tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 20-12-2015

  • Cập nhật : 20/12/2015

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu than đá Việt Nam

Sau 11 tháng, Nhật Bản đã vươn lên trở thành đối tác nhập thang hàng đầu của Việt Nam, thay thế Trung Quốc.

Việc Trung Quốc giảm nhập khẩu than đá là một trong những nguyên nhân khiến sản lượng xuất khẩu than đá của Việt Nam 11 tháng đầu năm giảm gần 75% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,68 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu cũng tương ứng giảm 65%, với trị giá 178 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

trung quoc giam manh nhap khau than viet nam.

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu than Việt Nam.

Một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đánh giá kỷ nguyên vàng của than đá Trung Quốc dường như đã qua. Trung Quốc vốn là quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới nhưng sức tiêu thụ đang yếu đi vì nước này chuyển dịch sang nền kinh tế ít tiêu thụ năng lượng, nhằm giải quyết nạn ô nhiễm môi trường, khói mù đang hoành hành ở các thành phố lớn.

IEA dự báo nhu cầu than của Trung Quốc sẽ giảm xuống mức 2,64 tỷ tấn vào năm 2020 so với mức gần 2,85 tỷ tấn trong năm 2014.

Như vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này không còn là đối thác nhập khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam, thay vào đó là Nhật Bản. 11 tháng đầu năm, quốc gia "Mặt trời mọc" nhập 630.000 tấn than, kim ngạch 69 triệu USD; tiếp theo là Hàn Quốc với 262.000 tấn, trị giá 23,8 triệu USD...

Mặt khác, do nguồn cung sắt thép trong nước đang dồi dào, Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu sang các nước lân cận. Việt Nam 11 tháng đầu năm đã nhập từ nước này 8,4 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 58% và chiếm 61% tổng lượng sắt thép nhập về. Nhập khẩu các sản phẩm từ sắt thép cũng đạt 1,23 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.


Đề xuất phạt 150 triệu với dự án chậm giao nhà

Đây là một trong những đề xuất tại dự thảo Thông tư về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến.

Theo đó, cơ quan soạn thảo đề xuất nếu chủ đầu tư triển khai xây dựng dự án chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị phạt ở mức 120-150 triệu. Đây cũng là mức phạt áp dụng với hành vi không làm thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ hoặc không cung cấp hồ sơ, giấy tờ pháp lý liên quan cho người mua, thuê mua nhà ở.

Mức phạt tối đa 300 triệu đồng sẽ áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư bàn giao nhà khi chưa kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực hoặc bàn giao nhà, công trình khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án được phê duyệt. Đối với trường hợp dự án giao nhà, công trình xây thô, chủ đầu tư chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài cũng bị xử phạt như trên.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến chứng chi hành nghề môi giới bất động sản, mức phạt từ 10-15 triệu đồng. Các vi phạm bao gồm việc kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản mà không có chứng chỉ hoặc chứng chỉ đã hết hạn, việc tẩy xóa, sữa chữa, cho mượn, cho thuê chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định phạt về việc các chủ đầu tư khởi công không giấy phép, bán bất động sản không đủ điều kiện, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác hồ sơ.


Vingroup giảm sở hữu cổ phần tại Triển lãm Giảng Võ

Việc giảm sở hữu trong công ty con, theo thông báo của Vingroup, là nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư cùng tham gia Công ty Trung tâm hội chợ triển lãm.

Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) vừa thông báo bán 15,8 triệu cổ phần, tương ứng 9,42% vốn điều lệ của Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam - đơn vị đang sở hữu Trung tâm triển lãm Giảng Võ.

trung tam trien lam giang vo la noi to chuc nhieu hoi cho, trien lam lon.

Trung tâm Triển lãm Giảng Võ là nơi tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm lớn.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22/12/2015 đến 20/1/2016 theo phương thức khớp lệnh. Dự kiến, cổ phiếu VEF của Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam sẽ chào sàn UpCom ngày 22/12 tới và các cổ phiếu tự do chuyển nhượng sẽ được giao dịch trên sàn này.

Nếu bán thành công gần 16 triệu cổ phiếu nêu trên, Vingroup sẽ giảm sở hữu xuống 133,3 triệu cổ phần, tương ứng 80% vốn điều lệ. Mục đích của giao dịch này là giảm sở hữu của Vingroup trong công ty con và thu hút thêm các nhà đầu tư cùng tham gia vào Công ty Trung tâm hội chợ triển lãm.

Trước đó, theo phương án cổ phần hóa ban đầu, Công ty Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam có vốn điều lệ dự kiến 1.666 tỷ đồng, trong đó Nhà nước sở hữu 10% cổ phần, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 80% cổ phần (hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm), còn lại bán đấu giá ra thị trường.

Tuy nhiên, phiên đấu giá ra công chúng của công ty không thành công đã khiến phía Vingroup phải nhận chuyển nhượng thêm 9,42% vốn, đạt tỷ lệ sở hữu 89,42%. "Việc mua thêm 9,42% không nằm trong kế hoạch ban đầu của Vingroup và do đây là một dự án đầu tư dài hơi, đòi hỏi cam kết tài chính và đầu tư lớn trong nhiều năm", đại diện doanh nghiệp lý giải, đồng thời cho biết việc chào bán cổ phần sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhà đầu tư đảm bảo tính minh bạch cho hoạt động, trong khi không ảnh hưởng đến cam kết và quyền kiểm soát.

Công ty Trung tâm triển lãm Việt Nam có trụ sở tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, trên khu đất rộng gần 7ha với hệ thống nhà trưng bày, phòng hội thảo cùng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có thể tổ chức những cuộc triển lãm có quy mô tầm cỡ quốc tế hoặc cùng lúc tổ chức nhiều sự kiện khác nhau.

Ba năm qua, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ dao động 3-6,2 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần khoảng 1,6-9%.


Giá cổ phiếu thấp kỷ lục, Bầu Đức mất hơn 3.600 tỷ đồng

Giá cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai vừa ghi nhận mức thấp kỷ lục từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2008.

Những phiên giao dịch cuối đang dần khép lại một năm 2015 đáng quên của cổ phiếu HAG. Tính đến ngày 18/12, mã này mất giá trên 49% so với đầu năm, về 11.300 đồng mỗi đơn vị. Đây cũng là mức đáy của giá cổ phiếu HAG từ khi niêm yết năm 2008.Trong năm 2015, cổ phiếu HAG hầu như chỉ ghi nhận diễn biến giảm giá và đi ngang, số phiên tăng điểm chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cuối tháng 6, Bầu Đức đã mua vào 6 triệu đơn vị để nâng sở hữu lên gần 347,8 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 44,03% vốn điều lệ của Hoàng Anh Gia Lai. Dù vậy, việc giá cổ phiếu lao dốc khiến tài sản của Bầu Đức bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng. Tính đến 18/12, tài sản cổ phiếu của ông còn tương ứng gần 3.930 tỷ đồng, giảm hơn 3.600 tỷ đồng so với cuối năm 2014.

2015 la mot nam day song gio cua bau duc tren thuong truong.

2015 là một năm đầy sóng gió của Bầu Đức trên thương trường.

Là một năm sôi động và nhiều thành quả với Bầu Đức trong bóng đá nhưng 2015 cũng là khoảng thời gian khó khăn với ông trên mặt trận kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế quý III của Hoàng Anh Gia Lai chỉ đạt 429 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, dù doanh thu tăng 117%, đạt 5.203 tỷ đồng song lợi nhuận của tập đoàn vẫn giảm gần 19% xuống 1.342 tỷ đồng. So với kế hoạch 2.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp đã hoàn thành 72% mục tiêu.

Trong khi đó, tính đến 30/9, tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai đạt 47.603 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Tổng nợ phải trả là 30.722 tỷ đồng, tăng gần 48% so với con số 20.929 tỷ đồng hồi đầu năm. Riêng nợ ngắn hạn đã vượt 13.000 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 17.600 tỷ đồng.

Để giải quyết việc này, Hoàng Anh Gia Lai đã giao Ban Tổng giám đốc rà soát hiệu quả sử dụng vốn đối với tất cả khoản vay; tiến hành làm việc với các trái chủ, tổ chức tín dụng để đưa ra các phương án tái cấu trúc kỳ hạn vay phù hợp. Từ đó, công ty sẽ quản lý dòng tiền tốt hơn, tránh áp lực thanh khoản ngắn hạn và phù hợp với các nguồn thu dài hạn của tập đoàn.

Năm 2015, Credit Suisse - nhà đầu tư ngoại từng có nhiều năm gắn bó với Hoàng Anh Gia Lai cũng bán ra một lượng lớn cổ phiếu HAG, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 33,9 triệu cổ phần và không còn là cổ đông lớn của tập đoàn này.

Mới đây, Hoàng Anh Gia Lai cũng đưa ra một quyết định chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam là phát hành cổ phiếu của công ty con để trả cổ tức cho công ty mẹ. Cụ thể, theo nghị quyết ban hành đầu tháng 12, doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu HNG (công ty con) để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng cho cổ đông của công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai. Khoản cổ tức này từng được lên kế hoạch trả bằng 118 triệu cổ phần HAG phát hành thêm (tương đương tỷ lệ cổ tức 15%).

2015 cũng là năm Bầu Đức vướng vào nhiều tin đồn về việc Hoàng Anh Gia Lai vỡ nợ, khiến cổ phiếu của tập đoàn lao dốc mạnh. Để ngăn chặn, doanh nhân này phải lên tiếng phủ nhận và tuyên bố sẽ báo cáo cơ quan chức năng xử lý người tung tin. Trước tình trạng cổ phiếu lao dốc khi đó, Hoàng Anh Gia Lai cho biết sẽ mua thêm 10 triệu cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành công do tập đoàn cần tập trung vốn cho các dự án trọng điểm.

Điểm sáng nhất của Hoàng Anh Gia Lai trong năm qua là đưa cổ phiếu HNG của Công ty Nông nghiệp quốc tế (vốn điều lệ hơn 7.000 tỷ đồng) chào sàn HOSE ngày 20/7 với giá 28.000 đồng. Đồng thời, nguồn thu từ bán bò của Hoàng Anh Gia Lai cũng được ghi nhận khả quan và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn.


Sản lượng rượu sản xuất của các DN rượu VN giảm sút

Hiệp hội Bia rượu nước giải khát VN công bố rượu dân tự nấu mỗi năm hơn 223 triệu lít, gấp 2 lần rượu công nghiệp và rượu nhập khẩu (khoảng 100 triệu lít/năm).

Sẽ yêu cầu dán nhãn cảnh báo sức khỏe với rượu. Đó là công bố của ông Phan Chí Dũng, vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Bộ Công thương, tại tọa đàm về “văn hóa uống” ngày 18-12 của Hiệp hội Bia rượu nước giải khát VN (VBA).

Theo ông Dũng, để thực hiện cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới đối với tác hại của việc lạm dụng rượu bia, sắp tới VN sẽ có thay đổi trong quản lý các sản phẩm này theo hướng chặt hơn.

Cụ thể, dự kiến Quốc hội sẽ ban hành Luật phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia.

Theo đó, sẽ yêu cầu dán nhãn cảnh báo sức khỏe (giống thuốc lá), hạn chế hình thức khuyến mãi, hạn chế quảng cáo với rượu dưới 15 độ, hạn chế việc tài trợ (trừ viện trợ nhân đạo được cho phép nhưng không công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng). Trong đó có việc hạn chế bán rượu tại các địa điểm nhạy cảm như bệnh viện, trường học, 
nơi công cộng...

Theo báo cáo của VBA, từ năm 2011 sản lượng rượu sản xuất của các doanh nghiệp rượu VN giảm sút liên tục.

Nhiều doanh nghiệp rượu lao đao. Trong khi đó, VBA công bố rượu dân tự nấu mỗi năm hơn 223 triệu lít, gấp 2 lần rượu công nghiệp và rượu nhập khẩu (khoảng 100 triệu lít/năm).


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-12-2015

    Đàm phán WTO đạt thỏa thuận đột phá
    Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động xếp hạng thấp
    TP.HCM: Hàng tết dồi dào, khó biến động giá
    Nhiều hợp tác xã TP.HCM thua lỗ chờ giải thể
    TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép lấn biển làm khu đô thị

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-12-2015

    Đà Nẵng: Một doanh nghiệp khởi kiện Hải Quan ra toà
    Ngành công nghiệp phục vụ cái chết kiếm hàng tỷ USD tại Nhật
    BIDV lo không đủ điều kiện làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
    Xuất khẩu gỗ lội ngược dòng
    Thịt bò Kobe giá 3 triệu đồng/kg

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-2015

    DN tư nhân bước vào cuộc chơi TPP với thế yếu
    WB thêm chỉ tiêu đánh giá, ngành thuế lo?
    Giao dịch liên ngân hàng tăng mạnh, NHNN bơm ròng hơn 700 tỷ đồng trên OMO
    Thái Lan thế chân Hàn Quốc xuất nhiều ôtô nhất sang Việt Nam
    Dắt bò từ Ấn Độ về Việt Nam bán

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-12-2015

    TPHCM: Đầu tư hơn 4.600 tỉ đồng xây dựng cụm cảng trung chuyển mới
    Khánh thành Thủy điện Đồng Nai 5
    FTA Việt Nam-Hàn Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12
    "Trong 3h đồng hồ có 14 xe lợn béo được xuất sang Trung Quốc"
    Quảng Ninh tiếp tục mời gọi FLC đầu tư

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-12-2015

    'Thuế ngành dệt may vào Mỹ cao nhất trong các nước TPP'
    Khó tiếp cận đầu tư công trong nông nghiệp
    Thêm DN Hàn Quốc đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
    Sau Trung Quốc, hàng Thái Lan đang "đổ bộ" vào Việt Nam
    Tập đoàn Xăng dầu công bố quỹ bình ổn giá còn dư 2.282 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-12-2015

    Lập hai sổ kế toán sẽ bị coi là phạm pháp
    Cảnh báo bò Ấn nhập lậu theo đường bộ
    Tân Hoàng Minh làm đường 746 tỷ đồng, đổi khu đất khoảng 20ha
    CEO Google đến Việt Nam ngày 22/12
    TPP sẽ tiết kiệm cho dệt may, da giày Việt Nam hơn tỷ USD tiền thuế vào Mỹ hàng năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-12-2015

    FBI đưa kẻ đội giá thuốc bị ghét nhất mạng xã hội ra tòa
    FED tăng lãi suất ảnh hưởng rất ít đến VN
    Làm ăn kiểu may rủi
    Khó cạnh tranh với “con cưng” của các bộ
    Tôm Thái Lan đối mặt nguy cơ bị tẩy chay

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-12-2015

    Tại sao Việt Nam phải đi đàm phán nhiều hiệp định FTA?
    Dòng tiền bị rút ra trong ngắn hạn, chứng khoán mất 9 điểm
    Máy biến thế xuất khẩu từ Việt Nam thoát án thuế của Úc
    "Nô lệ" chế biến thủy sản ở Thái Lan làm việc ra sao?
    Thực phẩm biến đổi gen phải ghi trên nhãn mác

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-12-2015

    S&P: Thu hút đủ vốn FDI, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc
    Đảm bảo tính chặt chẽ khi cổ phần hóa DN quy mô lớn
    Giá dầu “chạm đáy”, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam “mất” bao nhiêu?
    Dầu mỏ của Mỹ có khả năng sẽ tràn ngập thị trường quốc tế
    Gạo lậu Thái Lan đổ về Sài Gòn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-12-2015

    Cổ phần hóa Tập đoàn cao su trong năm 2016
    Phí và lệ phí sẽ minh bạch hơn từ 1/1/2017
    Đà Nẵng hủy nhiều dự án có chủ đầu tư Trung Quốc
    Sắt thép Trung Quốc vẫn “ồ ạt” tràn vào Việt Nam