Ngân hàng trung ương Trung Quốc rút gần 19 tỷ USD khỏi thị trường
Tiêu thụ ô tô tháng 3 tăng 112%
Ô tô điện thân thiện môi trường Renault đổ bộ Việt Nam
Xoài VN sẽ được nhập khẩu vào Úc
Hàng loạt tiệm vàng vi phạm về chất lượng và đo lường
![](http://kinhte.jcapt.com/img1/store/locvang-3010242.jpg)
Bộ Công Thương cho biết, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, Nghị định này quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và áp dụng đối với thương nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Ngay sau khi Nghị định ban hành, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng các Thông tư liên quan để hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư 11/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU).
Thông tư bao gồm 3 Điều và 1 Phụ lục. Trong đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 21/2016/TT-BCT và quy định rõ thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT; Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa.
Thông tư sửa đổi, bổ sung Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT bằng Phụ lục Quy tắc cụ thể mặt hàng.
Thông tư 11/2018/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2018.(TTXVN)
-------------------------------------
Cổ phiếu BIDV vẫn tăng đến 800 đồng/cổ phiếu bất chấp tin xấu về cựu chủ tịch ngân hàng này là Trần Bắc Hà vừa bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận vi phạm "rất nghiêm trọng".
Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chiều 4-6 tại sàn giao dịch BSC ở quận 1 (TP.HCM) - Ảnh: TRẤN KIÊN
Cụ thể, trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 4-6, mã BID của Ngân hàng BIDV đã tăng 800 đồng, lên 30.500 đồng một cổ phiếu.
Đây được coi là điểm đáng chú ý sau khi hôm thứ Bảy, ngày 2-6, Ủy ban Kiểm tra TW Đảng ra kết luận về vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng BIDV, gồm các cá nhân là ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang có liên quan đến khoản 4.700 tỉ đồng cho vay tại Ngân hàng Xây dựng.
Diễn biến này khác với phiên giao dịch ngày 21-2-2013 khi VN Index bị giảm đến 18,1 điểm, thị trường bốc hơi hơn 2 tỉ USD vì tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt.
Trở lại với phiên giao dịch hôm nay, các mã chứng khoán ngành ngân hàng có một phen tăng mạnh, đóng góp vào việc kéo chỉ số VN Index tăng đến 21 điểm, lên gần 1.014 điểm.
Như vậy, ngành ngân hàng liên tục duy trì đà tăng trưởng suốt bốn phiên giao dịch liên tiếp trong đó riêng phiên hôm nay (4-6) tăng 3,42%.
Có 12 trên 13 mã chứng khoán của ngành ngân hàng chủ lực trên hai sàn HoSE và HNX đồng loạt tăng trưởng và 6 mã ngân hàng nằm trong top 10 mã cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất phiên.
Mã VCB của Ngân hàng Vietcombank tiếp tục nhận được lực mua gấp 6 lần từ khối ngoại, tăng thêm 2.300 đồng, lên 59.300 đồng/cổ phiếu.
Đây là mã cổ phiếu đầu ngành ngân hàng duy trì được đà tăng trưởng và lực mua ròng của khối ngoại suốt 5 phiên liên tiếp.
Mã VPB của Ngân hàng VPBank tăng trần 3.200 đồng, lên 49.200 đồng/cổ phiếu. Mã STB của Ngân hàng Sacombank cũng tăng trần 800 đồng, lên 12.550 đồng/cổ phiếu.
Trên sàn Hà Nội, mã ACB của Ngân hàng Á châu tăng 1.500 đồng, lên 42.000 đồng/cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, mã TCB mới niêm yết của Ngân hàng Techcombank có giá tham chiếu phiên đầu tiên "đắt đỏ" nhất ngành ngân hàng đã giảm sàn suốt phiên "chào sàn" với biên độ 20%.
Hiện tại, mã TCB nhận được khối lượng giao dịch trên 2,8 triệu cổ phiếu, gía giao dịch của một cổ phiếu TCB là 102.400 đồng/cổ phiếu, giảm 25.600 đồng so với giá tham chiếu. Khối ngoại chỉ bán ròng gần 6.000 cổ phiếu TCB đầu phiên sáng rồi dừng giao dịch.
Bên cạnh đó, mã VNM của Vinamilk tăng đến 6.800 đồng, lên 175.000 đồng/cổ phiếu, là phiên tăng giá mạnh nhất suốt một tháng qua.
Mã VJC của Vietjet Air cũng tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, với 11.100 đồng, lên 170.300 đồng/cổ phiếu.
Hai cổ phiếu họ Vingroup cũng tăng nhẹ góp phần kéo thị trường. Mã VIC của Tập đoàn Vingroup tăng 1.000 đồng, lên 120.000 đồng/cổ phiếu. Mã VHM của Vinhomes tăng 1.400 đồng, lên 117.900 đồng/cổ phiếu.
Ngược lại, mã SAB của Sabeco giảm mạnh 3.400 đồng, còn 241.600 đồng/cổ phiếu, sau thông tin Phó tổng giám đốc Nguyễn Minh An có đơn xin nghỉ việc tại doanh nghiệp này.
Mặc dù thị trường đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt nhưng thanh khoản toàn thị trường vẫn chưa được cải thiện nhiều, chỉ đạt khoảng 6.000 tỉ đồng.(Tuoitre)
----------------------
Về dài hạn, Chủ tịch UBCKNN cho rằng TTCK Việt Nam vẫn còn có nhiều cơ hội diễn biến thuận lợi trong thời gian tới. Sản phẩm mới, thị trường mới cùng dự thảo Luật chứng khoán bổ sung là những điều UBCKNN đang rốt ráo thực hiện.
Từ mức đỉnh mới 1.204,33 điểm ngày 09/4, VN-Index đã có xu hướng điều chỉnh với những phiên tăng giảm mạnh đan xen, có thời điểm về mức 916 điểm nhưng hồi phục một phần những phiên gần đây.
Chia sẻ với báo chí, người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Chủ tịch Trần Văn Dũng cho rằng sự sụt giảm này do tác động cộng hưởng từ tâm lý chốt lời của nhà đầu tư cùng diễn biến thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ trên thế giới và những thay đổi kỳ vọng tăng lãi suất của một số quốc gia, khu vực.
Ông đánh giá như thế nào về TTCK Việt Nam 5 tháng đầu năm 2018?
Nhìn lại năm 2017 cũng như quý I/2018, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh. Mặc dù chỉ số đã giảm thời gian qua nhưng thực tế mức vốn hóa thị trường cổ phiếu vẫn tăng mạnh do có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đã niêm yết mà tiêu biểu là CTCP Vinhomes. Quy mô vốn hóa thị trường đạt 3.846 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cuối năm 2017, tương đương 76,8%GDP.
Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) bán ròng khá mạnh nhưng dòng vốn nước ngoài vẫn tiếp tục vào ở mức độ tương đối cao, đạt 615 triệu USD trong tháng 4 và 450 triệu USD trong nửa đầu tháng 5/2018. Điều này chứng tỏ NĐTNN vẫn kỳ vọng ở sự tăng trưởng của thị trường và sẵn sàng giải ngân ở thời điểm thích hợp.
Tổng mức huy động trên TTCK 5 tháng đầu năm ước đạt 90.000 tỷ đồng gồm 57.600 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và 26.400 tỷ đồng thông qua cổ phần hóa và thoái vốn qua 2 Sở.
Nguyên nhân nào kéo thị trường chứng khoán giảm mạnh thời gian qua, thưa ông?
Sự biến động điều chỉnh của TTCK Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thị trường thế giới cũng điều chỉnh giảm trước tình hình kinh tế, chính trị nhiều biến động. Khả năng xảy ta một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn hiện hữu, cũng như lo ngại về khả năng tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ trong tháng 6 khiến NĐTNN bắt đầu có xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Thị trường chứng khoán thế giới từ Mỹ, châu Âu, châu Á đều đã điều chỉnh giảm từ tháng 01/2018, giảm phổ biến 7 – 10%.
Tôi cho rằng tâm lý chốt lời tại TTCK Việt Nam cũng diễn ra đúng vào thời điểm TTCK thế giới điều chỉnh giảm nên tác động cộng hưởng càng lớn. Cả NĐTNN và trong nước thời gian gần đây đều có xu hướng chốt lời đối với các cổ phiếu đã có mức tăng giá mạnh từ đầu năm, dè dặt trong giải ngân mới mà chờ đợi cơ hội thích hợp để tiếp tục đầu tư.
Theo tôi, về dài hạn, TTCK Việt Nam vẫn còn có nhiều cơ hội diễn biến thuận lợi trong thời gian tới. Bởi kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt; thị trường tài chính – tiền tệ, ngoại hối ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay bằng VNĐ có xu hướng giảm; tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vẫn ổn định. Thêm đó, khối ngoại vẫn tiếp tục vào ròng, chưa có dấu hiệu rút vốn khỏi TTCK.
Trước bối cảnh TTCK giao dịch thăng hoa trong thời gian vừa qua, định hướng trong công tác phát triển TTCK thời gian tới là gì, thưa ông?
Ưu tiên của UBCKNN trong năm nay là bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của TTCK, phát triển TTCK theo chiều sâu và kiên trì công tác tái cấu trúc. Trong đó, công tác xây dựng chính sách phát triển TTCK tiếp tục tập trung thực hiện.
Đầu tiên, việc cần làm là hoàn thiện khung pháp lý với trọng tâm là triển khai xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi trình Bộ Tài chính trình Chính phủ, dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến trong năm 2018 và thông qua vào năm 2019.
Thời gian tới cũng cần tiếp tục tham gia có hiệu quả vào công tác huy động vốn cho ngân sách nhà nước; cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch để tranh thủ cơ hội tăng quy mô của thị trường đi kèm đó còn là tăng chất lượng của doanh nghiệp.
Thứ ba, UBCKNN sẽ tiếp tục tái cấu trúc tổ chức vận hành thị trường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động và giao dịch trên TTCK. Một trong các nhiệm vụ đặt ra là hợp nhất các SGDCK và phát triển, phân định các khu vực thị trường - thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và TTCKPS - để nâng cao vị thế của SGDCK Việt Nam trong khu vực ASEAN.
UBCKNN cũng sẽ phải tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuẩn bị triển khai các sản phẩm mới, trong đó có sản phẩm chứng quyền có đảm bảo (CW) tại HOSE và sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP tại HNX ngay trong năm nay.
Nhiệm vụ thứ năm là phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự hình thành thị trường trái phiếu doanh nghiệp, dự kiến đưa thị trường này vào giao dịch năm 2019.
Đi kèm với sự phát triển sản phẩm, thị trường, nhiệm vụ thời gian tới còn là tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trên TTCK.
Công tác giám sát sẽ được tiến hành toàn diện đối với các hoạt động thao túng giá chứng khoán, công bố thông tin và tuân thủ của các công ty đại chúng, hoạt động của các SGDCK, TTLKCK, công ty chứng khoán và các công ty thực hiện kiểm toán các công ty đại chúng.
Chúng tôi cho rằng đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch cho TTCK từ đó thúc đẩy thị trường phát triển bền vững.(NDH)
Ngân hàng trung ương Trung Quốc rút gần 19 tỷ USD khỏi thị trường
Tiêu thụ ô tô tháng 3 tăng 112%
Ô tô điện thân thiện môi trường Renault đổ bộ Việt Nam
Xoài VN sẽ được nhập khẩu vào Úc
Hàng loạt tiệm vàng vi phạm về chất lượng và đo lường
Ngân hàng Việt Nam 'lớn nhanh' thứ nhì Đông Nam Á
Lãnh đạo Chứng khoán Kim Long xin 'khai tử' công ty
Nhà đầu tư Singapore rút lui khỏi đường ống nước Sông Đà
400 triệu cổ phiếu của Sacombank vẫn bị "ngâm"
Doanh thu giảm 1 tỷ USD sau 2 năm, Yahoo tiếp đà khủng hoảng
Singapore vượt Hong Kong, trở thành Trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới
Mỹ vẫn áp thuế chống bán phá giá túi PE của Việt Nam
Năm 2016, ACB trích lập 1.000 tỷ đồng cho nhóm 6 công ty
Sẽ tái định hướng luồng tín dụng từ bất động sản sang sản xuất, kinh doanh
Xử lý nợ xấu: Cấp thiết phải có một sàn giao dịch
HSBC hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 6,3%
Phạm Nguyên nhận được 9,3 triệu đôla từ quỹ đầu tư Nhật Bản
Vì sao ai ai cũng nói về yên Nhật?
Đầu tư 200 triệu USD cho dự án tiết kiệm năng lượng công nghiệp
Giá dầu thế giới tăng, OPEC sớm đóng băng sản lượng
Chủ tịch Fed Kansas George cảnh báo việc chậm tăng lãi suất có thể kết thúc tồi tệ
OPEC chưa đủ sức ‘giết chết’ đợt bùng nổ dầu thô Mỹ
Trung Quốc rục rịch chuyển nhà máy đến Nga
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch lạc quan về kinh tế Trung Quốc
Lo ngại bệnh đốm trắng, tôm Việt bị “cấm cửa” tại Ả-rập-Xê-ú́t
400 chi nhánh ngân hàng ở Anh sắp đóng cửa
Giám đốc điều hành ngân hàng Áo mất chức vì Hồ sơ Panama
Doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm công ty Hàn sau khi ngừng mua Sheraton
Triều Tiên bị tố in tiền Trung Quốc giả
Thủ tướng Canada kêu gọi hợp tác toàn cầu chống trốn thuế
Lãi suất sẽ tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2015
PTB: Mảng sản xuất gỗ nội, ngoại thất sẽ tăng trưởng nóng trong năm 2016
Mỹ chặn vụ sáp nhập 160 tỷ USD của hai hãng dược
Tập đoàn Hong Kong tính chi 14 triệu USD mua khách sạn 5 sao ở Đà Nẵng
Sẽ thực hiện ấn định thu thuế phôi thép NK theo mức thuế 9%
Doanh nghiệp Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì biến động tỷ giá
Hai tháng, nhập gần 52 triệu USD thuốc trừ sâu từ Trung Quốc
Caixin PMI Trung Quốc: Dịch vụ mạnh mẽ, việc làm giảm
Các nhà đầu tư chứng khoán hãy dè chừng với lợi nhuận toàn cầu
Fed bật tín hiệu thận trọng với việc tăng lãi suất, lo ngại về kinh tế toàn cầu
Thương vụ M&A lớn nhất lịch sử ngành dược đổ bể
Fed khó có thể tăng lãi suất trước tháng Sáu
Công ty kính nổi Chu Lai được tiếp tục nhập khẩu săm lốp ô tô cũ
Nhà đầu tư "không còn chỗ trú ẩn" trong "cơn bão" lợi nhuận giảm
Alibaba chính thức vượt mặt Walmart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, giấc mơ bá chủ trong tầm tay
Quốc hội Mỹ nhiều khả năng xem xét TPP sau tháng 11 tới
Tỷ giá trung tâm giảm 5 đồng, giá USD tiếp tục ổn định
Cổ phần hoá TCty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
Sản xuất công nghiệp giảm đà tăng trưởng
Lào – thị trường tiềm năng cho DN Việt
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự