tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-2015

  • Cập nhật : 21/12/2015

DN tư nhân bước vào cuộc chơi TPP với thế yếu

dn tu nhan buoc vao cuoc choi tpp voi the yeu

DN tư nhân bước vào cuộc chơi TPP với thế yếu

Lĩnh vực đầu tư được đưa vào trong một chương của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với những điều khoản về đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nội địa. Điều này sẽ có những tác động không nhỏ tới doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ chủ yếu trong số hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, có đến 75% là doanh nghiệp tư nhân.

Mặc dù chiếm số lượng lớn, doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và đang chịu lép vế so với các doanh nghiệp FDI. Số lượng lao động tại mỗi doanh nghiệp này chỉ đạt khoảng 14,4 lao động, thấp hơn nhiều so với con số gần 300 lao động tại mỗi doanh nghiệp FDI.

Thực tế cũng cho thấy, những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả tập trung chủ yếu ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô vốn thấp. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động thời gian vừa qua phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI đang có lợi thế lớn về quy mô so với doanh nghiệp tư nhân trong nước, không chỉ về vốn đầu tư mà còn cả trên khía cạnh hoạt động.

Nhận định chung về sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, bà Sherry Boger, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, rất ít doanh nghiệp Việt Nam nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Việt Nam đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài với tăng trưởng xuất khẩu khá lớn, nhưng hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là từ các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài và nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu chiếm 90% giá trị xuất khẩu. Việt Nam đang xếp thấp nhất trong các nước ASEAN-6 về nhập khẩu từ Hoa Kỳ với khoảng 6,7 tỷ USD dự kiến trong năm 2015.

Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân, đang phải bước vào cuộc chơi TPP với một thế yếu hơn rất nhiều.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, mục A chương 9 của bản Toàn văn Hiệp định TPP quy định rõ quy tắc đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài từ các nước TPP và nhà đầu tư nội địa là như nhau. Đồng thời, các ưu đãi đối với nhà đầu tư đến từ các nước TPP không được kém hơn so với ưu đãi dành cho nhà đầu tư đến từ các nước TPP khác hay các nước ngoài TPP.

Ngoài ra, TPP cũng đưa ra những quy định loại bỏ các ràng buộc liên quan tới tự do hoạt động của các doanh nghiệp FDI như yêu cầu về hàm lượng nội địa, lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Như vậy, sau khi TPP được thực thi, các doanh nghiệp FDI về cơ bản sẽ được hoạt động và đối xử tương tự doanh nghiệp nội địa. Với những thỏa thuận đã được công bố, TPP sẽ mang lại làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong thời gian tới, doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ càng trở nên bất lợi hơn trong cuộc cạnh tranh về quy mô so với khối doanh nghiệp FDI.

“Tuy nhiên, với quá trình sàng lọc các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả đã và đang diễn ra, doanh nghiệp tư nhân vẫn còn có những cơ hội để mở rộng quy mô vốn và phát triển” - ông Nguyễn Thanh Tùng nhận định.


WB thêm chỉ tiêu đánh giá, ngành thuế lo?

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các yếu tố hậu kê khai thuế sẽ được tính toán trong báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) năm tới. Đó là nội dung đáng chú ý tại hội thảo về chỉ số nộp thuế do Tổng cục Thuế và các đơn vị liên quan tổ chức sáng 18/12 tại Hà Nội.

Nhắc lại báo cáo Doing Business 2016 (thời gian khảo sát năm 2014), bà Joanna Nasr, Trưởng nhóm đánh giá chỉ số nộp thuế WB ghi nhận những cải cách thủ tục hành chính thuế thực hiện trong năm 2014 như: bỏ một số chỉ tiêu bảng kê, cải thiện tờ khai biểu mẫu thuế,... Song bà cho hay, phần lớn thay đổi thực hiện vào cuối năm và phản ánh thực tế sang năm 2015, nên sẽ được tính toán trong báo cáo năm sau.

Vị này cho biết thêm, từ năm tới, WB sẽ đưa thêm quy trình hậu kê khai thuế (gồm: thanh tra, hoàn thuế và giải quyết khiếu nại) vào nội dung đo lường thời gian nộp thuế. Như hoàn thuế, WB sẽ so sánh giữa thời gian theo quy định để giải quyết hoàn thuế và thực tế doanh nghiệp mất bao lâu (từ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, thời gian chờ…) để có kết quả từ cơ quan thuế. Hay việc chi trả tiền hoàn thuế ra sao, cơ quan thuế có trả lãi tiền hoàn thuế đúng hạn... là những câu hỏi được WB đưa ra để đo lường.

Ông Nguyễn Đình Cư, Phó Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam chỉ ra thực tế, nhiều nội dung thanh tra thuế hiện bị kêu ca nhiều về sự chồng chéo. Việc thanh tra thuế không chỉ được thực hiện bởi cơ quan thuế, mà còn bởi các cơ quan chuyên ngành khác. Trong khi ấy, các cơ quan này không sử dụng kết quả của nhau khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian.

Đại diện ngành thuế, bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban Cải cách và Hiện đại hóa (Tổng cục Thuế) cho hay: Kế hoạch cải cách thời gian tới sẽ hướng tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro với tất cả các khâu trong quản lý thuế. Ngoài ra, ngành đang có kế hoạch nghiên cứu xây dựng bộ phận hỗ trợ tiếp nhận thông tin phản hồi của người nộp thuế tập trung tại Tổng cục Thuế trong các khâu liên quan đến ngành thuế.


Giao dịch liên ngân hàng tăng mạnh, NHNN bơm ròng hơn 700 tỷ đồng trên OMO

Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 16/12, doanh số giao dịch bình quân/ngày trong tuần 14-18/12 là 32.46 tỷ đồng, tăng 11.572 tỷ đồng so với tuần trước. Lãi suất bình quân bằng VND tuần này tiếp tục tăng ở tất các các kỳ hạn so với tuần trước.

Cụ thể: Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm tuy có xu hướng giảm nhẹ trong những ngày gần đây, tuy nhiên lãi suất bình quân trong tuần đạt 4,86%/năm, tăng 0,04% so với tuần trước. Tương tự, lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần tăng 0,02%/năm so với tuần trước.

Diễn biến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND thời gian gần đây

nguon : website nhnn ; so lieu tuan 14-18/12 tinh den ngay 16/12.

Nguồn : Website NHNN ; số liệu tuần 14-18/12 tính đến ngày 16/12.

707 tỷ đồng là số tiền NHNN bơm ròng trên thị trường mở (OMO).

Trong tuần, không có giao dịch đối với nghiệp vụ Sell Outright (bán tín phiếu). Tuy nhiên, nghiệp vụ Reserve Repo (mua bán giấy tờ có giá) tương đối sôi động với tổng khối lượng trúng thầu là 7.939 tỷ đồng, tổng khối lượng đáo hạn là 7.232 tỷ đồng. Như vậy, trong tuần, NHNN đã bơm ròng 707 tỷ đồng trên thị trường mở.

Diễn biến giao dịch trên thị trường mở thời gian gần đây

nguon : reuters.

Nguồn : Reuters.

13.000 tỷ đồng TPCP được huy động thành công với lãi suất tiếp tục xu hướng giảm.

Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 10.400 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm (trái phiếu có kỳ trả lãi dài (long-coupon bond)) với mức lãi suất trúng thầu 5,8%/năm (giảm 0,09%/năm so với kỳ phát hành trước đó). 2.600 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 5 năm cũng được huy động thành công với lãi suất trúng thầu là 6,58%/năm, giảm 0,02%/năm so với kỳ phát hành trước đó.

Trái phiếu long-coupon, được phát hành lần đầu tiên vào ngày 9/12, là sản phẩm mới được Bộ Tài chính lựa chọn để phát triển nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường sơ cấp. Sản phẩm mới này sẽ giúp tổ chức phát hành tăng khả năng huy động vốn, tạo thêm công cụ và lãi suất tham chiếu cho các công cụ nợ khác trên thị trường, giúp hoán đổi và kéo dài kỳ hạn trái phiếu để tái cấu trúc danh mục nợ TPCP, giúp giảm áp lực trả nợ cho ngân sách nhà nước, và lựa chọn thời điểm thanh toán gốc phù hợp với dòng tiền của ngân sách. Bên cạnh đó, trái phiếu này cũng giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn để thực hiện đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

Thị trường ngoại tệ tiếp tục biến động, khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do với các ngân hàng thương mại trong nước được nới rộng.

Sự kiện nổi bật nhất trong tuần chính là Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản từ mức tiệm cận 0% lên thêm 0,25%. Theo đó, mức lãi suất mới mà Mỹ áp dụng sẽ dao động từ 0,25% đến 0,5%. Quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 10 năm qua của Fed khiến việc đầu cơ đồng bạc xanh hấp dẫn hơn, gây áp lực lên tỷ giá USD tại Việt Nam trong suốt tuần qua, đối với cả thì trường tự do và tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Sự kiện này là nguyên nhân chính dẫn đến khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do với các ngân hàng thương mại được nới rộng (chênh lệch khoảng 200đồng/1USD giữa hai thị trường).

Diễn biến tỷ giá trên thị trường ngoại hối thời gian gần đây

nguon : reuters

Nguồn : Reuters

Tiếp tục thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ, nhằm hạn chế tình trạng găm giữ đô la đối với các các nhân, trong tuần, NHNN đã quyết định hạ lãi suất tiền gửi USD của các cá nhân về mức 0%.


Thái Lan thế chân Hàn Quốc xuất nhiều ôtô nhất sang Việt Nam

Năm ngoái, Hàn Quốc dẫn đầu về lượng ôtô xuất sang Việt Nam nhưng 11 tháng đầu năm nay, ngôi vị này đã thuộc về Thái Lan.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm nay, cả nước nhập về 23.516 ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt hẳn 9.100 chiếc so với con số nhập về cả năm 2014.Với số lượng này, Thái Lan chiếm 21% lượng ôtô cả nước nhập về trong 11 tháng, đứng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu xe hơi vào Việt Nam, tiếp đến là Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Nguyên nhân chủ yếu khiến Thái Lan soán được ngôi quán quân của Hàn Quốc là do chính sách ưu đãi thuế trong khu vực ASEAN có hiệu lực từ nhiều năm qua và quốc gia này đang đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh cầu trong nước chững lại.

viet nam nhap nhieu xe hoi nhat tu thai lan. anh: wardsauto

Việt Nam nhập nhiều xe hơi nhất từ Thái Lan. Ảnh: wardsauto

Hiện Thái Lan đứng trong top 10 các nhà xuất khẩu ôtô lớn nhất thế giới và đứng thứ 12 trong danh sách các nước sản xuất xe hơi. Ông Surapong Paisitpattanapong, Phó chủ tịch liên đoàn công nghiệp ôtô Thái Lan cho hay nước này lên kế hoạch sản xuất 2 triệu xe trong năm 2015, trong đó xuất khẩu lên tới 1,2 triệu chiếc.

Về kim ngạch, trị giá xe nhập từ Thái Lan vào Việt Nam đạt 406,2 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và Hàn Quốc, một phần do dòng xe Thái Lan có giá bình dân.

Trước đó, một loạt nhà đầu tư Thái Lan cũng bỏ vốn mua lại cổ phần của các công ty chuyên sản xuất, phân phối xe hơi tại Việt Nam như Ton Poh ThaiLand Fund trở thành cổ đông lớn của Hoàng Huy, Chairatchakarn cũng nâng tỷ lệ sở hữu tại Ôtô Trường Long.


Dắt bò từ Ấn Độ về Việt Nam bán

Ngoài việc nhập lậu trâu bò từ Lào, Campuchia, Thái Lan, nay còn có hiện tượng dắt bò từ Ấn Độ đi qua các nước về Việt Nam.

Ngày 18/12, tại cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị hàng hóa thiết yếu cho dịp Tết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết,  ngoài việc nhập lậu trâu bò từ Lào, Campuchia, Thái Lan, còn có hiện tượng dắt bò từ Ấn Độ đi qua các nước về Việt Nam.

“Mỗi lần họ dắt từ vài chục con, đi vài tháng về đến Việt Nam, giao cho người dân nuôi một thời gian rồi giết mổ. Nếu không kiểm soát tốt, dịch bệnh rất dễ xảy ra. Do vậy, cần lưu ý việc kiểm soát dịch bệnh và nhập lậu gia súc, gia cầm, tránh gây ảnh hưởng đến nguồn cung”, ông Chinh nói.

Ông Chinh cũng cho biết thêm, tới Cao Bằng, quan sát trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông thấy có 14 xe chở lợn béo xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo ông, việc xuất khẩu lợn qua đường tiểu ngạch này giúp nông dân bán sản phẩm với giá cao, nhưng do không được đưa vào con số thống kê nên cần lưu ý để chỉ đạo, nhất là trong dịp Tết khi nhu cầu mua thịt lợn tăng cao.

Theo Cục Chăn nuôi, với mức giá lợn hơi 40.000-44.000 đồng một kg, giá gà công nghiệp lông 24.000-25.000 đồng một kg, người chăn nuôi có lãi nên đang tích cực tái đàn phục vụ dịp Tết sắp tới. Về thịt trâu bò, cùng với việc tăng đàn trâu bò ở trong nước, năm nay Việt Nam nhập gần 350.000 con trâu, bò sống về nuôi, vỗ béo, sẵn sàng cung ứng ra thị trường với giá cả và chất lượng khá tốt.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục