại tỉnh Bình Dương cho biết, hạ tầng tốt, môi trường đầu tư thuận lợi và việc đón đầu các cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là những yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư Đài Loan.

..

Trong số các dự án trong lĩnh vực dệt may của Đài Loan được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có không ít dự án có quy mô vốn lớn. Đơn cử, dự án của Công ty TNHH Công nghiệp Delicacy Việt Nam có vốn đăng ký đầu tư lên đến 100 triệu USD. 

Ngoài các dự án lớn trong lĩnh vực dệt may, trong 2 tháng đầu năm, tỉnh Bình Dương đã thu hút được một số dự án có quy mô vốn tương đối lớn, hoạt động trong lĩnh vực chế biến, điện - điện tử, công nghiệp hỗ trợ… Đó là Dự án Nhà máy sản xuất, chế biến cà phê của Công ty Foroline Global Trading PTE (Singapore) với vốn đầu tư 88 triệu USD; Dự án sản xuất và chế biến các loại cà phê của Công ty TNHH UR Coffee (Singapore) với vốn đầu tư là 65,8 triệu USD; Nhà máy sản xuất đèn LED các loại của Công ty TNHH Lumens Vina (Hàn Quốc) với vốn đầu tư 30 triệu USD…

Theo ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, trong năm 2016, tận dụng những lợi thế sẵn có cũng như cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại tự do, Bình Dương sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp… nhằm tăng cường thu hút đầu tư.

Đón đầu các cơ hội từ TPP, tỉnh Bình Dương đã quy hoạch, hoàn thiện đầu tư hạ tầng của Khu công nghiệp Bàu Bàng (diện tích 300 ha) để chuyên thu hút các dự án hoạt động trong lĩnh vực dệt may, công nghiệp hỗ trợ.

Trong năm qua, đã có một dự án lớn hoạt động trong lĩnh vực này được cấp phép đầu tư vào khu công nghiệp này. Đó là Dự án chuỗi liên hợp hóa sợi - dệt nhuộm của Công ty TNHH Far Eastern Việt Nam với tổng vốn đầu tư đến 274 triệu USD. Tiếp nối thành công đó, trong năm nay, nhiều dự án quy mô vốn lớn, hoạt động trong lĩnh vực dệt may cũng đã được giới thiệu, cấp phép hoạt động tại Khu công nghiệp Bàu Bàng.

Theo thông tin của Báo Đầu tư, một dự án có quy mô vốn lớn, hoạt động trong lĩnh vực dệt may tại Bình Dương đang chuẩn bị thủ tục để tăng vốn đầu tư. Chưa có thông tin cụ thể, nhưng sau khi điều chỉnh tăng vốn, dự án này nhiều khả năng có tổng vốn đăng ký đầu tư lên đến 1 tỷ USD.


Đầu tư 1.300 tỷ đồng xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2

Sáng 13/3, tại TP. Vinh, UBND tỉnh Nghệ An đã phối hợp cùng Công ty cổ phần Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Lễ khởi công Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An giai đoạn 2.

Dự án Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An - Giai đoạn 2 được thực hiện theo mô hình xã hội hóa công - tư kết hợp, với tổng mức đầu tư dự kiến 1.300 tỷ đồng, trong đó có gói hỗ trợ tín dụng hơn 1.000 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 

Công trình được xây dựng với tiêu chuẩn Bệnh viện cao cấp, gồm tầng hầm, tầng mái và 8 tầng cao, tổng diện tích sàn 26.722 m2. Đây là dự án được thực hiện nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo hình thức phối hợp y tế công tư theo Nghị quyết 93 của Chính phủ.

le dong tho khoi cong du an benh vien huu nghi da khoa nghe an - giai doan 2.

Lễ đông thổ khởi công dự án Bệnh viện Hữu nghị đã khoa Nghệ An - giai đoạn 2.

Khi đi vào hoạt động, với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, cùng đội ngũ thầy thuốc của Bênh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An hiện nay đã có thương hiệu, sự tham gia khám chữa bệnh trực tiếp của các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ Hà Nội, TP.HCM.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, mô hình xã hội hóa công- tư kết hợp từ dự án Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An - giai đoạn 2 là một mô hình đúng đắn, thiết thực trong điều kiện nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, nhằm đẩy mạnh huy động các nguồn lực từ xã hội cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hợp tác về quản lý, nâng cao chất lượng của hệ thống y tế, góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Cũng tại buổi lễ, ông Lê Minh Thông, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An giai đoạn 2 sẽ góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác y tế, đầu tư và phát triển hệ thống y tế tỉnh Nghệ An từng bước hiện đại, theo hướng công bằng, hiệu quả, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, để người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận được hưởng lợi các dịch vụ kỹ thuật y tế tốt nhất, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Dự kiến đến quý I/2018 công trình sẽ hoàn thiện kiến trúc, lắp đặt thiết bị và đến quý II/2018 sẽ vận hành chính thức đưa dự án vào hoạt động.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-09-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-09-2015

    Đến 15/9, Việt Nam chi gần 4 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
    Hơn 6.700 tỷ nối trung tâm TP. HCM với khu đô thị lớn nhất VN
    Thu hồi ít nhất 50% nợ thuế lớn của các doanh nghiệp trước ngày 30/9
    Mô hình tôm - lúa sẽ mang về 1 tỷ USD

    Nâng mức giá sàn xuất khẩu gạo 25% tấm thêm 10 USD mỗi tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa  25-09-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-09-2015

    Trên 600 lô hàng nhập khẩu tồn đọng tại sân bay Tân Sơn Nhất
    Sản phẩm nông nghiệp VN chịu nhiều áp lực phải giảm giá
    Giá thép bán lẻ giảm, Thái Lan tiếp tục kiện thép Việt
    Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm một nửa

    Nữ giám đốc và cú lừa 200 tỷ đồng ở phố núi Pleiku

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-09-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-09-2015

    Hé lộ nhà đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines
    Nửa tháng, thép giảm giá 3 lần

    Sacombank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 18.852 tỷ đồng
    Đấu thầu thất bại, Kho bạc Nhà nước tăng lãi suất trái phiếu 5 năm

    Hà Nội: Chuyển 1,4ha đất công cộng thành đất xây cao ốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-09-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-09-2015

    "Kim ngạch thương mại Moskva-Hà Nội sẽ tăng lên gấp nhiều lần"
    Nợ xấu đã về 3% và cơ bản xử lý xong các ngân hàng yếu kém
    Hà Nội: Tăng trưởng tín dụng 9 tháng ước đạt 18,3%
    Còn 3 cặp ngân hàng sở hữu chéo

    Thêm khu công nghiệp 1.800 tỷ đồng tại Bình Phước

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-09-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-09-2015

    VIB tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Moody’s
    Mời nước ngoài đầu tư 9 dự án đường sắt
    Đồng Nai đón nhận dự án 160 triệu USD
    Tăng 40% thuế nhập ô tô tải?

    EVN còn "kẹt" vốn đầu tư ngoài ngành tại 4 công ty

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-09-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-09-2015

    Cảng Sài gòn muốn cùng Vingroup đầu tư khu Cảng Nhà Rồng
    Cá tra Việt Nam bị Trung Quốc cạnh tranh ở Mexico
    Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
    Turkish Airlines sẽ bay thẳng đến Việt Nam
    Trái cây Việt được nhiều nước ưa chuộng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-09-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-09-2015

    Vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh vào TP Hồ Chí Minh
    Thái Lan, Malaysia điều tra tôn bán phá giá từ VN
    Nhiều doanh nghiệp đăng ký bán hàng đa cấp
    TP.HCM: Đất nền quận 9 tăng có nguy cơ bị thổi giá

    Doanh nghiệp Mỹ dự định đầu tư lớn vào hạ tầng đường sắt VN

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-09-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-09-2015

    Trung Quốc thay đổi tỉ giá khiến tăng nhập khẩu 0,04%
    Khởi công đề án thăm dò than trữ lượng khoảng 236 triệu tấn
    8 tháng 2015, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang châu Phi tăng mạnh
    Giá cao su có thể phục hồi khi El Nino hoạt động mạnh

    Thép VN xuất khẩu sang Ấn Độ bị áp thuế 20%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-09-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-09-2015

    Hà Nội: GDP 9 tháng tăng 8,3% so với cùng kỳ
    Sau năm 2017, Việt Nam có thể không được vay vốn ODA
    Thị trường bán lẻ Nha Trang còn nhiều tiềm năng
    Bán lẻ TP.HCM có thêm 41.000m2 sàn thương mại mới
    Quy hoạch KKT cửa khẩu Móng Cái thành cực tăng trưởng kinh tế năng động

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-09-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-09-2015

    TP.HCM: Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 24,5%
    Bộ Tài chính: Giá sữa chưa giảm vì lương, điện, tỷ giá tăng
    Hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu Việt
    Dự án Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh thừa 14.000 tỷ đồng

    Vinalines rút hầu hết vốn tại 2 cảng biển lớn