Sản phẩm chống trộm giúp Việt Tiệp thu về hơn 800 tỷ đồng trong năm 2015
Đối tác ngoại sắp mua 500 tỷ đồng trái phiếu Nam Long
Đình chỉ xuất xưởng một dòng xe tải của Ôtô Trường Hải
Hải Phát chi hơn 500 tỷ thâu tóm 7.200m2 đất vàng Tố Hữu
Thâu tóm giành thị phần: Nhà giàu Việt song đấu ông lớn ngoại
Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-04-2016
- Cập nhật : 08/04/2016
Chủ tịch Fed Kansas George cảnh báo việc chậm tăng lãi suất có thể kết thúc tồi tệ
Fed có thể thổi bùng sự bất ổn tài chính và đẩy nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái nếu chờ đợi quá lâu để tăng lãi suất, Chủ tịch Fed Kansas City Esther George cho biết hôm thứ Năm.
George cho biết, Fed đang mạo hiểm khi giữ chính sách tiền tệ đặc biệt lỏng trong bối cảnh thị trường việc làm dường như đã đạt tới trạng thái toàn dụng và lạm phát đang tăng.
"Tôi tin rằng chính sách tiền tệ cần phải ứng phó với những điều kiện mới hiện nay", bà nói trong bài phát biểu tại một diễn đàn kinh tế ở York, Nebraska.
Tuy nhiên George chỉ là ý kiến thiểu số trong cuộc họp chính sách tháng Ba của Fed, là một trong số ít những nhà hoạch định chính sách tại NHTW Hoa Kỳ ủng hộ việc sớm tăng lãi suất. Thế nhưng đa số các thành viên lại đồng thuận cho rằng Fed nên chờ đợi cho tới ít nhất là tháng Sáu mới tính chuyện tăng lãi suất, sau lần tăng đầu tiên sau gần 1 thập kỷ vào tháng 12/2015.
Về phía mình, bà George cho rằng, chính sách tiền nới lỏng hiện này có thể dẫn đến rủi ro hình thành các bong bóng tài sản. "Đơn cử như thị trường bất động sản, hiện nay giá đang tăng cao và có thể vẫn tiếp tục tăng", cô nói.
Mặc dù cũng có chung cái nhìn như nhiều nhà hoạch định chính sách khác của Fed rằng, kinh tế toàn cầu hiện vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng theo bà, chi tiêu tiêu dùng ở Hoa Kỳ là đủ mạnh để giữ cho nền kinh tế đi đúng hướng.
Cho rằng Fed có thể đối phó với những cú sốc kinh tế bằng cách tạm dừng tăng lãi suất, nhưng theo bà, việc duy trì chính sách nới lỏng có thể đẩy NHTW phải thắt chặt lãi suất nhanh hơn về sau. "Trong lịch sử, việc tăng nhanh lãi suất đều kết thúc tồi tệ, dẫn đến suy thoái kinh tế", bà nói.
OPEC chưa đủ sức ‘giết chết’ đợt bùng nổ dầu thô Mỹ
Trung Quốc rục rịch chuyển nhà máy đến Nga
Theo Russia Today, phía Nga cho hay họ quan tâm đến vấn đề này, nhưng cho biết việc dời nhà máy chỉ có thể được thực hiện nếu hoạt động phù hợp với pháp luật về môi trường tại Nga.
“Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận các doanh nghiệp Trung Quốc thiết lập cơ sở sản xuất có định hướng xuất khẩu trên vùng lãnh thổ Viễn Đông”, phát ngôn viên của Cục Phát triển miền Viễn Đông Nga Rustam Makarov cho hay.
Các nhà máy Đại lục đang muốn tiến vào vùng Viễn Đông hiện tham gia vào hoạt động xây dựng, gia công kim loại, năng lượng, chế tạo máy, đóng tàu, hóa chất và các ngành khác. Tuy nhiên, việc chuyển dời chỉ sẽ được thực hiện nếu họ tuân thủ luật môi trường của Nga.
Việc Trung Quốc dời một số nhà máy đến Nga được đồng thuận trong chuyến thăm của người đứng đầu Cục Phát triển miền Viễn Đông Nga Aleksandr Galushka đến Bắc Kinh. Các bản ghi nhớ giữa hai bên đã được ký kết trong chuyến thăm đó.
Điện Kremlin cung cấp cho các doanh nghiệp Đại lục cơ hội để chuyển dịch sản xuất đến vùng Viễn Đông, tạo cho họ “lợi ích đáng kể về thuế và các ưu đãi hành chính”. Quan chức Đại lục cho hay họ sẵn sàng khuyến khích doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia vào dự án này.
Hồi tháng 9.2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sự phát triển của vùng Viễn Đông phải là ưu tiên lớn của nước Nga.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch lạc quan về kinh tế Trung Quốc
Fitch là cơ quan duy nhất trong các hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc - Ảnh: AFP
Theo Channel NewsAsia, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch trong bộ ba các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới mới đây cho hay kinh tế Trung Quốc sẽ không rơi vào tình trạng “hạ cánh cứng”, ngay cả khi có các lỗ hổng cấu trúc như mức nợ cao không giảm.
“Fitch Ratings tin tưởng rằng Trung Quốc có các nguồn lực tài chính và hành chính để tránh sự suy giảm đến mức tăng trưởng rớt xuống cận 0 trong vòng hai năm”, báo cáo có tựa đề “Những gì nhà đầu tư muốn biết: Trung Quốc” của Fitch viết. Hãng này dự báo Đại lục tăng trưởng từ 6% đến 6,5% trong năm 2016, 2017, thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng chính thức được giới chức Trung Quốc đặt ra là khoảng 6,5% đến 7% trong năm nay.
Không như Standard & Poor’s và Moody’s, hai cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín đã hạ xếp hạng tín dụng của Trung Quốc trong tháng trước, Fitch vẫn giữ mức ổn định cho triển vọng kinh tế Đại lục. Cơ quan này vẫn cho biết kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đòn bẩy đáng kể từ thời khủng hoảng tài chính năm 2008, song nói thêm rằng hệ thống tài chính nước này có khả năng chống lại những bất ổn.
Đồng ý kiến với hãng Fitch, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc Yao Wei thuộc ngân hàng Societe Generale cho biết sức khỏe kinh tế Đại lục sẽ “tương đối ổn định” trong những tháng tới vì ba cải thiện tích cực. Thứ nhất, nhân dân tệ đã khá ổn định trong thời gian gần đây do việc đô la Mỹ giảm giá và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thắt chặt kiểm soát vốn đã xoa dịu nhiều lo ngại. Thứ nhì, thị trường bất động sản nước này đang phục hồi và thứ ba là việc gia tăng chi tiêu của Bắc Kinh hồi đầu năm 2016 đã và đang hỗ trợ kinh tế Đại lục.
Dù vậy, bà Yao vẫn lưu ý đến núi nợ khổng lồ ở Trung Quốc, đặc biệt là nợ trong các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, tình trạng thừa cung ở các thành phố nhỏ và những biện pháp thắt chặt gần đây cũng có thể giảm bớt đà phục hồi trong thị trường bất động sản.
Lo ngại bệnh đốm trắng, tôm Việt bị “cấm cửa” tại Ả-rập-Xê-ú́t
Động thái này căn cứ từ báo cáo của Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE) đề cập đến việc xuất hiện bệnh đốm trắng ở tôm có xuất xứ từ Việt Nam.
Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, việc tạm ngừng thông quan này sẽ được dỡ bỏ khi các điều kiện thú y được đảm bảo.
Cụ thể, theo thông báo của Cơ quan thẩm quyền Ả-rập-Xê-út, chỉ có các sản phẩm tôm đáp ứng các điều kiện sau mới được tiếp tục cho phép thông quan vào thị trường này.
Thứ nhất, các lô hàng tôm đã được bóc đầu, vỏ (trừ phần đốt đuôi) sẽ được kiểm tra cảm quan và lấy mẫu xét nghiệm.
Thứ hai, các lô hàng tôm đã được chế biến để tiêu dùng trực tiếp (đã được nấu chín).
Thứ ba, các lô hàng tôm đã được xử lý nhiệt theo quy định tại điều 9.6.3 Bộ Quy tắc về sức khỏe động vật thủy sản.
Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Nafiqad cho biết: Hiện nay, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đang tiến hành liên hệ, trao đổi các nội dung cần thiết với Cơ quan thẩm quyền Ả-rập-Xê-ú́t về cơ sở của việc đưa ra các biện pháp kiểm soát này.
Để tránh vướng mắc trong quá trình xuất khẩu tôm vào thị trường Ả-rập-Xê-ú́t, Nafqiad đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các biện pháp kiểm soát nêu trên, chủ động trao đổi với nhà nhập khẩu để thiết lập các biện pháp kiểm soát phù hợp nhằm tránh các vướng mắc khi xuất khẩu tôm.