Diện tích bán lẻ tại TPHCM vẫn thua Hà Nội
Dự án 3.000 tỉ tại Long Biên vừa về tay đại gia nào?
Vĩnh Hoàn dẫn đầu xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm
Canon bất ngờ mua lại công ty y tế của Toshiba
Các ngân hàng Việt đứng bét ASEAN về lợi nhuận
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-04-2016
- Cập nhật : 09/04/2016
Ngân hàng trung ương Trung Quốc rút gần 19 tỷ USD khỏi thị trường
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 8/4 đã rút 120 tỷ nhân dân tệ (18,55 tỷ USD) khỏi thị trường sau khi đáo hạn thỏa thuận mua lại đảo ngược (repo), theo đó PBoC mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại với thoả thuận bán lại chúng trong tương lai.
Trong tuần này, PBoC đã rút khỏi lưu thông tổng cộng 275 tỷ NDT sau khi các thỏa thuận repo trị giá 395 tỷ NDT đáo hạn.
Theo các chuyên gia, việc PBoC thu tiền về cho thấy thị trường vốn ở Trung Quốc đã bớt căng thẳng sau nhiều tuần "bơm" tiền. Gần đây nhất, PBoC đã "bơm" thêm 15 tỷ NDT vào hệ thống tài chính trong tuần trước, thông qua các hoạt động thị trường mở.
Trên thị trường liên ngân hàng ngày 8/4, lãi suất liên ngân hàng qua đêm (Shibor) tại Thượng Hải (Shanghai) đã tăng đến 1,98%.
Tiêu thụ ô tô tháng 3 tăng 112%
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chiều 8/4, công bố, doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng ba đạt 24.802 xe bán ra, tăng 112% so với tháng liền trước.
Tính chung trong quý đầu năm, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 59.685 xe, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xe ô tô du lịch tăng 6%, xe thương mại tăng 55% và xe chuyên dụng tăng 57%.
Cũng theo VAMA, xét về doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước, Công ty Trường Hải dẫn đầu thị trường với 10.366 xe được bán ra; tiếp đến là Công ty Toyota với 4.693 xe; Ford ở vị trí thứ 3 với 2.392 xe được bán ra trong tháng vừa qua.
Ô tô điện thân thiện môi trường Renault đổ bộ Việt Nam
Những chiếc xe ô tô điện công nghệ cao và thân thiện với môi trường Renault chuẩn bị đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Tối 8/4, tại Đại sứ quán Pháp, Auto Motors Vietnam – Nhà nhập khẩu và phân phối chính thức Renault tại Việt Nam cùng với Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh đã ký hợp đồng mua xe ô tô điện công nghệ cao và thân thiện với môi trường.
Theo biên bản ghi nhớ vào tháng 12/2015 giữa các bên đã ký, sẽ có khoảng 10.000 đến 20.000 xe điện Renault được nhập khẩu về Việt Nam trong vòng 5 năm để phục vụ cho dịch vụ taxi của Mai Linh. Tại lễ ký này, hai bên đã ký hợp đồng nhập 100 xe điện Fluence ZE đầu tiên với giá 29.000 USD/xe và dự kiến về Việt Nam vào tháng 6 tới.
Tại lễ ký, ông Roland Bouchara, Phó Chủ tịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, đây là lô xe ô tô điện đầu tiên và lớn nhất trong khu vực ASEAN được ký kết. Với lô xe điện này, Renault đang dần khẳng định tại thị trường Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hãng sẽ đồng hành, hỗ trợ cùng Mai Linh cũng như Việt Nam hướng tới dòng xe thân thiện với môi trường.
Cũng tại lễ ký này, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội đã ký biên bản thỏa thuận về chương trình bảo vệ môi trường. Theo ông Jean Noel Poirier, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, đối với Hà Nội cũng như khắp nơi trên thế giới, chất lượng không khí giờ đây trở thành mối quan tâm chính đáng của người dân.
Do đó, Hà Nội cần có các công cụ đo lường và phân tích chất lượng không khí để người dân có được thông tin theo thời gian thực và để chính quyền có được những thông tin cần thiết nhằm đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng môi trường của Thủ đô.
Pháp là một nước có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này và tất cả các thành phố lớn của Pháp đều được trang bị một hệ thống quan trắc như vậy. Tại Jordania và Maroc, Cơ quan Phát triển Pháp cũng đã lắp đặt hệ thống quan trắc với mạng lưới hàng chục cảm biến đo lường và phân tích không khí. Do đó, Pháp cũng muốn triển khai một hệ thống tương tự tại Hà Nội, ông Jean Noel Poirier khẳng định.
Xoài VN sẽ được nhập khẩu vào Úc
Hàng loạt tiệm vàng vi phạm về chất lượng và đo lường
Thanh, kiểm tra 1.718 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vàng, mỹ nghệ, Bộ KH&CN phát hiện 432 cơ sở (25%) có vi phạm.
Ông Trần Minh Dũng, chánh Thanh tra Bộ KH&CN, cho biết các vi phạm phổ biến nhất là ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, sử dụng cân không điểm định, cân không đạt yêu cầu về đo lường, cân không phù hợp về phạm vi đo và cấp chính xác, vàng không đạt chất lượng theo công bố.
Từ kết quả thanh, kiểm tra năm 2015 trên, Bộ KH&CN quyết định triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng trên phạm vi toàn quốc trong năm 2016 với nội dung “Thanh tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về đo lường trong kinh doanh vàng, về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ”.
Tuy nhiên, Bộ KH&CN cũng lưu ý, để tránh chồng chéo, hạn chế việc thanh tra, kiểm tra nhiều lần trong năm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, Bộ đề nghị UBND tỉnh thành chỉ đạo các ngành có liên quan phân công trách nhiệm, phối hợp với sở KH&CN gắn nội dung thanh tra chuyên đề diện rộng vào kế hoạch thanh tra liên ngành chung của địa phương.