tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-04-2016

  • Cập nhật : 09/04/2016

Singapore vượt Hong Kong, trở thành Trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới

Theo khảo sát của Tập đoàn Z/Yen, London vẫn vững ngôi đầu là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, trong khi Singapore đã chiếm vị trí “Á hậu 2” của Hong Kong.
singapore vuon len tro thanh trung tam tai chinh lon thu 3 the gioi. (anh: internet)

Singapore vươn lên trở thành trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới. (Ảnh: Internet)

Singapore đã vượt lên Hong Kong để chiếm vị trí trung tâm tài chính lớn thế 3 thế giới, theo bảng xếp hạng Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI) được Tập đoàn Z/Yen công bố ngày 6/3.     
Theo đó, London (800/1000 điểm) vẫn giữ vững ngôi vương trong số các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. New York theo sát, chỉ kém London 8 điểm.
Theo các chuyên gia tài chính tham gia khảo sát của Zen/Yen, khả năng nước Anh rời khu vực EU có tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của London.
Tokyo chiếm vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng, theo sau là Zurich, Washington D.C, San Francisco, Boston và Toronto. Như vậy, có tới 4 thành phố của Mỹ nằm trong top 10 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới.
Trong top 25 còn có 3 thành phố của Trung Quốc đại lục là Thượng Hải (16), Thâm Quyến (19) và Bắc Kinh (23).
Một số thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng góp mặt trong bảng xếp hạng là Kuala Lumpur (36), Bangkok (47), Manila (55) và Jakarta (58).
Chỉ số GFCI xếp hạng các trung tâm tài chính thế giới dựa trên các tiêu chí môi trường kinh doanh, mức độ phát triển của ngành tài chính và cơ sở hạ tầng của 86 trung tâm tài chính trên toàn thế giới.

Mỹ vẫn áp thuế chống bán phá giá túi PE của Việt Nam

 Mức thuế vẫn giữ nguyên với 2 bị đơn bắt buộc lần lượt là 52,56% và 5,28%; mức thuế với các nhà sản xuất/xuất khẩu khác là 5,28%. Ngoài mức thuế chống trợ cấp nêu trên, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải chịu mức thuế chống bán phá giá từ 52,3%-76,11%.

my quyet dinh giu nguyen muc thue cua dot ra soat ngay 27-7 truoc do. anh internet.

Mỹ quyết định giữ nguyên mức thuế của đợt rà soát ngày 27-7 trước đó. Ảnh internet.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC) mới ban hành kết luận trong kỳ rà soát hoàng hôn việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi nhựa polyethylene (PE) nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.

Việc rà soát hoàng hôn được thực hiện căn cứ theo các quy định của WTO và pháp luật phòng vệ thương mại của Mỹ.

Theo đó, USITC cho rằng việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm túi PE nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam sẽ dẫn tới việc tiếp tục/tái diễn thiệt hại đáng kể trong một thời gian nhất định đối với ngành sản xuất trong nước.

Căn cứ trên kết luận này, lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp trước đây vẫn sẽ được duy trì đối với sản phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm túi PE từ các quốc gia/vùng lãnh thổ nói trên.

Cụ thể, mức thuế vẫn giữ nguyên với 2 bị đơn bắt buộc lần lượt là 52,56% và 5,28%; mức thuế với các nhà sản xuất/xuất khẩu khác là 5,28%. Ngoài mức thuế chống trợ cấp nêu trên, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải chịu mức thuế chống bán phá giá từ 52,3%-76,11%.

Theo pháp luật chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ, chỉ khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) xác định tồn tại việc bán phá giá/trợ cấp đối kháng của hàng hóa nhập khẩu và USITC kết luận tồn tại thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước từ hàng nhập khẩu bán phá giá/trợ cấp đối kháng, lệnh áp thuế mới được ban hành.

Trước đó, ngày 27-7-2015, DOC cũng đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hoàng hôn thuế chống trợ cấp với sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ Việt Nam.


Năm 2016, ACB trích lập 1.000 tỷ đồng cho nhóm 6 công ty

Năm 2016, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) sẽ trích tới 1.000 tỷ đồng lợi nhuận kiếm được cho nhóm 6 công ty mà ACB đang xử lý.
anh minh hoa

Ảnh minh họa

Đối với 6 công ty, tổng nợ là 5.657 tỷ đồng, cân đối là tài sản đảm bảo và cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.

Theo kế hoạch, dự kiến lợi nhuận năm 2016 của ACB là 1.503 tỷ đồng.

Ban điều hành ACB dự kiến sẽ trích lập dự phòng 1.000 tỷ đồng cho nhóm 6 công ty, đã thực hiện trong quý I là 200 tỷ đồng.

ACB cho rằng sẽ thu lại được phần lớn nợ này ở mức 2.000 tỷ đồng bằng việc thảo luận đưa ra phương án xử lý với người vay bán tài sản đảm bảo để thu hồi. Do đó, khoản dự phòng tạm trích được đưa vào chí phí và có thể hoàn nhập và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Năm 2015, ACB cũng vấp phải những khó khăn trong việc xử lý tài sản của nhóm 6 công ty, do giá trị tài sản lớn, thủ tục hành chính và sự hợp tác không thuận lợi, do đó lợi nhuận năm 2015 không đạt mức 3.000 tỷ đồng như kế hoạch đề ra.


Sẽ tái định hướng luồng tín dụng từ bất động sản sang sản xuất, kinh doanh

Thông tư 36 sửa đổi sẽ được ban hành trong năm nay với mục đích kiểm soát các rủi ro tiềm tàng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và hướng luồng tín dụng tới khu vực sản xuất kinh doanh.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Trong báo cáo triển vọng ngành Ngân hàng, CTCK Vietcombank (VCBS) dự đoán năm 2016 tăng trưởng tín dụng dự báo khoảng 16%, thấp hơn 2015 do tín dụng sẽ hướng tập trung hơn vào khu vực sản xuất-kinh doanh. Tín dụng cho hoạt động xây dựng, BOT và mua BĐS có thể sẽ chững lại (sau khi đã diễn ra rất sôi động trong năm 2015) do cả yếu tố thị trường và sự điều tiết của NHNN.

Bên cạnh đó, tín dụng ngoại tệ tiếp tục giảm do rủi ro về tỷ giá cộng hưởng với chính sách thắt chặt của nhà điều hành. Theo thông tư 24/2015 của NHNN được áp dụng từ ngày 1/1/2016, hoạt động cho vay ngoại tệ các DN sản xuất kinh doanh để xuất khẩu có nguồn thu bằng ngoại tệ tương đương sẽ chỉ được thực hiện đến hết 31/3/2016.

Chính sách này, theo VCBS, là một trong những bước đi của NHNN trong việc chống đô la hóa là chuyển đổi quan hệ huy động-cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua-bán ngoại tệ. Điều này sẽ khiến phần tín dụng cho sản xuất kinh doanh xuất khẩu giảm (chiếm khoảng 20% tổng tín dụng ngoại tệ), ảnh hưởng tiêu cực đến tín dụng ngoại tệ nói chung (hiện chiếm khoảng 11%).

"Chúng tôi cho rằng tỷ lệ LDR ngoại tệ thấp (hiện dưới 70%) và chính sách thắt chặt tín dụng ngoại tệ khiến cho nhu cầu huyđộng ngoại tệ của các NHTM giảm theo, giúp hạn chế việc lách trần lãi suất huy động USD.", báo cáo chỉ ra.

Trong khi đó, với môi trường lãi suất chịu nhiều áp lực tăng, hoạt động kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng vẫn chịu nhiều rủi ro. Danh mục trái phiếu của các NHTM năm 2016 nhiều khả năng sẽ chỉ gia tăng nhẹ khi hoạt động bán nợ cho VAMC giảm, phần tăng lên có thể chỉ nhờ gia tăng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Về dự thảo sửa đổi Thông tư 36, VCBS cho rằng chủ trương này đến từ những lo ngại về việc thị trường BĐS tăng trưởng khá nóng trong năm qua, trong khi những hệ quả nợ xấu từ bong bóng BĐS 2010-2012 vẫn chưa xử lý triệt để.

"Chúng tôi đánh giá qua dự thảo sửa đổi Thông tư 36, NHNN muốn kiểm soát dòng tín dụng ngân hàng chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất như Bất động sản-chứng khoán và hướng tín dụng sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực được ưu tiên",VCBS nhận định.

Theo VCBS, với việc thắt chặt quy định cấp tín dụng cho kinh doanh BĐS, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có khả năng sẽ thấp hơn mức thực hiện 2015. Tín dụng bớt nóng sẽ giúp vấn đề thanh khoản sẽ được giải quyết, làm giảm các áp lực lên lãi suất, góp phần ổn định lãi suất theo chủ trương của Chính phủ.

Trong ngắn hạn, việc sửa đổi này có thể gây ra những tác động tiêu cực tới các NHTM như áp lực tăng huy động trung, dài hạn, CAR giảm, tăng trưởng tín dụng giảm,… nhưng về dài hạn, hệ thống ngân hàng sẽ trở nên an toàn hơn, tín dụng tìm đến khu vực sản xuất kinh doanh, nơi đang thiếu vốn dù tạo ra nhiều giá trị cho nền kinh tế, sẽ được cải thiện hơn.


Xử lý nợ xấu: Cấp thiết phải có một sàn giao dịch

Việc tạo ra sàn giao dịch mua bán nợ được kỳ vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc xử lý vướng mắc nợ xấu đang tồn đọng.
ngan hang nha nuoc dang du thao lam dau moi san giao dich mua ban no. (anh minh hoa: kt)

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo làm đầu mối sàn giao dịch mua bán nợ. (Ảnh minh họa: KT)

Mặc dù Việt Nam hiện có 2 Công ty mua bán nợ là DATC - trực thuộc Bộ Tài chính và Công ty Quản lý tài sản cuả các tổ chức tín dụng (VAMC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng, số nợ xấu của các ngân hàng và tổ chức thương mại được giải quyết mới chỉ là một phần rất nhỏ.

Trong bối cảnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo đầu mối sàn giao dịch mua bán nợ được kỳ vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc xử lý vướng mắc nợ tồn đọng.

Gần 3 năm qua, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã gom về một lượng nợ xấu rất lớn từ các ngân hàng thương mại, với tổng trị giá khoảng 240.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty này mới chỉ xử lý được 10% số nợ xấu, 90% còn tồn đọng tại đây không giải quyết được. Trong vòng 3 - 4 năm, nếu số nợ xấu này không giải quyết được thì sẽ bị quay trả về các ngân hàng thương mại.

Còn công ty xử lý nợ xấu DATC của Bộ Tài chính được lập ra chủ yếu để gom nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước để các doanh nghiệp này có thể cổ phần hóa. Nhiều năm qua, DATC muốn mở rộng hoạt động, mua bán các khoản nợ thương mại ngoài khu vực nhà nước, nhưng vốn ít, cơ chế quản lý còn nhiều khúc mắc chưa giải quyết được dẫn tới không có khả năng xử lý hoàn toàn nợ xấu...

Xuất phát từ thực tế này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang làm đầu mối xây dựng dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh hoạt động mua, bán nợ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua, bán nợ, tiến tới hình thành và phát triển thị trường mua, bán nợ tập trung tại Việt Nam. Trong đó, sàn giao dịch nợ sẽ là nơi tập trung, tiến hành thường xuyên các hoạt động giao dịch mua, bán nợ; tư vấn, môi giới mua, bán nợ.

Theo chuyên gia Tài chính - Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, với số lượng nợ xấu tương đối lớn mỗi năm, việc hình thành thị trường giao dịch nợ là hết sức cần thiết. Bởi hiện không nơi nào tập trung và đủ lớn để doanh nghiệp giao dịch nợ. Vì vậy các khoản nợ hoặc là “nằm chết”, gây thiệt hại cho các bên liên quan và kéo nền kinh tế đi xuống, hoặc chuyển nhượng lòng vòng không có đường ra.

“Chúng ta cần có một cơ chế mới tức một chợ mua bán đống nợ xấu đó. Hiện tại đã có thị trường mua bán nợ rồi gồm VAMC của ngân hàng thương mại, DATC của Bộ tài Chính..., thế nhưng mới chỉ tập trung ở một lĩnh vực rất hạn hẹp. Việc mua bán của các thành phần đó là sự trao đổi rất giới hạn, không phải là vấn đề mua bán thực sự, thành ra việc Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thành lập sàn giao dịch, một chợ để mua bán nợ theo đúng nghĩa của nó là điều cần thiết”, Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đề cập.

Những năm qua, việc xử lý nợ xấu của các công ty tuy đạt kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc về vấn đề pháp lý. VAMC không có quyền chủ động để xử lý nợ xấu mua bằng tài sản đảm bảo; việc định giá khoản nợ đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể, cơ sở đánh giá còn phức tạp… Hiện chúng ta vẫn chưa có thị trường mua bán nợ nên người tham gia mua bán nợ không nhiều, ngoài các tổ chức tín dụng.

Do đó, Dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh hoạt động mua bán nợ của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng sẽ hướng tới hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ tập trung tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ một cách công khai, minh bạch, bình đẳng, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Ông Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cho rằng, hiện Việt Nam đã có đủ điều kiện để tiến tới thành lập thị trường mua bán nợ. Việc thành lập sàn giao dịch mua bán nợ là rất cần thiết nhằm gia tăng người mua, kẻ bán trên thị trường nợ, minh bạch hóa quá trình mua bán nợ và giảm tải cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VAMC. Tuy vậy, vấn đề đặt ra đối với sàn giao dịch nợ, cũng giống như VAMC, là phải gỡ bỏ các rào cản về thủ tục pháp lý thì mới thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.

“Đã đến lúc cần phải có một thị trường mua bán nợ, hiện có cung có cầu, có hàng hóa nên trước mắt cần có khung khổ pháp lý cung cầu, bên mua, bên bán gặp nhau. Thị trường mua bán đó có thể được thực hiện tập trung hoặc có thể thực hiện thông qua các công ty mua bán nợ quốc gia như DATC hoặc VAMC. Song song với đó, một mặt vẫn cứ tiếp tục mua bán nếu như khuôn khổ pháp lý đã cho phép, mặt khác tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thành lập sàn giao dịch tập trung. Mọi việc cần được triển khai càng nhanh càng tốt”, ông Lực nhận định.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc đặt ra nghị định về sàn giao dịch mua bán nợ xấu sẽ tạo cơ sở thông thoáng hơn cho việc kinh doanh, mua bán nợ xấu. Tuy nhiên, nghị định này cần được quy định rõ hơn trong việc giải quyết vấn đề sở hữu, cách phân chia khối lượng nợ đó như thế nào để định giá cụ thể cho người mua bán nợ. Bởi chỉ khi nào xác định được cụ thể khối lượng và giá trị theo thị trường, người mua bán nợ mới dám đầu tư để thực hiện.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các quy định mới cần phải có sự nghiên cứu chặt chẽ, giúp đảm bảo thị trường mua bán nợ hoạt động ổn định, tránh tổ chức yếu kém gây nhiễu loạn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-12-2015

    Thủ tướng hứa giảm chi thường xuyên để có thêm tiền đầu tư phát triển
    TPHCM dành 10ha đất tái định cư cho 4 dự án trong KĐT mới Nam thành phố
    Máy bay qua vùng trời Việt Nam mất phí 115-520 USD
    Công ty tài chính Cao su Việt Nam chính thức bị “xóa sổ”
    Bỏ qua Sabeco, hãng bia Thái đầu tư 1,1 tỉ đô vào bia của Masan

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-12-2015

    Chuyên gia dự báo giá nhà đất năm 2016
    Những vụ đầu tư cổ phiếu lời trăm tỷ của đại gia Việt năm 2015
    Đầu tư gần 3.000 tỉ đồng xây cầu nối hai cao tốc
    Tăng trưởng kinh tế không còn phải đổi bằng lạm phát
    TPHCM chấp thuận đầu tư hàng loạt dự án nghìn tỷ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-12-2015

    Nhà nước vẫn nắm 100% vốn ở than, điện, dầu khí
    Tỉ giá sẽ linh hoạt để chống găm giữ USD
    Khởi động lại dự án tỉ đô
    Bộ Công Thương thoái vốn hơn 2.000 tỷ đồng khỏi GELEX
    T+2 đã sẵn sàng để áp dụng từ đầu 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-12-2015

    Tăng trưởng tín dụng năm sau ước đạt 18%
    Kinh tế Trung Quốc năm 2016 được dự báo tiếp tục ảm đạm
    Hơn 31% lượng hàng nhập khẩu vào Hà Nội là từ Trung Quốc
    Du lịch tăng trưởng mạnh cả 3 chỉ tiêu
    Tham vấn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với bột ngọt nhập

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-12-2015

    Ngân hàng Nhà nước: Không còn tình trạng hai số liệu nợ xấu
    Cả nước thêm gần 95.000 doanh nghiệp mới
    HUD1 bị truy thu và phạt hơn 2 tỷ đồng tiền thuế
    Doanh nghiệp sẽ được vay đến 70% vốn đầu tư công nghiệp hỗ trợ
    Đường nội sợ đường ngoại lấn lướt

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-12-2015

    Gần 20.000 tỉ xây dựng đường trên cao TP.HCM đi miền Tây
    Đề xuất đầu tư 7,1 tỷ USD làm cao tốc Hà Nội – Vientiane dài hơn 700 km
    Hai nhà đầu tư mua 36% Khách sạn Sài Gòn với giá 64 tỷ đồng
    Lãi suất ngân hàng sẽ khó giảm trong năm 2016
    100 tấn nhãn Đồng Tháp xuất sang Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-12-2015

    Thủy điện Lai Châu có doanh số 7.000 tỷ đồng/năm
    Tổng tài sản các ngân hàng đạt hơn 6,8 triệu tỉ đồng
    Interpol truy quét thuốc giả tại châu Á
    “Đại gia” dầu lửa Mỹ tháo chạy khỏi Nga
    Vốn ngoại ồ ạt "chảy" vào TP Hồ Chí Minh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-12-2015

    Nhu cầu thuê văn phòng sẽ tăng mạnh trong năm 2016
    Cam kết sử dụng nhân dân tệ, Zimbabwe được Trung Quốc xóa nợ
    Bảo hiểm Thái Lan thâm nhập thị trường Việt Nam
    Doanh nghiệp xin “ứng trước” 20.000 tấn than xuất khẩu năm 2016
    Bộ Tài chính: Ngành ô tô sẽ có điều chỉnh lớn trong vòng xoáy ASEAN và TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-12-2015

    Chuyên gia nước ngoài nói gì về thị trường BĐS Việt Nam?
    Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
    Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 3.800 xe Vios vì lỗi túi khí
    Ống thép dẫn dầu VN bị Canada áp thuế chống bán phá giá 37,4%
    Nhập siêu từ ASEAN tới 5,6 tỉ USD trong 11 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-12-2015

    1,5 tỷ USD vốn FDI đã đổ vào bất động sản TPHCM
    Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam lên cao kỷ lục
    Sotrans hợp tác chiến lược với Indo Trần trong mảng Logistics
    Bia, rượu, nước giải khát tiêu thụ mạnh
    Làm cao tốc Hà Nội - Vientiane dài hơn 700 km