tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-04-2016

  • Cập nhật : 09/04/2016

Ngân hàng Việt Nam 'lớn nhanh' thứ nhì Đông Nam Á

Các nhà băng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản thuộc top đầu khu vực, song tốc độ tăng vốn được đánh giá là chưa tương ứng với việc mở rộng hoạt động, theo The Banker.

Tạp chí The Banker vừa công bố danh sách 100 ngân hàng Đông Nam Á năm nay. Theo đó, tài sản của 19 ngân hàng Việt đã tăng 15,66% so với năm ngoái. Dù lượng tài sản chỉ đóng góp phần nhỏ trong cả danh sách, với 7,46%, tỷ lệ này đã cao hơn nhiều so với năm ngoái (6,21%).

Ngân hàng Việt có tăng trưởng tài sản mạnh nhất là VP Bank với 35,02%. Theo sau là SCB và Shinhan Bank Vietnam với lần lượt 34,22% và 33,32%.

Tốc độ này tại Việt Nam được dự báo còn tăng. Ngoài GDP tăng cao và ổn định, tỷ lệ tiếp cận ngân hàng tại đây vẫn thuộc hàng thấp nhất khu vực. Chỉ 30,86% người trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng, theo số liệu năm 2014.

cac ngan hang viet co tong tai san tang nhanh, song quy mo von chua tuong ung voi toc do mo rong hoat dong. anh: talkvietnam

Các ngân hàng Việt có tổng tài sản tăng nhanh, song quy mô vốn chưa tương ứng với tốc độ mở rộng hoạt động. Ảnh: TalkVietnam

Campuchia là quốc gia có tốc độ tăng tài sản lớn nhất khu vực với 30,4%. Nước này chỉ có một đại diện trong danh sách là ACLEDA Bank, với tài sản đóng góp 0,1% tổng. Thống trị danh sách về giá trị tài sản là các nhà băng Malaysia, Singapore và Thái Lan, đóng góp gần 75% tổng.

Dù vậy, tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với tăng lợi nhuận. Trên thực tế, với hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) 0,8% và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROC) 12,19%, Việt Nam chỉ đứng phía cuối bảng xếp hạng về mặt này.

Đứng đầu về lợi nhuận là các nhà băng Indonesia, với hai chỉ số này lần lượt là 2,7% và 25,31%.

Xếp hạng của The Banker dựa trên vốn cấp I của các ngân hàng. Đứng đầu là DBS Bank của Singapore, theo sau là OCBC và United Overseas Bank cũng của quốc đảo này. Đại diện có thứ hạng cao nhất của Việt Nam trong danh sách là VietinBank – xếp thứ 25, tụt 2 bậc so với năm ngoái.

The Banker nhận xét các ngân hàng Việt Nam mở rộng hoạt động mà không tăng vốn với tốc độ tương ứng. Vốn cấp I của các nhà băng tại đây chỉ tăng 4,54% - thấp nhất trong các quốc gia được theo dõi.

Bên cạnh đó, dù các ngân hàng trong nước thuộc nhóm lợi nhuận thấp nhất, tình hình này đang được cải thiện. Lợi nhuận trước thuế của các nhà băng đã tăng 6%, mạnh nhì trong danh sách, sau Singapore (10,9%)


Lãnh đạo Chứng khoán Kim Long xin 'khai tử' công ty

Kế hoạch giải thể bất ngờ của Hội đồng quản trị Kim Long được lý giải là để bảo toàn giá trị tài sản cho cổ đông.

Công ty Chứng khoán Kim Long (Mã CK: KLS) vừa phát đi tài liệu họp Đại hội cổ đông năm 2016, trong đó có tờ trình về việc giải thể. Theo đó, Hội đồng quản trị công ty sẽ xây dựng các phương án chi tiết để thực hiện các thủ tục giải thể và hủy niêm yết cổ phiếu KLS trên sàn HNX.

cong ty chung khoan kim long xin giai the.

Công ty chứng khoán Kim Long xin giải thể.

Sau nhiều thông tin đồn đoán về việc sáp nhập với Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), quyết định của Kim Long khiến cổ đông và nhà đầu tư trên thị trường bất ngờ bởi những khó khăn mà doanh nghiệp này gặp phải được đánh giá là chưa đến mức phải giải thể. Trong quá khứ, công ty từng lỗ kỷ lục 347 tỷ đồng năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, song Kim Long vẫn có thể vượt qua.

Năm 2015, cổ phiếu dầu khí đã khiến Kim Long thua lỗ 68 tỷ đồng, cổ phiếu KLS rơi vào diện cảnh báo. Kết thúc quý I/2016, công ty đã chuyển lỗ thành lãi 4 tỷ đồng nhưng Hội đồng quản trị vẫn quyết định "khai tử" doanh nghiệp với mục đích được thông báo là để bảo toàn tài sản.

Kim Long cũng lên kế hoạch chi tiết phương án giải thế công ty. Theo đó, cổ đông phản đối việc giải thể được quyền yêu cầu mua lại cổ phiếu với giá tham chiếu trên HNX trong khoảng 10.600-11.200 đồng.

Với chính sách phân chia tài sản như trên, Chủ tịch Kim Long là ông Hà Hoài Nam sở hữu 17,7 triệu cổ phần sẽ thu về tối thiểu 188 tỷ đồng. Thành viên Hội đồng quản trị Phạm Tấn Huy Bằng cũng dự kiến thu về từ tối thiểu 104 tỷ đồng. Quỹ Market Vectors Vietnam ETF sở hữu 10 triệu cổ phiếu cũng thu về tối thiểu 106 tỷ đồng.

Tại ngày 31/3, công ty có tổng tài sản 2.301 tỷ đồng, tiền mặt là 627 tỷ đồng. Sau khi thanh lý, công ty dự định giữ lại được 80-90% tổng tài sản, tức khoảng 1.900-2.000 tỷ đồng. Đối với các chủ nợ, Kim Long sẽ làm việc để tiến hành quyết toán. Hiện công ty có tổng nợ chỉ khoảng 112 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, nguyên nhân dẫn đến quyết định "khai tử" cho Kim Long là kết quả kinh doanh năm 2015 công ty lâm vào thua lỗ. Hiện Kim Long chủ yếu giữ tiền mặt và các khoản đầu tư cổ phiếu niêm yết. Khi giải thể, cổ đông sẽ nhận được giá trị cao hơn giá cổ phiếu KLS trên thị trường. Năm 2013-2014, Kim Long lần lượt lãi 138 tỷ và 145 tỷ đồng nhưng kết quả này vẫn chưa cao hơn các công ty khác trên thị trường.

Bên cạnh đó, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn còn tương đối nhỏ trong khi có quá nhiều tổ chức kinh doanh chứng khoán cùng tham gia hoạt động. Vì vậy cạnh tranh trong các hoạt động dịch vụ chứng khoán rất quyết liệt và thị phần chủ yếu thuộc về các công ty lớn. Nếu Kim Long muốn gia tăng thị phần trong các hoạt động nghiệp vụ thì phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn, có thể dẫn đến thất thoát nguồn lực và thiệt hại cho các cổ đông.

"Là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, các công ty chứng khoán phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật nhằm đảm bảo tính an toàn của cả hệ thống tài chính. Các quy định này có mục tiêu hạn chế rủi ro và ngăn chặn những phản ứng dây chuyền trên thị trường nhưng lại khiến cho các công ty chứng khoán không thể thực hiện các khoản đầu tư lớn, lâu dài và mang tính chi phối trong các doanh nghiệp mục tiêu. Vì vậy khả năng kiểm soát các khoản đầu tư dài hạn có nhiều hạn chế", lãnh đạo công ty nhận định

Trong năm qua, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của công ty đã được tận dụng tối đa cho mục đích sinh lợi trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức lãi suất huy động của ngân hàng từ các tổ chức kinh tế luôn luôn thấp hơn lãi suất trả cho các cá nhân.

Quyết định giải thể của Kim Long khiến không ít nhà đầu tư tiếc nuối khi trải qua 10 năm giao dịch, công ty đã có hơn 10.811 tài khoản, trong đó có 3 tài khoản là quỹ đầu tư. 

Đây không phải lần đầu tiên ông lớn chứng khoán này có ý định giải thể. Năm 2011, sau nhiều ý kiến chỉ trích về kế hoạch án binh bất động - đem 1.800 tỷ đồng đi gửi ngân hàng, Kim Long đã có ý định chuyển đổi mô hình sang công ty đầu tư. Tuy nhiên, kế hoạch này đã đổ bể do không được cổ đông thông qua.

Chứng khoán Kim Long được thành lập năm 2006 với vốn điều lệ 18 tỷ đồng đến nay đã tròn 10 năm, vốn điều lệ của công ty đã tăng 2.025 tỷ đồng và lọt top 3 công ty lớn nhất thị trường.


Nhà đầu tư Singapore rút lui khỏi đường ống nước Sông Đà

Sau 6 năm gắn bó với đơn vị điều hành đường ống là Viwasupco, đối tác Acuatico sẽ nhượng lại cổ phần cho doanh nghiệp trong nước mà không nhận được một đồng cổ tức nào. 

Công ty Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) vừa thống nhất chọn Công ty Đầu tư và Phát triển Sinh Thái làm cổ đông chiến lược thay cho Acuatico – một nhà đầu tư đến từ Singapore. Theo đó, Công ty Đầu tư và Phát triển sinh thái sẽ sở hữu 21,8 triệu cổ phần, tương ứng 43,6% vốn từ Acuatico chuyển nhượng sang.

nha dau tu ngoai rut von sau nhieu be boi lien quan den du an. anh: ba do

Nhà đầu tư ngoại rút vốn sau nhiều bê bối liên quan đến dự án. Ảnh: Bá Đô

Acuatico là cổ đông chiến lược của công ty từ năm 2010 sau khi mua số cổ phần trên từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Trước đó, Vinaconex là công ty mẹ và nắm giữ gần như toàn bộ vốn tại Viwasupco.

Sau gần 6 năm gắn bó, Acuatico quyết định rút vốn khi Viwasupco đang chuẩn bị đầu tư Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn 2. Trong những năm có sự hiện diện Acuatico, Viwasupco thua lỗ triền miên do chi phí vay lãi quá lớn. Đến năm 2014, công ty mới chính thức xóa lỗ lũy kế.

Năm 2015, doanh thu công ty tăng lên 404 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 147 tỷ đồng do được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2016, công ty đặt mục tiêu doanh thu 439 tỷ, lợi nhuận sau thuế tăng lên 161 tỷ đồng. Mặc dù đã có lãi nhưng công ty vẫn tiếp tục chưa có kế hoạch trả cổ tức do cần tiền thực hiện giai đoạn 2 của công trình. 

Đường ống nước Sông Đà được vận hành từ năm 2009. Tháng 2/2014 đường ống nước Sông Đà vỡ lần đầu tiên. Chỉ trong vòng 2 năm, công trình này vỡ liên tiếp 17 lần và trở thành dự án tai tiếng gây bức xúc trong dư luận.

Vừa qua khi chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp thiết bị Dự án Đường nước sạch sông Đà giai đoạn 2, chủ đầu tư cũng gặp phải sự phản đối từ dư luận do đơn vị trúng thầu là Công ty Xinxing có nhiều tai tiếng. Ngày 6/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận việc dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu này.

Giai đoạn 2 của dự án có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, cung cấp nước sạch cho chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông, công suất 600.000 m3 một ngày.


400 triệu cổ phiếu của Sacombank vẫn bị "ngâm"

Hơn 5 tháng kể từ khi Sacombank và Southern Bank sáp nhập, cổ phiếu hoán đổi của ngân hàng vẫn chưa được giao dịch trên sàn chứng khoán.

Ngày 7/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra thông báo không chấp thuận việc gia hạn công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2015 của Sacombank.

Điều đáng nói, nếu Sacombank không hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2015 thì hàng loạt cổ đông của Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chưa được tự do giao dịch cổ phiếu sau khi sáp nhập vào Sacombank.

Ngày 20/10/2015, thương vụ sáp nhập giữa Sacombank và Southern Bank được hoàn tất bằng việc phát hành thêm 400 triệu cổ phiếu. Trong đó, 300 triệu cổ phiếu được phân phối cho cổ đông Southern Bank, 100 triệu cho cổ đông Sacombank.

Nhân dịp này, Sacombank cũng phát hành 242,7 triệu cổ phiếu với mục đích thưởng và trả cổ tức cho năm 2013 và năm 2014. Tổng cộng, qua việc phân phối nêu trên, tính đến 28/10/2015, Sacombank đã phát hành thành công 642,7 triệu cổ phiếu.

400 trieu co phieu lien quan den thuong vu sap nhap sacombank va southern bank van chua duoc niem yet du 2 ngan hang da "ve mot nha" duoc hon 5 thang. anh: anh tuan.

400 triệu cổ phiếu liên quan đến thương vụ sáp nhập Sacombank và Southern Bank vẫn chưa được niêm yết dù 2 ngân hàng đã "về một nhà" được hơn 5 tháng. Ảnh: Anh Tuấn.

uy nhiên, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM chỉ chấp thuận niêm yết bổ sung 242,7 triệu cổ phiếu STB – cổ phiếu được phát hành thêm nhằm trả cổ tức và thưởng cho cổ đông hiện hữu kể từ ngày 26/11/2015. Còn lại, 400 triệu cổ phiếu liên quan đến thương vụ sáp nhập Sacombank - Southern Bank, đến nay vẫn chưa được niêm yết.

Như vậy, đã hơn 5 tháng trôi qua kể từ khi sáp nhập nhưng cổ phiếu hoán đổi vẫn chưa chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán.

Theo quy định tại Thông tư 202/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn niêm yết trên sàn chứng khoán, trường hợp một công ty niêm yết sáp nhập với công ty chưa niêm yết trên sàn chứng khoán như trường hợp của Sacombank với Southern Bank thì sau sáp nhập, ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) Sacombank tại báo cáo tài chính kiểm toán phải đạt từ 5% trở lên hoặc có ROE dương và lớn hơn ROE của chính Sacombank trong năm liền trước.

Đến nay, Sacombank vẫn chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2015. Ngân hàng này đã có đơn xin hoãn nộp báo cáo, tuy nhiên đề nghị không được UBCKNN chấp thuận.

Căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất chưa được kiểm toán của Sacombank năm 2015 thì ROE của ngân hàng này đạt mức khoảng 6,3% - thỏa mãn yêu cầu niêm yết cổ phiếu.

Tuy nhiên cho đến khi báo cáo kiểm toán của Sacombank được chính thức công bố, ngân hàng này vẫn chưa có cơ sở để tính toán con số ROE chính thức. Vì vậy số lượng cổ phiếu phát hành thêm của Sacombank chưa được chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán.

Trước đó, vào năm 2012, thương vụ sáp nhập giữa Habubank vào vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã nhanh chóng được hoàn tất bởi việc niêm yết bổ sung 405 triệu cổ phiếu.


Doanh thu giảm 1 tỷ USD sau 2 năm, Yahoo tiếp đà khủng hoảng

Với hơn 15% doanh thu kém hơn năm ngoái, Yahoo dự kiến sẽ sụt giảm tới 20% trong lợi nhuận, theo một báo cáo của Re/code Kara Swisher.

Theo tin tức được trích dẫn trong một thông cáo báo chí gửi tới những người đang định mua lại Yahoo, doanh thu của công ty không bao gồm chi phí thương mại dự kiến sẽ là 3,5 tỷ USD trong năm 2016, giảm 15% so với 4,1 tỷ USD vào năm 2015 và giảm gần 1 tỷ đô so với doanh thu 4,4, tỷ vào năm 2014.

Thu nhập trước khấu hao, thuế, phí chi trả từng kỳ là những thước đo quan trọng để đo lường lợi nhuận, dự báo sẽ giảm còn khoảng 750 triệu đô trong năm 2016 so với 952 triệu đô cùng kỳ năm ngoái theo Re/code.

Yahoo đã kiếm được hàng trăm triệu đô la từ việc hợp tác với Alibaba và Yahoo Nhật Bản. Nhưng không thấm vào đâu so với khoản chi phí khổng lồ Yahoo đã phải bỏ ra cho các tài sản của họ ở châu Á.

Thêm vào đó, chi phí giao dịch thương mại, lệ phí chi trả cho các đối tác giúp thu hút thêm người sử dụng tính năng tìm kiếm (TAC) của Yahoo tiếp tục tăng cao, lên đến hơn 1 tỷ đô trong năm nay, trong khi chỉ là 220 triệu đô vào hai năm trước.

ya

Từ một ông lớn, Yahoo hiện đã đang bên bờ vực sụp đổ với việc chuẩn bị bán đi mảng kinh doanh trực tuyến của mình.

Những khách hàng có ý định mua lại Yahoo, sau khi nhận được thông cáo, đã rất thất vọng vì dường như với họ khả năng sinh lời của Yahoo hiện nay đã hết sức mờ mịt.

Thêm vào đó, Giám đốc điều hành Yahoo Marissa Mayer hiện đang tập trung vào công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói mới, tương tự như Siri của Apple hay Alexa của Amazon. Việc xây dựng công nghệ này đòi hỏi chi phí khá cao.

Yahoo hiện đang trong quá trình cố gắng bán đi nền tảng kinh doanh trực tuyến. Theo phóng viên của Wall Street, Yahoo yêu cầu những khách hàng tiềm năng làm hồ sơ sự thầu cho đến 11 tháng 4. Một số đối tác thường được nhắc đến nhiều nhất là các công ty truyền thông lớn như Verizon, AT&T và các công ty cổ phần tư nhân như TPG, KKR.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-2016

    Lạm phát của Australia tăng 0,6% trong tháng 6
    Nhật Bản: hoạt động ngành dịch vụ giảm trong tháng 6
    Ấn Độ có thể thay đổi giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng thép
    Quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam niêm yết trên sàn London
    CII khởi động đàm phán với một quỹ đầu tư Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-07-2016

    Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng lên 4,03 tỷ euro trong 6 tháng đầu năm 2016
    Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm 2,4% trong tháng 6
    Hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc trong quý 3 cao hơn 79%
    Hàn Quốc đặt mục tiêu đầu tư năng lượng tái tạo trị giá 37 tỷ USD vào năm 2020
    New Zealand: niềm tin kinh doanh lạc quan tăng trong quý II

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-07-2016

    Thị trường thuốc bảo vệ thực vật: “Miếng bánh” của “khách”?
    Hơn 5.000 con cá sấu không có đầu ra
    Xuất khẩu thủy sản đạt 3,07 tỷ USD
    Quốc hội có thể phê chuẩn Hiệp định TPP vào cuối năm 2016
    ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6,8% trong tháng 5

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-07-2016

    Rời châu Âu sẽ khiến Anh ngập trong nợ
    Gần 200 hạ nghị sĩ Mỹ ủng hộ bỏ giám sát cá tra Việt Nam
    Tăng trưởng kinh tế của Saudi Arabia trong quý 1 ở mức thấp nhất 3 năm
    Viglacera sẽ lập liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng tại Cuba
    Lô bánh trung thu đầu tiên đi Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-07-2016

    George Soros: Brexit mở đường cho khủng hoảng tài chính
    IMF cảnh báo Anh có thể bị tổn thất tới 4,5% GDP vào năm 2019
    Trung Quốc tạo ra phương pháp mới để đánh giá kinh tế mới
    Nhật Bản: ước tính giá sản xuất công nghiệp giảm trong tháng 6
    Kỳ 1 tháng 6/2016: Xuất siêu đạt hơn 1,3 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-2016

    Giá lương thực sẽ duy trì vững trong thập kỷ tới
    Cá tra sắp được giao dịch trên internet
    Giá tỏi tại Trung Quốc vẫn ở mức cao
    Thất nghiệp của Tây Ban Nha giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm
    Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%, dự kiến tiếp tục tăng vào tháng 7

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-2016

    Triều Tiên bán quyền đánh cá cho Trung Quốc giá 30 triệu USD
    8.400 tỷ đồng làm tuyến tàu điện một ray số 3 của TP HCM
    BIDV chính thức được Myanmar cấp phép thành lập chi nhánh 85 triệu USD
    Đồng bảng trượt xuống mức thấp kỷ lục mới trong 31 năm so với đồng USD
    Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-2016

    Anh rời EU: Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU mất giá từ 5-7%
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnh
    Người Trung Quốc rục rịch “đổ bộ” sang Anh sắm đồ hiệu
    CHUYÊN GIA KINH TẾ LÊ ĐĂNG DOANH: Hãy ra nước ngoài đầu tư nếu trong nước không tạo điều kiện
    Sau 5 năm, nợ công tăng gần 1 triệu tỉ đồng 

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-07-2016

    Forbes: Ông Phạm Nhật Vượng có trên 49.000 tỷ đồng tài sản ròng
    Thêm kênh quảng bá đặc sản miền Tây
    Nhập khầu dầu thô của Ấn Độ từ Iran tăng vọt trong tháng 6
    Xuất khẩu dầu của Iraq giảm trong tháng 6 do tiêu thụ trong nước tăng
    Tiêu thụ xăng của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 4

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-2016

    TP.HCM: Giao dịch biệt thự, nhà phố tăng trên 81%
    Tỷ phú đầu tư George Soros "ăn đậm" với Brexit
    TP.HCM: XNK 6 tháng tăng hơn 3,4 tỷ USD
    Kiểm dịch thủy sản NK vẫn còn nhiều bất cập