tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-07-2016

  • Cập nhật : 02/07/2016

Giá vàng tăng hơn 25% nửa đầu năm nhờ Brexit

Quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) của Anh, hay Brexit, giúp giá trị kim loại quý có bước nhảy lớn khi giới đầu tư đổ xô chạy về các tài sản an toàn như vàng, bạc.
gia vang tang hon 25% nua dau nam nho brexit

Giá vàng tăng hơn 25% nửa đầu năm nhờ Brexit

Theo CNBC, giá vàng thế giới đang hướng đến tuần tăng thứ năm, giao dịch ở mức trên 1.332,47 USD/ounce hôm 1.7. 2016 là một năm thuận lợi cho giới đầu tư vàng vì kim loại quý tăng hơn 25% từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, bạc được giao dịch ở hơn 19 USD/ounce, tăng 35% từ đầu năm.
Giá vàng đang được hỗ trợ bởi tâm lý tìm nơi trú ẩn an toàn sau sự kiện Brexit, theo Societe Generale. Ngân hàng này nâng dự báo giá cả ngắn hạn của cả hai kim loại quý. Vàng được cho là sẽ lên mốc 1.350 USD/ounce vào quý 4/2016, hơn nhiều so với dự báo trước đó là 1.150 USD/ounce. Việc giá trị bảng Anh sụt giảm cũng tác động đến vàng, vì nó làm tăng giá cả vàng tính bằng đồng bảng.
 
“Bảng Anh đã giảm 12% trong ngày vào ngày kết quả trưng cầu dân ý được công bố. Điều này thậm chí còn đẩy cao mức tăng giá vàng tính bằng đồng bảng, vốn đã lên 18% trong ngày 24.6 so với mức giá đóng cửa ngày giao dịch trước đó, đến 993 bảng mỗi ounce lần đầu tiên trong hơn ba năm qua”, chuyên gia Robin Bhar thuộc Societe Generale nói.
Tiền cũng đổ vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Từ khi kết quả trưng cầu dân ý ở Anh được đưa ra, 335 triệu USD đã chảy vào kim loại quý vì những mối lo ngại Brexit, theo giám đốc nghiên cứu chiến lược đầu tư James Butterfill tại hãng ETF Securities.(TN)

TP. Hồ Chí Minh: Buôn lậu và gian lận thương mại tăng gần 70%

Theo Ban chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ phát hiện tăng gần 70%.
anh minh hoa. nguon: internet.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Theo đó, số vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2016 là 13.868 vụ, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Lý do tăng chủ yếu là do số vụ vi phạm về gian lận thương mại tăng (trong tổng số 12.013 vụ vi phạm của 6 tháng đầu năm 2016 thì có đến 10.137 vụ gian lận thương mại do cơ quan Thuế kiểm tra, xử lý). Số vụ việc khởi tố hình sự trong 6 tháng đầu năm 2016 là 49 vụ, giảm 36% so vói cùng kỳ năm trước.

Tang vật vi phạm chủ yếu do các lực lượng đã kiểm tra, xử lý gồm: 8,306 kg cocain và heroin; 2.580 viên ma túy tổng hợp; 248.780 đơn vị sản phẩm thuốc tân dược, 70.655 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm, 15.200 USD và 3.780.000 JPY, 17 kg vàng; 175 kg sản phẩm động vật hoang dã; 100 m3 gỗ, 36 lóng gỗ; 1.501.198 kg hóa chất, 317.153m vải và 227.032 kg vải, 101.030 m2 gạch men, 41.408 đôi giày dép, 38.086 cái quần áo; 614.850 bao thuốc lá điếu ngoại nhập, 6.512 chai rượu, 95.970 kg, 859.424 cái, món đồ điện tử khác; 321.745 kg thực phẩm đông lạnh, 1.307.690 quả trứng gia cầm, 90.715 con gia cầm.

Trong 6 tháng cuối năm, Ban chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh đề ra một số giải pháp, như: Tiếp tục tăng cường đấu tranh với hiện tượng giả mạo hồ sơ, chứng từ để làm thủ tục hải quan, giả hồ sơ chứng từ để đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; Ngăn chặn kịp thời hàng hóa chuyển khẩu, chuyển cảng, quá cảnh không có giấp phép, sai khai báo;

Đẩy mạnh công tác thu thập, xử lý thông tin chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ, hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép tiền chất cũng như các chất ma túy qua các tuyến trọng điểm như sân bay, bưu điện; Đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng, thanh tra chuyên ngành, quận-huyện trong việc tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố.


Trung Quốc đang thắng Mỹ trong 'chiến tranh kinh tế'

Khi Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, nước này nhiều lần dùng tầm ảnh hưởng kinh doanh và tài chính để đạt được những gì họ muốn.
 trung quoc dang thang my trong 'chien tranh kinh te'

Trung Quốc đang thắng Mỹ trong 'chiến tranh kinh tế'

Vì lý do này, khi nhắc đến khía cạnh “chiến tranh kinh tế”, Trung Quốc đang thắng Mỹ. Đây là ý kiến của hai chuyên gia chính sách đối ngoại Robert Blackwill và Jennifer Harris, theo CNN.
Khi Na Uy trao cho ông Lưu Hiểu Ba giải Nobel Hòa bình năm 2010, Trung Quốc đột ngột giảm mua cá hồi từ nước bạn và tạm dừng các cuộc đàm phán thương mại. Lưu Hiểu Ba là người bị buộc tội “xúi giục chống phá nhà nước” Trung Quốc vào năm 2009.
Khi căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Philippines và Đại lục leo thang, Trung Quốc để chuối Philippines thối tại các cảng nước này. Bắc Kinh cũng trả đũa mạnh mẽ như thế bằng cách cắt đứt, hoặc đe dọa cắt đứt, mối quan hệ làm ăn với bất kỳ nước nào công nhận Đài Loan là một quốc gia trong những năm qua.
Trên đây là vài ví dụ mà hai nhà nghiên cứu Blackwill và Jennifer Harris chỉ ra trong quyển sách mới của họ: Chiến tranh bằng những cách khác. Quan điểm của họ rất đơn giản: Mỹ nên sử dụng chiến thuật tương tự như Trung Quốc, và làm tốt hơn. Hiện tại, Mỹ đang yếu thế.
“Dù có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, Mỹ quá thường xuyên chỉ với tới súng thay vì ví trong ứng xử quốc tế”, hai chuyên gia viết.
Trung Quốc không cần sử dụng các biện pháp trừng phạt để có những gì họ muốn. Nước này thường cung cấp các khoản vay và viện trợ cho các quốc gia như Venezuela - nước đang có mâu thuẫn với Mỹ. Bắc Kinh cũng đem quỹ đầu tư quốc gia của họ đi đầu tư tại những vùng mà họ muốn xây dựng mối quan hệ chính trị. Người Trung Quốc thậm chí còn tham gia vào “ngoại giao bóng đá, sân vận động” khi tài trợ và xây dựng các sân vận động mới, chủ yếu ở các nước châu Phi giàu tài nguyên mà Đại lục muốn có.
Mỹ đã từng quen với việc này. Hầu hết học sinh Mỹ biết rằng Thomas Jefferson, Tổng thống Mỹ thứ ba, nâng gần gấp đôi diện tích quốc gia bằng việc mua Cấu địa Louisiana vào năm 1803. Tổng thống Jefferson cũng không đến Paris (Pháp) với một đội quân, mà cầm theo sổ séc.
Tương tự, Tổng thống Mỹ thứ 16, ông Abraham Lincoln, đã dọa Anh quốc rằng nếu họ đứng về phía Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Mỹ, nước này sẽ mất hàng tỉ USD đổ vào tài sản Mỹ. Khi Anh xâm chiếm kênh đào Suez năm 1956, Dwight Eisenhower, Tổng thống Mỹ thứ 34, đe dọa sẽ khiến bảng Anh lao dốc nếu nước bạn không rút lui.
“Địa kinh tế có xu hướng dễ dàng hơn, rẻ hơn” so với một cuộc xung đột quân sự, Blackwill và Harris viết. Đây là lý do Trung Quốc, Nga và những nước khác đang đi theo hướng này.
Dù vậy, hai chuyên gia trên cho rằng 30 năm qua, Mỹ đa phần ngừng sử dụng địa kinh tế và thích dùng lực lượng quân sự hơn. Ngoại lệ duy nhất là các biện pháp trừng phạt ngăn cản một số nước, chẳng hạn như Iran.
Theo hai nhà nghiên cứu, đây là thời điểm đặc biệt quan trọng để thay đổi cách tiếp cận trên, khi các thị trường trở nên toàn cầu và các quốc gia đang xem xét lại mối quan hệ kinh tế nào quan trọng hơn với họ: với Mỹ hay là Trung Quốc?
Ý tưởng trên không xuất phát từ góc nhìn của riêng đảng Cộng hòa hay Dân chủ. Tác giả Robert Blackwill là quan chức cao cấp dưới thời Tổng thống George W. Bush, còn tác giả Jennifer Harris làm việc dưới chính quyền của Tổng thống Barack Obama.
Hẳn nhiên, giống như các chiến dịch quân sự, không phải lúc nào “chiến tranh kinh tế” cũng có hiệu quả. Trung Quốc đang học được bài này ở Nam Mỹ, khi kế hoạch xây đường tàu lửa lớn nối hai bờ biển đang gặp trục trặc vì bất ổn đến từ kinh tế và hệ thống chính trị Brazil. Toàn bộ số tiền Đại lục bơm vào Venezuela giờ đây cũng bị hoài nghi vì cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tuy vậy, Trung Quốc ít nhất vẫn đang có danh tiếng là người cho vay. Đây là danh hiệu đem lại cho họ rất nhiều quyền lực trên trường quốc tế. “Các nước có thể không sợ quân đội Trung Quốc, họ sợ khả năng cho phép hoặc từ chối thương mại, đầu tư của nước này”, Leslie Gelb, chủ tịch danh dự của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Ngoại giao năm 2010.(TN)

Brexit chưa phải là cơn bão thật sự

Theo nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu Karen Ward của ngân hàng HSBC, sự kiện Brexit, hay Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mới chỉ là sự bình tĩnh nhất thời trước cơn bão thật sự.
Theo Business Insider, có vô số báo cáo từ giới chuyên gia thuộc nhiều ngân hàng đầu tư trên thế giới nhắc đến cùng một câu chuyện trong tuần này: cuộc bỏ phiếu Brexit sẽ làm sụt giảm hoạt động kinh tế, xóa 1 điểm phần trăm hay hơn nữa trong GDP nước Anh.
Một số nhà kinh tế thậm chí còn cho rằng Anh đang tiến về một đợt suy thoái. Đơn cử, nhóm chuyên gia do nhà phân tích Ebrahim Rahbari thuộc Citi dẫn đầu cho hay GDP Anh sẽ giảm “mạnh” 3 điểm phần trăm trong vòng ba năm.
 
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu Karen Ward của ngân hàng HSBC lại cho rằng đây có thể là tin tốt.
Trong một lưu ý gửi các nhà đầu tư, bà Ward hạ dự báo tăng trưởng GDP khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) từ 1,5% xuống 1%. Mức tăng trưởng chậm cũng trầm trọng hóa vấn đề từng khơi gợi cho cuộc bỏ phiếu Brexit ngay từ đầu: tầng lớp nghèo nhất trong xã hội, những người bị đẩy ra khỏi tầng lớp tinh túy nhất trong nền kinh tế, có thể sử dụng sức mạnh của họ tại các thùng phiếu để gây khó khăn càng nhiều càng tốt.
chuyen gia karen wardhsbc

Chuyên gia Karen WardHSBC

Bà Ward cho rằng số đông cử tri Anh chọn Brexit có thể trở nên nghèo khổ hơn nếu nền kinh tế gặp khó, và sự tức giận của họ dành cho tầng lớp cao hơn thậm chí sẽ còn nhiều hơn hiện tại. Trong đoạn video gửi đến các khách hàng của HSBC, bà cho hay Brexit chỉ đơn thuần là sự “bình tĩnh nhất thời” trước khi điều gì đó tồi tệ hơn xảy ra.
“Chúng ta chưa giải quyết một số vấn đề cơ bản, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp cao, bất bình đẳng thu nhập. Đây là các yếu tố giúp những người theo chủ nghĩa dân túy trên khắp châu Âu. Như những gì chúng ta vừa chứng kiến ở Anh hồi tuần trước, những rủi ro này có thể thành sự thật, vì vậy sự kiện vừa qua vẫn còn là một sự bình tĩnh nhất thời”, bà Ward nhận định.
Dưới đây là đồ họa từ hãng nghiên cứu và tư vấn Eurasia Group, thể hiện các nước châu Âu có tình hình chính trị có vẻ ít ổn định nhất. Đảng cánh hữu và chống người nhập cư ở Slovakia, Pháp, Hà Lan, Đan Mach và Thụy điển đang đòi hỏi có cuộc trưng cầu dân ý của riêng mình.
nguy co anh huong chinh tri truc tiep tu su kien brexit: mau sac danh dau dam dan theo nguy co to chuc cuoc trung cau dan y ve viec di hay o lai eu cua cac nuoc con lai trong khoi 28 quoc gia 

Nguy cơ ảnh hưởng chính trị trực tiếp từ sự kiện Brexit: Màu sắc đánh dấu đậm dần theo nguy cơ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại EU của các nước còn lại trong khối 28 quốc gia 


Tỉ phú George Soros: ‘Brexit châm ngòi khủng hoảng tài chính’

Quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) của Anh, hay Brexit, vừa “tung ra” một cuộc khủng hoảng trên các thị trường tài chính, hệt như đợt khủng hoảng năm 2007 và 2008. Đây là ý kiến của nhà đầu tư nổi tiếng George Soros.
ti phu george soros

Tỉ phú George Soros

Theo Bloomberg, tỉ phú phát biểu như trên tại Nghị viện châu Âu ở Brussels (Bỉ). Ông Soros cho hay: “Điều này diễn ra chậm, nhưng Brexit sẽ đẩy nó tăng tốc. Nó có thể củng cố xu hướng giảm phát vốn đang phổ biến”.
Tỉ phú 85 tuổi nổi tiếng nhờ vụ bán khống đồng bảng Anh. Ông đã cược rằng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) buộc phải phá giá đồng bảng, rút đồng tiền này khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu hồi năm 1992. Ông kiếm được 1 tỉ USD từ đây.

Cách đây không lâu, ông cũng cảnh báo rằng đợt hạ cánh cứng ở Trung Quốc “là thực tế không thể tránh khỏi”, cho hay nền kinh tế được thúc đẩy bởi nợ của nước này tương tự như Mỹ thời kỳ khởi đầu khủng hoảng tài chính.
 
Hệ thống ngân hàng châu Âu vẫn chưa phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính và bây giờ, các nhà băng này sẽ được “thử thách”, ông Soros cho hay. Nhà đầu tư cũng cảnh báo trước cuộc trưng cầu dân ý ở Anh rằng đồng bảng có nguy cơ giảm hơn 20% so với đô la Mỹ nếu nước Anh chọn Brexit. Nội tệ Anh chạm đáy 31 năm hôm 24.6.
Tỉ phú Soros nói: “Quyết định của nước Anh đồng nghĩa với việc giả thuyết trở nên rất thật. Đồng bảng giảm giá, Scotland dọa sẽ tách khỏi Anh và một số người ủng hộ việc rời EU bắt đầu nhận ra tương lai u ám mà đất nước và chính họ phải đối diện. Ngay cả những người đứng đầu chiến dịch vận động Brexit cũng rút lại nhiều tuyên bố không trung thực về Brexit mà họ từng đưa ra”.
Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã tụt lại phía sau nhiều khu vực khác trên thế giới trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng tài chính. Ông Soros cho hay “các chính sách tài khóa hạn chế” là một phần lý do cho việc này và hiện khu vực phải đối mặt với cảnh suy thoái sắp xảy ra.
Tỉ phú đầu tư này còn kêu gọi EU không “trừng phạt” cử tri Anh trong khi bỏ qua mối quan tâm chính đáng của họ về những thiếu sót của EU. “Liệu các cử tri bất mãn ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Ý, Ba Lan và tất cả những nơi khác có thấy rằng EU đang có lợi cho cuộc sống của họ? Nếu câu trả lời là có, EU sẽ mạnh hơn nữa. Nếu câu trả lời là không, EU sẽ tan rã”, ông nói. 
 
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng  04-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-07-2016

    Biến tướng khó lường từ tiền ảo
    Tổ chức kiểm định không được kinh doanh ôtô
    Nhiều doanh nghiệp cấp tài khoản “rỗng” cho cơ quan thuế
    Ngân hàng 3.0 sẽ khiến hàng loạt nhân viên mất việc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-07-2016

    Đại gia thu hơn 20.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ bán mỳ gói cho người Việt
    Gần 63.000 tấn vải thiều Bắc Giang đã được xuất sang Trung Quốc
    Nhận biết chiêu “ve sầu thoát xác” của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán để tránh mất tiền
    Bán vốn tại công ty chuyên cung cấp bao bì cho Lọc dầu Dung Quất

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-07-2016

    Tiêu thụ mì ăn liền ở Việt Nam giảm mạnh
    Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm đáng kể
    Ông Medvedev: Nga có thể tự cung tự cấp để nuôi sống bản thân
    Xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc đạt 42 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-07-2016

    Anh không thể đàm phán thương mại với EU nếu chưa rời khối
    S&P hạ điểm tín dụng của EU sau Brexit​
    Marc Faber: Tất cả tiền giấy sẽ vô giá trị
    Doanh nghiệp Việt lỗ nghìn tỷ vì đồng yên tăng giá kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-07-2016

    Nigeria ký thỏa thuận cơ sở hạ tầng dầu, khí đốt trị giá 80 tỷ USD với Trung Quốc
    Saudi Arabia cắt giảm giá dầu Arab nhẹ sang châu Á
    Số liệu của Mỹ đưa ra hy vọng cho sản xuất; thị trường việc làm ổn định
    Xuất khẩu cà phê Sumatra của Indonesia trong tháng 6 giảm 69%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-07-2016

    Dự trữ ngoại hối tăng thêm 8,2 tỉ USD
    Forbes: Chứng khoán Việt Nam vững vàng trước bão Brexit
    Lào sẽ lập các kho dự trữ gạo
    700 tỉ đồng vốn vay ưu đãi từ PVcomBank dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ
    Lương công nhân tại Đông Nam Á tăng mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-07-2016

    Tổng thống Obama nói gì về giá dầu?
    Từ 1-7, cấm container chưa cân vào cảng
    Savills: Thị trường khách sạn Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2016
    Kho bạc Nhà nước tăng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ 2016
    Ngành nông nghiệp và khai khoáng phục hồi

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-07-2016

    Gần 90 container lốp xe tồn đọng tại cảng Cát Lái
    Tăng kịch trần thuế nhập khẩu một số máy móc cơ khí?
    Gần 70 dự án mời gọi đầu tư tại TP.HCM và ĐBSCL
    Thái Lan tiếp tục đấu giá 1,1 triệu tấn gạo dự trữ với giá cao
    Lãi suất huy động có thể tăng trong 6 tháng cuối năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-07-2016

    Hãng chocolate hàng đầu thế giới từ chối M&A 23 tỷ USD
    Masan nắm 100% vốn Anco, tăng sở hữu Vissan lên gần 30%
    Khách sạn Duxton Saigon được chuyển nhượng với giá 49 triệu USD
    PNJ lãi trước thuế trên 300 tỷ đồng, hoàn thành 66% kế hoạch năm
    Quỹ ngoại rót tiền vào thủy điện Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-07-2016

    Fed sẽ đảo ngược lộ trình và giảm lãi suất?
    Sản xuất Trung Quốc tiếp tục thu hẹp, chỉ số PMI thấp nhất 4 tháng
    Thượng Hải không còn là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Trung Quốc
    Phớt lờ Brexit, thị trường hàng hoá vẫn tăng mạnh nhất kể từ năm 2010
    Sản lượng dầu OPEC lập kỷ lục mới