Bộ Kế hoạch Đầu tư: Brexit có thể làm tăng hàng nghìn tỷ đồng nghĩa vụ trả nợ, kéo dài EVFTA
Đầu tư sản xuất giảm hạn chế tăng trưởng kinh tế Mỹ
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ
TTCK Việt Nam vào TOP 5 có mức tăng trưởng cao nhất thế giới
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-07-2016
- Cập nhật : 01/07/2016
ECB kêu gọi các ngân hàng toàn cầu hợp tác sau sự kiện Brexit
Hội nghị của ECB ở Sintra tương đương với Hội nghị thường niên của Fed tổ chức tại bang Wyoming của Mỹ.(VN+)
Tinh thần người tiêu dùng Đức tiếp tục sáng sủa hơn vào đầu tháng 7
Tháng 6: Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 29,8% so với cùng kỳ
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6/2016 đạt 700.446 lượt khách, giảm 7,5% so với tháng 5/2016 và tăng 29,8 % so với tháng 6/2015.
Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 628.138 lượt khách, chiếm 89,7% (tăng 49,9% so với tháng 6/2015); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 8.782 lượt khách, chiếm 1,3% (giảm 39,4% so với tháng 6/2015); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 63.526 lượt khách, chiếm 9,0% (giảm 40,2% so với tháng 6/2015).
Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016 đạt 4.706.324 lượt khách, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không là 3.920.076 lượt người, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2015; khách đến bằng phương tiện đường biển là 74.793 lượt người, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2015; khách đến bằng phương tiện đường bộ là 711.455 lượt người, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, so với cùng kỳ năm trước, hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó: Hồng Kông tăng 128,3%; Trung Quốc tăng 47,9%; tiếp đến là Thái Lan tăng 35,3%; Hàn Quốc tăng 34%; Italy tăng 30,1%; Thụy Điển tăng 24,7%; Anh tăng 24,6%, Tây Ban Nha tăng 22,7%, Hà Lan tăng 22,3%, …. Chỉ có thị trường khách du lịch Campuchia giảm 28,2%.
Ước tính số liệu khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 32,4 triệu lượt khách. Trong đó, khách lưu trú đạt 15,8 triệu lượt; Tổng thu từ khách du lịch đạt 200.339 tỷ đồng (tính theo mức chi tiêu mới dựa vào kết quả điều tra khách du lịch năm 2013), tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo Tổng Cục Du lich Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, ngành du lịch đã đẩy mạnh hoạt động Dự án EU (Dự án chương trình phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội) do Liên minh Châu Âu tài trợ. Dự án đã Gắn kết các hoạt động của các tổ công tác tại khu vực 3 tỉnh Duyên hải Miền Trung và 3 tỉnh Đồng Băng sông Cửu Long, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quan hệ đối tác công tư tại Quảng Ninh; Thực hiện E-marketing thông qua xây dựng trang web chuyên nghiệp, các phương triện truyền thông xã hội, các hỗ trợ tiện ích của Google và các trang thiết bị khác đặc biệt áp dụng cho các Tổ chức Quản lý Điểm đến thí điểm...;
Cùng với đó, dự án đã giới thiệu, triển khai phương pháp thống kê Tài khoản Vệ tinh Du lịch và áp dụng thử nghiệm phối hợp với Trung tâm Công nghệ Thông tin Du lịch, tỉnh Quảng Ninh và khối doanh nghiệp; Tăng cường quá trình phối hợp quản lý ngành Du lịch tại tất cả các Tổ chức Quản lý Điểm đến du lịch mục tiêu; thành lập các Ban điều phối Du lịch cấp tỉnh và các tổ công tác hoạt động tích cực; Xây dựng và triển khai việc phân cụm sản phẩm và lập tuyến điểm du lịch ưu tiên cùng với các tổ công tác tại các tỉnh Duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và bắt đầu đưa các tổ công tác tại các tỉnh khu vực Bắc miền Trung đi vào hoạt động từ tháng 05/2016.(TBKD)
Bội chi ngân sách 6 tháng ước khoảng 83 ngàn tỷ đồng
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/06/2016 ước tính đạt 425.6 ngàn tỷ đồng, bằng 42% dự toán năm.
Trong đó, thu nội địa đạt 343.8 ngàn tỷ đồng, bằng 44%; thu từ dầu thô 17.7 ngàn tỷ đồng, bằng 33%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 63 ngàn tỷ đồng, bằng 37%, thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết.
Riêng thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt thấp chủ yếu do giá dầu thô, sản phẩm hóa dầu xuất khẩu giảm mạnh và tác động của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Trong thu nội địa, một số khoản thu đạt khá so với dự toán như thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 70.6 ngàn tỷ đồng, bằng 49%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 68.7 ngàn tỷ đồng, bằng 43%; thuế thu nhập cá nhân đạt 32 ngàn tỷ đồng, bằng 51%; thuế bảo vệ môi trường 18 ngàn tỷ đồng, bằng 47%; thu tiền sử dụng đất 34 ngàn tỷ đồng, bằng 68%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/06/2016 ước tính đạt 508.5 ngàn tỷ đồng, bằng 40% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 74.5 ngàn tỷ đồng, bằng 29%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 363.4 ngàn tỷ đồng, bằng 44%; chi trả nợ và viện trợ đạt 68 ngàn tỷ đồng, bằng 44%.
Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước tính đến giữa tháng 6/2016 ước khoảng 83 ngàn tỷ đồng.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 7,5%
Tổng cục Thống kê cho biết tính chung 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 7.6%; quý 2 tăng 7.5%), thấp hơn nhiều mức tăng 9.7% của cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6 ước tính tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 6.1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11.3%; sản xuất và phân phối điện tăng 10.8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7.6%.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 7.6%; quý 2 tăng 7.5%), thấp hơn nhiều mức tăng 9.7% của cùng kỳ năm 2015.
Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 10%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11.7%, ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8%, riêng ngành khai khoáng giảm 2.2% (chủ yếu do khai thác dầu thô giảm 6.1%).
Trong 6 tháng đầu năm, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như sản xuất kim loại tăng 19.7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học 18%; sản xuất xe có động cơ 15%; dệt 15%... Riêng khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 3.7%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như ti vi tăng 70%; ô tô 27%; thép cán 23%; thép thanh, thép góc 22%; thức ăn cho gia súc 18%; xi măng 18%; sắt, thép thô 15%... Một số sản phẩm có chỉ số giảm so với cùng kỳ năm trước như xe máy giảm 0.5%; phân u rê 4.2%; giày, dép da 4.5%; đường kính 5%; dầu thô khai thác 6.1%; điện thoại di động giảm 7.2%; phân hỗn hợp (NPK) 9.6%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/6/2016 tăng 9% so với cùng thời điểm năm 2015 (thấp hơn mức tăng 11.8% của cùng thời điểm năm trước). Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm như sản xuất đồ uống giảm 9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 15.5%; sản xuất thiết bị điện 23%; sản xuất thuốc lá 34.5%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 53%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với mức tăng chung như sản xuất xe có động cơ tăng 115%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học tăng 70%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 33%, chế biến thực phẩm tăng 16%.