tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-06-2018

  • Cập nhật : 04/06/2018

Nga tăng đào vàng lên gấp đôi hiện nay

Nga dự định tăng gấp đôi sản lượng khai thác vàng so với hiện tại và sớm trở thành quốc gia đứng thứ thế giới về sản xuất vàng.

RT của Nga thông tin, các công ty khai thác vàng lớn của Nga đang lên kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng. Sự gia tăng này có thể khiến Nga trở thành nước sản xuất kim loại quý lớn thứ hai thế giới.

Nga hiện đứng thứ ba trong bảng xếp hạng các nhà khai thác vàng toàn cầu sau Australia và Trung Quốc.

nga se tang san luong khai thac vang len gap doi.

Nga sẽ tăng sản lượng khai thác vàng lên gấp đôi.

Theo Mikhail Leskov - Phó Giám đốc điều hành tại Viện Công nghệ Địa chất ở Moscow, danh sách trên sẽ thay đổi trong chưa đầy một thập kỷ nữa.

Số liệu của công ty tư vấn Metals Focus của Anh cho thấy, trong năm 2017, Nga đã khai thác 8,8 triệu ounces vàng (tương đương 249 tấn vàng), chiếm 8,3% tổng sản lượng toàn cầu.

Các mỏ vàng mới được phát hiện sẽ cho phép nước này gia tăng sản lượng khai thác lên gấp đôi trong 7 năm tới.

Ngành khai thác vàng của Nga đã tăng gần gấp đôi sản lượng khai thác trong hai thập kỷ qua. Nhà sản xuất vàng của Nga đã khai thác 2.189 tấn vàng trong vòng 10 năm gần đây.

Đây được cho là một trong những chính sách sáng suốt của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những nhà phân tích này cho rằng, mua vàng là một phần trong kế hoạch lâu dài của ông Putin. Dự trữ vàng giúp nâng tầm vị thế của Nga và làm suy yếu sức mạnh của Mỹ cùng Liên minh châu Âu.

Từ tháng 9/2012, Nga đã lặng lẽ thúc đẩy việc tăng lượng vàng dự trữ trong những kho bí mật của quốc gia này.

Vàng dự trữ tăng sẽ giúp Nga đa dạng hóa dự trữ ngoại hối trong bối cảnh quan hệ với Mỹ ngày càng căng thẳng. Kim loại quý có thể giúp Nga không phụ thuộc vào đồng đôla khi Mỹ và các đồng minh đang áp trừng phạt tài chính lên nước này.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin cũng từng nói về điều này với hãng tin Bloomberg:

“Tổng thống Vladimir Putin nhận ra sức mạnh của dự trữ vào những năm 2008 - 2009, khi nhờ khoản dự trữ mà ông vượt qua được khủng hoảng kinh tế mà không chịu thiệt hại nhiều. Hiện giờ nếu chỉ có một lượng nhỏ dự trữ thì sẽ rất khó khăn”.

Trước khi Nga thực hiện chiến lược dự trữ vàng, nước này đã thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô rất thận trọng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Putin.

ong kudrin khong thuc su duoc chu y o dien kremlin boi chinh sach than thien voi phuong tay

Ông Kudrin không thực sự được chú ý ở Điện Kremlin bởi chính sách thân thiện với phương Tây

Trong thời kỳ giữ chức Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin từng gây ấn tượng mạnh mẽ với Quỹ Ổn định. Thu nhập tăng thêm từ xuất khẩu dầu được đưa vào quỹ bình ổn. Quỹ Ổn định này được chia thành Quỹ dự trữ và Quỹ phúc lợi quốc gia vào tháng 2/2008. Chính ý tưởng thành lập Quỹ Ổn định này đã giúp Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và tài năng của ông Kudrin được ghi nhận rộng rãi.

Gần đây có thông tin, ông Kudrin với quan điểm kinh tế độc lập đã liên tục tham gia vào công việc cố vấn các chương trình kinh tế sau khi rời chức Bộ trưởng Tài chính.

Ông Kudrin quay trở lại chính trường với vai trò cố vấn cho Tổng thống Putin trong chiến dịch tranh cử năm 2018. Ông Kudrin đã có cuộc phỏng vấn với nhật báo Vedomosti của Nga và chia sẻ những kế hoạch nếu trở thành Thủ tướng Nga. Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga còn được cho là sẽ được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng chịu trách nhiệm về chiến lược kinh tế và nỗ lực kết nối với châu Âu và Mỹ.

Điều này có thể tác động đến chính sách đối ngoại của Nga bởi Kudrin là người duy nhất được Tổng thống Putin tin tưởng; đồng thời là người có "niềm tin nhất định" ở phương Tây.

Tuy nhiên, ông Alexei Kudrin hôm 14/5 cho biết, ông đã chấp nhận lời đề nghị đứng đầu Phòng Kiểm toán của Nga.

Sau khi Tổng thống Putin tuyên thệ nhậm chức cho một nhiệm kỳ mới vào đầu tháng này, các nhà lập pháp từ đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất đã đề nghị Kudrin giữ chức vụ Trưởng phòng Kiểm toán quốc gia.

Việc ông Kudrin không giữ chức vụ cao trong Chính phủ Nga hay Điện Kremlin đã gây thất vọng đối với những nhà quan sát dự đoán chính sách Nga thay đổi theo hướng thân thiện với phương Tây sau khi gánh chịu trừng phạt Mỹ.

Một số ý tưởng kinh tế của ông Kudrin đã được chấp nhận nhưng khó có thể làm ảnh hưởng trực tiếp các chính sách kinh tế hiện tại của Nga cho phép họ chống lại những nỗ  lực trừng phạt, làm suy yếu kinh tế của phương Tây. (ĐVO)
-----------------------

Trung Quốc tăng cường kiểm soát buôn lậu, tôm Việt Nam rớt giá thê thảm

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp thủy sản tại hội nghị “Các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững” do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức ngày 3-6.

Theo Tổng cục Thủy sản, giá tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL trong quý I-2018 ổn định ở mức cao. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến nay, giá tôm thẻ chân trắng giảm từ 10.000-30.000 đồng/kg tùy theo cỡ tôm, tùy theo địa phương và vùng miền.

Theo ngành chuyên môn, sản lượng tôm thẻ chân trắng nước ta tăng 27,8% so với cùng kỳ 2017 nhưng cũng mới chỉ đạt hơn 110.000 tấn, do vậy đây không phải là nguyên nhân chính gây hiện tượng rớt giá chưa từng thấy. Trong khi đó, giá tôm giảm tập trung vào tháng 4-2018 tại khu vực ĐBSCL và ở những hộ nuôi nhỏ lẻ có phát hiện tôm có dư lượng kháng sinh. Chủ yếu giảm nhiều ở cỡ tôm 80-100 con/kg đối với tôm thẻ chân trắng. 

Trung Quốc tăng cường kiểm soát buôn lậu, tôm Việt Nam rớt giá thê thảm - Ảnh 1.

Giá tôm thẻ chân trắng rớt thê thảm đầy nhiều mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ cao vào cảnh cực kỳ nan giải

Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng rớt giá mạnh trong thời gian vừa qua là do sản lượng tôm thương phẩm của các nước đều tăng do được mùa, khiến nguồn cung tăng mạnh. Ngoài ra, nhu cầu tại Mỹ sụt giảm bởi tồn kho cao, cùng với đó là một số bất ổn chính trị tại Trung Đông. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu tôm dẫn đến lượng tôm tiêu thụ qua đường tiểu ngạch giảm. Các nhà nhập khẩu đã nhân cơ hội này gây sức ép giảm giá, đặc biệt tại Ấn Độ, nên người dân có tâm lý bán tháo.

Theo dự báo của các chuyên gia, hiện nay giá tôm thẻ chân trắng tại một số địa phương bắt đầu chững lại, dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Các nước Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và một số nước đã qua thời điểm thu hoạch rộ và do thua lỗ nên hạn chế thả nuôi tiếp, khả năng giảm nguồn cung trong quý III và quý IV-018.

Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm 2018. Vì vậy, các chuyên gia dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Cụ thể là vào khoảng tháng 8 và 9-2018.

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú, nhận định: "Giá tôm nguyên liệu hiện tại rất rẻ sẽ kích thích tiêu dùng. Theo đó, người nuôi tôm tại các quốc gia như: Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam… bị thua lỗ và sẽ có xu hướng treo ao không nuôi tiếp. Bên cạnh đó, từ giữa tháng 5-2018, đã có dấu hiệu khách hàng bắt đầu mua vào, và tăng mạnh vào cuối tháng".

Theo ông Quang, dự kiến từ tháng 6 đến tháng 10, lượng hàng Minh Phú bán ra mỗi tháng sẽ tăng hơn từ 20-50% so với lượng hàng ký hợp đồng trong 5 tháng đầu năm.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ Trưởng Bộ NN-PTNT, khuyến cáo người nuôi tôm phải bình tĩnh trước tình hình hiện nay. "Đối với người nuôi thâm canh thì không bán size non; bà con nuôi ao đất thì cần điều chỉnh về quy trình nuôi, cho tôm ăn hợp lý. Đối với các doanh nghiệp đầu vào thì nên xem đây là cơ hội rà soát lại quản trị để hạ giá thành đi đôi với chất lượng, để nuôi dưỡng thị trường lâu dài. Bên cạnh đó, tôi yêu cầu các doanh nghiệp chế biến phải chia sẻ khó khăn với người nuôi, coi người nuôi là bạn hàng bền vững cho mình. Đối với các tỉnh, trong công tác quản lý phải thật chặt chẽ, cùng với các cơ quan ngành dọc, cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con ngay lúc này càng phải tập trung về quy trình, theo dõi dịch bênh, kiểm soát chất lượng và liên kết sản xuất theo chuỗi để không bị động. Đối với các ngành chuyên môn, cần tổng kết những mô hình mới, cùng với địa phương mở ra tùy qui mô khu vực để hướng dẫn bà con áp dụng", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.(NLĐ)
-------------------------

Mô hình 'bán lẻ theo giá sỉ' của ông lớn Vissan gặp khó

Công ty Vissan vừa ra mắt cửa hàng chuyên cung cấp thực phẩm tươi sống, chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là cửa hàng thứ 50 của Vissan hoạt động theo mô hình phong cách phục vụ hiện đại. Nếu xét về số lượng chuỗi cửa hàng tiện lợi thì Vissan đi chậm so với các doanh nghiệp khác như SatraFoods liên tục mở đến nay là 182 cửa hàng, Co.op Food 229 cửa hàng…

Trước đó, cuối năm 2017, Vissan đưa vào kinh doanh mô hình cửa hàng thực phẩm tươi sống bán lẻ theo giá sỉ ngay bên hông chợ Bà Chiểu, TP.HCM. Thời điểm này Vissan định vị đưa mô hình kinh doanh này vào sát chợ truyền thống để phục vụ cho người tiêu dùng, tiểu thương ở chợ, các hộ cá thể, hộ gia đình nhỏ kinh doanh...

Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho nay: Đến nay, qua một thời gian hoạt động cho thấy mô hình bán lẻ theo giá sỉ gặp một số khó khăn nhất định.

Ông An giải thích: Tiểu thương chợ lấy nguồn hàng có giá cực rẻ ngoài thị trường nên có giai đoạn công ty giảm giá rất tốt thì tiểu thương lấy hàng để bán. Và dù giá công ty đã thấp rồi nhưng có sự chênh lệch nên họ lấy nguồn hàng trôi nổi có giá tốt hơn.

Bên cạnh đó, đối với khách hàng đi chợ truyền thống, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ai cũng quan tâm nhưng yếu tố này lại đứng sau giá cả.

“Dĩ nhiên khi đưa mô hình cửa hàng này ra thị trường, Vissan ngoài hướng đến đối tượng khách hàng là tiểu thương, còn hướng đến khách hàng ở kênh Horeca. Hiện tại tỉ lệ tiêu thụ ở kênh này đang tăng và hy vọng sẽ tiếp tục tăng lên. Thời gian tới công ty sẽ đưa thêm hai mô hình này vào hoạt động” - ông An cho hay.

Mô hình 'bán lẻ theo giá sỉ' của ông lớn Vissan gặp khó  - ảnh 1
Tại cửa hàng bán lẻ theo giá sỉ có khu vực chứa heo mảnh phục vụ cho nhu cầu mua nhiều với giá sỉ.

Trở về

Bài cùng chuyên mục